Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
Soạn ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 1 trang 39
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện là nội dung các em học sinh sẽ được học tại bài học trang 39 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tập 1 bộ kết nối tri thức. Để viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11, các em cần đi sâu hơn vào việc phân tích đánh giá tính nghệ thuật của tác phẩm truyện. Sau đây là mẫu soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện trang 39 SGK Văn 11 KNTT, mời các em cùng tham khảo.
Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện trang 39
Câu 1. Giới thiệu tác phẩm và phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích.
- Giới thiệu tác phẩm: Đời thừa là một truyện ngắn nổi bật của Nam Cao trong mảng đề tài về người trí thức. Tác phẩm đánh giá sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn và thường được xem như một tuyên ngôn của Nam Cao về văn học.
- Phương diện nghệ thuật của tác phẩm mà bài viết sẽ đi sâu phân tích là giá trị về mặt tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật tự sự của tác phẩm Đời thừa.
Câu 2. Mô tả và đánh giá cách Nam Cao tạo truyện kể
- Đời thừa có cấu trúc của truyện ngắn điển hình. Toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau với sự kiện trung tâm là trận say rượu của nhà văn Hộ. Truyện cũng không được thuật lại theo trình tự thời gian. Mở đầu bằng dòng hồi tưởng của Hộ rồi quay lại cảnh hiện tại. Đây là một cách phá vỡ trật tự sự kiện điển hình trong văn chương.
- Đánh giá: Cách tạo truyện kể của Nam Cao khá độc đáo và tinh tế. Từ lối truyện ngắn truyền thống, ông thay đổi trật tự của câu chuyện, kể chuyện theo dòng hồi tưởng của nhân vật Hộ đan xen với những chi tiết hiện tại đã làm nổi bật nên niềm say mê lớn nhất của nhân vật đó là đọc sách. Để từ đó giúp người đọc hiểu được con người tài hoa ấy, khi bị hoàn cảnh vùi dập đã tha hóa, khổ đau như thế nào.
Câu 3. Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể và điểm nhìn)
- Ngôi kể: truyện sử dụng ngôi kể thứ ba
- Điểm nhìn trần thuật: điểm nhìn từ bên trong, gắn với ý thức của nhân vật. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc họa nhân vật có nội tâm và tư tưởng như Hộ.
Câu 4. Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật
- Trong tác phẩm, nhân vật Hộ vốn là người có tư tưởng, hoài bão văn chương lớn lao của mình. Nhưng chính vì dòng đời, vì lẽ sống kiếm tiền nuôi vợ con của mình, anh phải bán đứng lý tưởng văn chương của mình và từ đó dẫn đến sự tha hóa về nhân cách trong con người anh. Một con người với nội tâm phức tạp, khó hiểu như vậy nhờ vào việc sử dụng ngôi thứ ba sẽ giúp người đọc dễ dàng nắm bắt được diễn biến tâm lí của nhân vật. Từ hồi tưởng về quá khứ, nghĩ về những năm tháng hoàng kim của đời mình, rồi đến hiện thực tàn khốc rồi hiểu ra chính mình trong cơn say… tất cả làm nổi bật nên nội tâm của một người đang bị giằng xé khi phải lựa chọn trước lý tưởng văn chương thanh cao của bản thân và nỗi lo về cơm ăn, áo mặc trong cuộc sống.
- Kết hợp với việc lựa chọn điểm nhìn bên trong, gắn với ý thức của từng nhân vật đã giúp cho việc miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả được rõ ràng. Một người luôn mang trong mình hoài bão lớn, lý tưởng lớn về văn chương nhưng chịu đựng nỗi lo về cơm áo gạo tiền mà trở lên tha hóa về nhân cách, làm khổ vợ con. Nội tâm anh luôn đấu tranh mạnh mẽ về điều này. Khi say rượu, anh thú nhận với Tứ nhưng Tứ không trách anh mà ngược lại nhận lỗi về mình bởi cô nghĩ rằng bởi nỗi lo toan về cuộc sống đã biến một con người tài hoa, vốn yêu văn chương bằng cả mạng sống trở thành một tên nát rượu, đánh đập vợ con. Cô thương cho người chồng bị cái khổ vùi dập mà không nỡ trách anh, chỉ dám nhận lỗi về mình. Đến đây, tác giả đã thành công sử dụng điểm nhìn bên trong để soi chiếu từng nhân vật cùng cách trần thuật hướng nội đã góp phần làm rõ được tính cách của hai nhân vật, một người nhận ra được lỗi lầm của mình và một người với lòng vị tha sâu sắc. Đó chính là tình cảm, sự cảm thông của những con người nghèo khổ với nhau.
Câu 5. Chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm với nhà văn
Người kể chuyện được coi là hóa thân của Nam Cao trong câu chuyện Đời thừa. Bởi trong truyện, bên cạnh việc đồng cảm với hoàn cảnh, sự ăn năn hối lỗi của Hộ người kể chuyện cũng đanh thép, nghiêm khắc thể hiện qua cách xưng hô với nhân vật này về sự lầm tưởng của anh ta. Anh ta thực ra không tài giỏi như anh ta nghĩ, anh nghĩ rằng mình đang cưu mang Tứ nhưng thực chất là đang dày vò cô. Anh tâm tâm niệm niệm về ý nghĩa văn chương của mình nhưng lại xa rời với hiện thực của cuộc sống, và đó là sai lầm của anh. Tác giả hay chính người kể chuyện mỉa mai, nên án sự ngộ nhận trong cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ và chỉ ra sai lầm trong nhận thức của anh từ đó để anh thấy được lỗi lầm của mình.
Câu 6. Đánh giá giá trị của tác phẩm
Tác phẩm Đời thừa của Nam Cao vừa nhân đạo và vừa có giá trị phê phán sâu sắc. Một mặt ông đồng cảm với những người tự nhìn nhận được lỗi lầm của mình. Nhưng mặt khác, ông phê phán những người trí thức đánh mất chính mình vì hoàn cảnh. Đồng thời, ông cũng phê phán gay gắt cái xã hội mục nát, đẩy con người vào tình thế éo le, nơi mà mọi thứ đều bị đổ lỗi cho hoàn cảnh, và ở đó, lí tưởng, khát vọng lớn của con người bị hy sinh, tha hóa bởi những thứ nhỏ nhặt trong đời sống. Nam Cao thể hiện đúng bản chất của mình như Nguyễn Minh Châu nói “tấm lòng thương đời nhất” và “con mắt nhìn đời ác nhất”.
Câu 1 trang 43 SGK Ngữ Văn 11 tập 1 KNTT
Nghệ thuật tự sự của Nam Cao trong truyện ngắn Đời thừa có những phương diện đáng chú ý nào?
Trả lời
Nghệ thuật tự sự của Nam Cao được thể hiện trên nhiều phương diện nhưng trong đó đáng chú ý nhất là về điểm nhìn và lối trần thuật của tác giả. Với điểm nhìn từ bên trong, soi chiếu rõ nội tâm nhân vật kết hợp với lối trần thuật hướng nội giúp tác giả thể hiện tốt nhất nội tâm đang đấu tranh, giằng xé để nhận ra lỗi lầm của nhân vật Hộ. Anh yêu văn chương, sống với lý tưởng thanh cao nhưng nằm trên nỗi lo về mưu sinh, kiếm sống, anh không thể theo đuổi nó một cách trọn vẹn mà phải rẽ hướng rồi bị tha hóa. Quá trình biến đổi, rồi cả những dòng hồi tưởng về quá khứ hoàng kim đều được tác giả khắc họa một cách rõ nét nhất dưới góc nhìn của nhân vật và đánh giá của tác giả. Sự nhất quán giữa điểm nhìn và lối trần thuật giúp lời văn của tác giả trở nên chân thực, giá trị biểu cảm và ý nghĩa truyền tải được rõ nét hơn. Đây cũng là một điểm quan trọng góp phần làm nên thành công lớn của tác phẩm.
Câu 2 trang 43 SGK Ngữ Văn 11 tập 1 KNTT
Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đã đi theo trình tự nào?
Trả lời
Khi phân tích từng phương diện làm nên sức hấp dẫn của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa, tác giả đi theo trình tự diễn biến tâm lý của nhân vật. Toàn bộ câu chuyện là diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với trận say rượu của nhà văn Hộ là trung tâm. Tác giả men theo tâm lý của nhân vật để đưa ra một trình tự truyện hết sức hợp lý. Mở đầu truyện là dòng hồi tưởng của văn Hộ về những ngày tháng hoàng kim, khi mà anh vẫn có thời gian, tâm trí để đọc sách, viết bài mà không bị trói buộc – những ngày tháng anh được sống đúng với đam mê, sở thích của chính mình. Rồi sau đó tác giả quay về với hiện tại, một hiện thực tàn khốc khi Hộ cảm thấy quá mệt mỏi với cuộc sống và tìm đến rượu. Anh chán ngán những ngày tháng viết bài để kiếm sống, từ chối sự dễ dãi của xã hội đối với những bài viết của anh, căm hận bản thân vì đã đánh mất lý tưởng văn chương ban đầu để chạy theo nỗi lo về cơm áo, gạo tiền. Để từ đó, anh nhận ra lỗi lầm của bản thân, bày tỏ với Từ. Trình tự sắp xếp sự kiện như vậy là hết sức hợp lý, phù hợp với tâm lý của từng nhân vật trong truyện.
Câu 3 trang 43 SGK Ngữ Văn 11 tập 1 KNTT
Bạn có thể học hỏi được điều gì từ cách phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự trong Đời thừa? Điều gì ở bài viết chưa làm bạn thỏa mãn?
Trả lời
- Học hỏi: Khi biết bài văn phân tích các phương diện của nghệ thuật tự sự cần phải nêu được giá trị của văn bản, chỉ ra phương diện nghệ thuật cần đánh giá. Mô tả và nêu vai trò chức năng của nó. Chỉ ra được thái độ của nhân vật và đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nó.
- Bài viết chưa đánh giá hiệu quả nghệ thuật của nghệ thuật tự sự.
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11
Nghệ thuật kể chuyện trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thach Lam
Mở đầu: giới thiệu về tác giả Thạch Lam và tác phẩm “ Hai đứa trẻ”
- Tác giả Thạch Lam: là thành viên chính của nhóm Tự lực văn đoàn. Ông quan niệm văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người.
- Tác phẩm “Hai đứa trẻ”: tiêu biểu cho giọng văn Thạch Lam nhẹ nhàng, thâm trầm, sâu sắc. Tác phẩm có sự kết hợp giữa yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình
b. Triển khai:
- Nêu ngắn gọn nội dung tác phẩm (Câu chuyện được kể): cốt truyện đơn giản viết về cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc, tàn lụi của những người dân nơi phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng 8. Qua đó, nhà văn đã thể hiện sự trân trọng đối với những khát khao đổi đời dù rất mong manh, mơ hồ của họ thông qua cảnh đợi tàu của chị em Liên và An – nhân vật chính của truyện
- Ngôi kể, điểm nhìn nhân vật:
- Ngôi kể: ngôi thứ 3
- Điểm nhìn nhân vật: Điểm nhìn bên trong để miêu tả tâm hồn Liên một cách tinh tế, sâu sắc từ đó tác giả có thể đi sâu khai thác tâm trạng và cảm xúc, sự biến đổi tinh tế trong suy nghĩ của nhân vật. Tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu của Liên khi thương xót cho những đứa trẻ không có tiền, mày mò tìm kiếm, nhặt nhạnh cái gì trong bãi rác. ..
+ Điểm nhìn không gian: điểm nhìn từ xa đến gần, từ khái quát trên diện rộng đến cụ thể (cách miêu tả cảnh chợ tàn, chuyến tàu…)
+ Điểm nhìn thời gian: có sự thay đổi linh hoạt từ cái nhìn đầy quẩn quanh, bế tắc trong hiện tại hướng đến quá khứ hạnh phúc và mơ ước tương lai tươi sáng nhưng mơ hồ ở phía trước của chị em Liên cũng như người dân phố huyện qua đó làm nổi bật lên sự thương cảm sâu sắc của tác giả đối với những kiếp người nhỏ bé trước cách mạng.
- Lời trần thuật: kết hợp linh hoạt giữa lời trần thuật của người kể chuyện và lời nhân vật. Lời người kể chuyện chủ yếu miêu tả cảnh vật và con người. Lời nhân vật là những đối thoại rời rạc, chủ yếu mang tính xác nhận, phụ họa gợi ra không khí buồn tẻ, nhịp sống đều đều bình lặng của phố huyện nghèo….
- Giọng điệu trần thuật: giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ, nhẹ nhàng, chậm rãi, man mác buồn với những câu văn dài. Ngôn ngữ trần thuật giản dị, giàu hình ảnh, giàu chất thơ thể hiện sự thương cảm của tác giả đối với kiếp người nghèo khổ
- Nhận xét về vai trò, ý nghĩa của nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm: Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” với nghệ thuật kể chuyện đặc sắc, giọng văn cảm xúc và nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan đã tái hiện một cách chân thực cuộc sống nghèo đói, bế tắc của người dân trước cách mạng. Với việc lựa chọn điểm nhìn trần thuật linh hoạt được đặt vào nhân vật Liên – một cô bé mới lớn, giàu lòng trắc ẩn và rất tinh tế, ngôn ngữ kể chuyện nhẹ nhàng khiến tác phẩm có sức lan tỏa sâu sắc vào tâm trí người đọc như những mạch nước ngầm trong mát, dịu ngọt.
c. Kết luận: “Hai đứa trẻ” – Một cốt truyện đơn giản và nghệ thuật tự sự tài tình trong việc lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn, lời trần thuật…đã khơi dậy cho người đọc những cảm xúc thuần khiết nhất. Thạch Lam đã có những chất liệu nghệ thuật vô cùng hoàn hảo để giúp tác phẩm vượt ra khỏi sự trói buộc của lối văn chương cũ để thể hiện cái tài riêng nổi bật của chính nhà văn..
Nghị luận phân tích những đặc điểm trong cách kể chuyện trong Cái chết của con Mực
MB:
-Giới thiệu truyện kể: “Cái chết của con Mực” là một trong những truyện ngắn hay, chứa đựng nhiều thông điệp sâu sắc của nhà văn Nam Cao Tác phẩm đánh dấu sự chín muồi trong tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.
- Không chỉ có giá trị về tư tưởng, “Cái chết của con Mực” còn đặc sắc về nghệ thuật tự sự.
TB:
- Mô tả và đánh giá cách nhà văn kiến tạo câu chuyện ( Câu chuyện, cách tổ chức, mạch truyện): “Cái chết của con Mực” có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn.Câu chuyện cũng không được thuật lại theo trình tự thời gian. Truyện mở đầu bằng đoạn văn miêu tả sự xuất hiện của con chó. Từ đó, mạch truyện hồi cố những chi tiết trong quá khứ của nhân vật, người kể chuyện cung cung cấp những chi tiết để hình dung về câu chuyện. Cách tổ chức mạch truyện phá vỡ trật tự sự kiện như vậy chính là một đặc trưng nổi bật của nghệ thuật tự sự hiện đại so với truyền thống.
- Chỉ ra đặc điểm của người kể chuyện trong truyện ngắn (ngôi kể, điểm nhìn): Truyện kể theo ngôi thứ ba, điểm nhìn của nhân vật Du hướng đến cái chết của con Mực. Lời kể còn có sự kết hợp giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật, sự kết hợp giữa các phương thức tự sự, biểu cảm và nghị luận, khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn, giúp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, qua đó gửi gắm nhiều thông điệp sâu sắc.
- Phân tích vai trò của ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa nhân vật:
+ Khi xây dựng nhân vật, Kim Lân chú ý miêu tả cốt truyện được xây dựng dựa trên sự kiện chính là cái chết của con Mực, một cốt truyện tương đối đơn giản nhưng lại có chiều sâu, đa nghĩa và có sức ám ảnh lớn, gây xúc động mạnh cho người đọc.
+ Truyện viết về nhân vật Du, nhưng cũng thể hiện bức tranh chung của con người, nhất là người trí thức: Bất lực với sự mẫu thuẫn trong chính con người mình. Bất lực của một con người sống trong một xã hội nơi mà người ta được kỳ vọng phải hành xử theo định kiến của những kẻ khác, một xã hội mà con người không được tự do hành xử theo ý niệm cá nhân. Ngược lại, họ bị tù ngục trong những những ý nghĩ người khác nghĩ gì về mình trước khi dám nghĩ tới ý nghĩ mà chính mình thực sự muốn. Sự xung đột giữa ý nghĩ và hành động của anh Du là biển hiện của việc mắc kẹt giữa vai trò con người cá nhân và con người xã hội. Nó tạo nên một bi kịch mà trong đó con người vừa là chủ thể tạo ra bi kịch vừa là nạn nhân của bi kịch ấy. Một khi anh Du vẫn sẽ còn cổ vũ hò hét người ta bức hại con Mực, rồi lại quay đi lau nước mắt thì cái xấu, cái ác trong xã hội vẫn sẽ còn tiếp diễn.
+ Khi con chó không chịu ăn cơm mà giật mình bỏ chạy, trong lòng Du dấy lên những cảm xúc phức tạp: thương, hối hận hay là thẹn. Du vẫn thương con chó tội nghiệp, hối hận vì hành động vào hùa giết nó hôm trước đã để lại trong trí nhớ của nó một kí ức hãi hùng. Nhưng Du vẫn thẹn, thẹn vì đã để sổng con chó, và mỗi lần nhìn thấy con chó, cái sự vụng về hôm trước của Du lại hiện về. Có thể thấy, Du là một người không có chính kiến, lòng nhân trong anh không đủ mạnh để mà lấn át cái tự ái nhỏ nhen của bản thân, chứ chưa nói gì đến việc đủ sức mạnh để lên tiếng bảo vệ con Mực, khuyên nhủ hay cấm mọi người giết con Mực.
+ Từ phân tích diễn biến của tình huống, ta thấy Du không phải người ác, mà là một kẻ nhu nhược, thiếu quyết đoán, không dám dũng cảm đứng về phía cái thiện. Anh hành xử theo đám đông, muốn giống đám đông, muốn được đám đông công nhận, để rồi lương tâm lại bị giằng xé, bởi những hành động đó đi trái với lương tâm của chính mình.
- Đánh giá hiệu quả của nó (chỉ ra mối liên hệ giữa người kể chuyện trong tác phẩm và nhà văn): Người kể chuyện ở đây giữ một khoảng cách nhất định với nhân vật. Khoảng cách ấy được thể hiện rõ nhất qua giọng điệu trần thuật. Người kể chuyện có những đồng cảm nhất định với hoàn cảnh của nhân vật Du nhưng không đồng tình với Du.
KB:
- Với “Cái chết của con Mực”, Nam Cao đã khẳng định vị trí vững chãi của mình trên thi đàn văn học. Ông cũng đã có những cách tân lớn lao về thi pháp nghệ thuật, góp phần quan trọng vào việc đổi mới văn học Việt Nam.
- Câu chuyện đã giúp ta hiểu được rằng: trong cuộc sống, cần phải có lòng nhân ái, và một lập trường kiên định, vững vàng để bảo vệ lẽ sống nhân ái của mình.
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân
Để một tác phẩm văn học trở nên thành công thì cần có rất nhiều yếu tố tác động vào như nội dung, nghệ thuật, cùng các giá trị nhân văn mà nó mang lại. Một trong những yếu tố quan trọng đó chính là cách xây dựng tình huống truyện. Một truyện ngắn muốn hay, cuốn hút người đọc thì phải có được một cốt truyện hấp dẫn. Một trong số ít nhà văn được mệnh danh là bậc thầy trong xây dựng cốt truyện đó chính là Kim Lân. Các tác phẩm của ông đều có những nét riêng biệt, đặc sắc, nội bật trong số đó chính là tác phẩm “Vợ nhặt”. Truyện ngắn phản ánh sự thật về nạn đói những năm 1945 và cuộc sống nghèo khổ của nhân dân thời bấy giờ.
Truyện ngắn nói về nhân vật Tràng, một người dân ngụ cư nghèo khổ sống cùng mẹ. Nhà văn Kim Lân đã miêu tả Tràng như một sản phẩm vội vàng của tạo hóa “hai con mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều, hai quai hàm bạnh ra, cái mặt bặm lại lúc nào cũng nhấp nhỉnh những ý nghĩ vừa lý thú vừa dữ tợn. Cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước, cái lưng dài rộng như là lưng gấu lại thêm tật vừa đi vừa ngẩng mặt lên trời cười hềnh hệch". Quả thực Tràng là một thanh niên rất xấu xí, chả ai thèm ngó ngàng. Chẳng những vậy, cái nghèo, cái đói luôn đeo bám, quẩn quanh hai mẹ con Tràng. Kim Lân đã dùng những từ ngữ chân thật để miêu tả cuộc sống và ngôi nhà mà Tràng đang ở “những búi cỏ dại lổn nhổn”, “đống quần áo rách vắt khươm mươi niên trong một góc nhà”, “hai cái ang nước để khô cong trơ trọi dưới gốc cây ổi”…. Cuộc sống túng thiếu của hai mẹ con hiện lên thật giản dị, tội nghiệp, khiến người khác không khỏi cảm thấy xót thương cho hai số phận. Nhưng điều làm cho Tràng cảm thấy tủi nhục nhất đó chính là mang trong mình cái danh dân ngụ cư, bị dân làng khinh miệt, coi thường.
Tuy nghèo đói nhưng chàng vẫn có một công việc để làm, để trông mong, đó chính là phu xe, hàng ngày bốc vác, chở gạo ra các chợ. Công việc thì vất vả, đói khát nhưng quả thật anh ta lúc nào cũng có thể vui vẻ, lạc quan. Giữa trời trưa nắng gắt, phải kéo cả một xe gạo đầy nặng trĩu, nhưng chàng ta vẫn có sức cất lên những câu hò:
“Muốn ăn cơm trắng mấy giò này
Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”
Những câu hò này không hẳn là có ý trêu ghẹo những cô gái ngồi bên đường, mà chủ yếu để giúp chàng ta quên đi những mệt mỏi, đói khát mà mình đang phải chịu. Ấy vậy mà chỉ bằng vài ba lời hát vu vơ mà khiến Tràng được một người con gái để ý và đi theo đẩy giúp. Tràng là ngưởi hiểu rõ hơn ai hết những gì mà mình hát ở trên không phải là sự thật, làm gì mà có gạo trắng mà ăn chứ nói gì đến giò chả. Để rồi đến khi gặp người con gái ấy lần thứ hai, Tràng đã rất đỗi ngạc nhiên trước sự thay đổi ngoại hình của Thị “Thị hôm nay rách quá, trên khuôn mặt lưỡi cày chỉ trơ lại hai con mắt”.
Quả thực Thị đã gầy đi rất nhiều, có lẽ vì đói, vì khát mà cơ thể con người Thị đã bị tàn phá nhanh đến như vậy. Thị chạy đến sưng sỉa trước mặt Tràng “Điêu! người thế mà điêu”, mới đầu hắn ta chẳng hiểu gì nhưng rồi một lúc cũng ngộ ra rồi mời Thị đi ăn “thích ăn gì thì ăn”. Thị ta chẳng ngại ngùng gì mà cắm đầu ăn liền một chặp bốn bát bánh đúc, quả thực lúc này thị ta nhìn rất trơ trẽn. Người ngoài nhìn vào có người sẽ khinh bỉ, cho rằng thị ta đang vứt hết cả lòng tự trọng đi để ăn, nhưng cũng sẽ có những người xót thương, đồng cảm cho một con người đang phải chịu cơn đói hành hạ. Khi ấy, con người ta chẳng còn bận tâm đến danh dự, hay nhân phẩm gì nữa, ăn no mới là điều quan trọng trước hết. Đợi đến khi Thị ăn xong, Tràng có nói câu nửa vui nửa đùa rằng “về với tớ thì khuôn hàng lên xe rồi cùng về”. Tưởng Thị sẽ cười chê mình, nào ngờ Thị về thật, về làm dâu nhà Tràng. Một đám cưới diễn ra.
Việc một con trai lớn lên, xây nhà, cưới vợ là việc quá đỗi bình thường, nhưng nhân vật Tràng lại là một thanh niên xấu xí, nghèo đói, gia cảnh khó khăn, đặc biệt là dân ngụ cư nữa nên việc Tràng có được vợ làm rất nhiều người ngạc nhiên. Qua đây, ta đã thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo của Kim Lân: vợ đáng lẽ ra là người ta yêu, qua tìm hiểu, đính ước mà đến với nhau, nhưng ở đây, Tràng ta lại “nhặt” được vợ theo đúng nghĩa đen và của hồi môn chắc có lẽ chỉ là vài bát bánh đúc mà thị ta vừa ăn lúc trước.
Việc Tràng có vợ khiến rất nhiều người ngạc nhiên, cụ Tứ – mẹ Tràng cùng tất cả những người thôn ngụ cư, người trong xóm lạ lắm: Họ đứng cả trong ngưỡng cửa nhìn ra bàn tán. Đến khi hiểu ra là Tràng có vợ theo về, thì họ lại càng ngạc nhiên hơn nữa. Người thì “cười lên rung rúc", người lại lo dùm cho anh ta "Ôi chao! Giời đất này còn rước cái của nợ dài về". Biết có nuôi nổi nhau sống qua được cái thì này không?”. Người đời cười chê, chế nhạo thế nhưng chẳng làm hai vợ chồng Tràng cảm thấy tủi nhục, xấu hổ. Cho đến khi dẫn Thị về nhà, cả cụ Tứ lẫn Tràng đều không tin nhà mình có con dâu.
Cụ Tứ vừa vui vừa buồn, vừa cảm thấy thương xót cho con trai mình. Bà vui vì con trai mình đến tuổi trưởng thành đã cưới được vợ, bà mừng cho hai đứa chúng nó, nhưng bà cũng buồn, buồn vì gia đình nhà mình quá nghèo. Đám cưới gì mà chẳng có cờ có hoa, không một mâm cỗ, không kèn trống, không người đưa đón, chỉ đơn giản là đưa dẫn nhau về ở chung, cùng nhau vun vén, xây dựng gia đình. Bước vào căn nhà lụp xụp mà hai mẹ con Tràng đang ở mà Thị chỉ biết thở dài, bắt tay vào công việc dọn dẹp. Đến bữa ăn về nhà chồng cũng chỉ là nồi cháo loãng với chút muối trắng, cuộc sống của ba con người quả thực rất nghèo khổ.
Qua câu chuyện, nhà văn đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình. Ông xót thương cho dân tộc trước thảm họa đói chết. Ông cũng ái ngại cho người con gái bị nạn đói cướp đi gần hết (gia đình, nhan sắc, tính cách, tên tuổi…).
Không những vậy, nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra khát vọng hạnh phúc và niềm vui khi nhặt vợ của Tràng; cái duyên thầm của thị qua cái liếc mắt với Tràng…Có thể nói, nhà văn rất trân trọng và tự hào về vẻ đẹp nhân tính của con người lao động nghèo trước thảm họa đau thương, chết chóc.
Đồng thời nhà văn còn tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động qua hình ảnh của bà cụ Tứ: một người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng nhân hậu và niềm tin vào cuộc sống và đây cũng chính là niềm tin của nhà văn vào phẩm chất tốt đẹp của con người.
Thông qua tình huống truyện, nhà văn lên án và tố cáo tội ác của Nhật – Pháp đã đẩy nhân dân ta vào thảm họa đói nghèo, chết chóc. Chính chúng đã làm cho giá trị con người trở thành rẻ rúng như rơm như rác: vợ mà nhặt được.
Đúng là một tình huống truyện rất lạ mà Kim Lân đã dựng nên. Nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào một tình huống éo le để làm nổi bật lên những giá trị nhân văn sâu sắc. Ông không chỉ muốn nói lên nét đẹp trong tính cách con người Việt Nam là dù có ở trong hoàn cảnh khó khăn như thế nào, lúc nào cũng có thể đối mặt với cái chết nhưng họ vẫn yêu thương, quan tâm nhau mà ông còn muốn lên án chế độ thực dân độc ác đã khiến nhân dân ta trở nên nghèo đói, lầm than.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống
Soạn văn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Soạn bài Thời gian (Văn Cao) lớp 11 ngắn gọn
Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
Cây tam cúc đọc hiểu