Nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Cây tam cúc
Phân tích cấu tứ bài Cây tam cúc
Cây tam cúc là một bài thơ hay của nhà thơ Hoàng Cầm làm sống dậy hoài niệm đẹp về tuổi ấu thơ của lớp người trung niên. Lấy cây tam cúc và cuộc chơi bài tam cúc làm ẩn dụ, nhà thơ gửi gắm khát vọng yêu đương kín đáo và nỗi đau mất mát của một tình yêu đơn phương, không tới bến bờ hạnh phúc, gợi lên trong ta niềm trắc ẩn trước những éo le, uẩn khúc của lòng người. Sau đây là mẫu dàn ý phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Cây tam cúc sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cấu tứ bài thơ Cây tam cúc.
- Cây tam cúc đọc hiểu
- Phiếu giới thiệu về một tác phẩm văn học hoặc tác phẩm nghệ thuật
- Phân tích cấu tứ bài thơ Lá đỏ hay nhất
1. Bài thơ Cây tam cúc
CÂY TAM CÚC
Cỗ bài tam cúc mép cong cong
Rút trộm rơm nhà đi trải ổ
Chị gọi đôi cây!
Trầu cay má đỏ
Kết xe hồng đưa Chị đến quê Em
Nghé cây bài tìm hơi tóc ấm
Em đừng lớn nữa Chị đừng đi
Tướng sĩ đỏ đen chui sấp ngửa
Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì
Đứa được chinh chuyền xủng xoẻng
Đứa thua đáo gỡ ngoài thềm
Em đi đêm tướng điều sĩ đỏ
Đổi xe hồng đưa Chị đến quê Em
Năm sau giặc giã
Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ
Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi
Em đứng nhìn theo Em gọi đôi
(Nguồn: Hoàng Cầm, Mưa Thuận Thành, NXB Văn hoá, 1991)
2. Dàn ý phân tích cấu tứ bài Cây tam cúc
1. Mở bài (Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết):
- Giới thiệu chung về bài thơ:
+ Hoàng Cầm là một nhà thơ Việt Nam xuất sắc. Ra đời và lớn lên trong tiếng hát quan họ, tại vùng Kinh Bắc xưa, cái nôi văn hóa của đồng bằng Bắc bộ, thơ Hoàng Cầm bắt nguồn từ nền văn hóa đậm chất dân gian đó.
+ Cây tam cúc là một bài thơ hay, tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật của Hoàng Cầm. Từ một trò chơi dân gian khá phổ biến, tác giả đã sáng tạo nên một bức tranh trữ tình đặc sắc và phong phú, bắt đầu với tình nam nữ, rồi đến tình chị em, tình người, tình dân tộc. Rộng ra nữa là tình yêu tuổi trẻ, quê hương, tình yêu cuộc sống trong mọi mặt, trong cảnh nhàn nhã lẫn lúc chênh vênh,...
- Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận: Vẻ đẹp của bài thơ được gợi lên từ cấu tứ và hình ảnh thơ.
2. Thân bài: Cần triển khai các ý:
* Vẻ đẹp của cấu tứ thơ:
- Cấu tứ bài thơ xoay quanh tâm tư của một chàng trai tuổi mới lớn với những rung động thuở ban đầu cùng những ước muốn đầy mộng mơ. Tuy nhiên tất cả những nỗi niềm của chàng trai ấy không được bộc lộ trực tiếp mà ẩn nấp trong một trò chơi dân dã của trẻ xưa:
+ Từ câu chuyện về trò chơi tam cúc với người con gái hơn tuổi, nhà thơ luyến láy sang câu chuyện của trái tim mình, ấy là câu chuyện yêu đương thầm kín, tha thiết chân thành mà chẳng dám nói ra.
+ Mượn những hình ảnh, những hành động của trò chơi, tác giả thổ lộ những mong muốn, những khát khao rất tế nhị, kín đáo.
+ Nhưng rồi, chuyện tình cũng không thành, chị cũng chẳng bao giờ biết, chỉ còn lại chàng trai với mối tình đơn phương với những khát khao trong vô vọng
- Sự khác biệt của bài thơ này so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ: Đối sánh với bài thơ Mo Cau (Tác giả Trăng Khuyết)
Mo cau….!
Mo cau rụng ở sau nhà
Anh làm phu kéo chiều tà ngẩn ngơ
Lối mòn cát bụi mịt mờ
Gập ghềnh sỏi đá bâng quơ tiếng cười
Gió nghiêng gọi bước rong chơi
Về đâu phu kéo - Em ơi em à!
Em về...- Lên tận đồi xa
Ngắm chiều buông nắng, ngắm hoa tím màu
Mo cau ngày ấy nay đâu?
Để người phu kéo chở sầu vào tim
Em xưa giờ biết sao tìm?
Đành gom kỷ niệm bên thềm mà thương
Nhìn mo cau rụng vấn vương
Phải chi ngày đó con đường...đừng xa!
+ Giống: Cùng là câu chuyện tình yêu của một thời trẻ dại, dù thầm kín mà thiết tha, chân thành và cuối cùng vẫn xa mờ, tan loãng chỉ còn lại chút kí ức hư vô.
+ Khác:
++ Cây tam cúc chọn trò tam cúc với những hình ảnh ẩn ý để thể hiện một con tim ngây ngô trong một tình yêu vụng kín đến cả đối phương cũng không hay, thậm chí yêu dại khờ tới mức mang theo cả niềm tin vụng dại về những con bài tam cúc
+ Bài Mo cau lại gợi lên câu chuyện tình yêu song phương, tình yêu ấy bắt đầu từ những kỉ niệm bên nhau với trò chơi mo cau thuở bé, tuy vậy tất cả rồi cũng thành kỉ niệm mờ xa.
* Vẻ đẹp của hình ảnh thơ: Hai lớp hình ảnh đan cài trong bài thơ
- Tác giả sử dụng một loạt những hình ảnh của trò chơi tam cúc:
Cỗ bài tam cúc mép cong cong, đôi cây, xe hồng, cây bài, tướng sĩ đỏ đen, được, thua, giặc giã, Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ, tịnh vàng, gọi đôi
- Song song với đó là một loạt những hình ảnh của tình yêu:
Trầu cay má đỏ, đưa Chị đến quê Em, hơi tóc ấm, Em đừng lớn nữa Chị đừng đi, Ổ rơm thơm đọng tuổi đương thì, cưới, gọi đôi
=> Hai lớp hình ảnh đan cài, xen lẫn khiến câu chuyện tình yêu ẩn nấp kín đáo trong câu chuyện trò chơi bài tam cúc
- Một số hình ảnh mang tính biểu tượng độc đáo trong bài thơ:
+ Xe hồng, đôi cây bài tam cúc đã trở thành biểu tượng cho ước vọng lứa đôi hạnh phúc.
+ Việc điệp lại hình ảnh thơ xe hồng đưa Chị đến quê Em:
++ Đây vốn là những bước chơi trong trò tam cúc.
++ Đây cũng là những hình ảnh đậm màu sắc tượng trưng: gợi về câu chuyện yêu đương, đôi lứa với cái kết đẹp đẽ bên nhau.
=> Để từ đó nhấn mạnh ước mong nên đôi, kết lứa thầm kín mà tha thiết của người trai mới lớn với người con gái hơn tuổi.
+ Hình ảnh thơ được điệp lại nhưng tác giả lại thay từ kết thành từ đổi như nhấn mạnh một tình yêu ngây thơ với niềm tin vụng dại: Dù thế nào chàng trai cũng vẫn chọn một lối chơi đem xe hồng đón chị vì tin rằng có thể điều đó sẽ trở thành sự thực.
+ Những hình ảnh cuối bài thơ:
Năm sau giặc giã
Quan Đốc đồng áo đen nẹp đỏ
Thả tịnh vàng cưới Chị võng mây trôi
Em đứng nhìn theo Em gọi đôi:
++ Vẫn là những hình ảnh có trong bộ bài tam cúc.
++ Nhưng đồng thời chúng cũng vừa vặn ứng với câu chuyện thật ngoài đời: chị đi lấy chồng và chàng trai mãi ôm mối tương tư.
- Bài thơ có những điểm khác lạ trong cách sử dụng ngôn ngữ:
+ Những câu thơ 7 chữ, 8 chữ, dài ngắn, so le, với nhịp điệu thường xuyên thay đổi, bắt đầu bằng nhịp cổ điển, sau đó tiết điệu biến đổi, khi dìu dặt, khi rắn rỏi, lúc khoan thai, nhẹ thoảng, khi nén đúc, khi trải rộng, co duỗi nhịp nhàng mô phỏng nhịp điệu cất bài lên, hạ bài xuống rộn ràng, náo nức, bí hiểm bất ngờ, gợi tả tài tình không khí của cuộc chơi và tâm trạng người trong cuộc. Có thể nói Cây tam cúc là một bài thơ ngắn dồi dào nhịp điệu vào hàng đầu trong thơ Việt.
+ Hoàng Cầm phân phối, luyến láy những nguyên âm, phụ âm rất tài tình.
- Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất từ mạch ngầm văn bản bài thơ:
=> Lấy cây tam cúc và cuộc chơi bài tam cúc làm ẩn dụ, nhà thơ gửi gắm khát vọng yêu đương kín đáo và nỗi đau mất mát của một tình yêu đơn phương không tới bến bờ hạnh phúc, gợi lên trong ta niềm trắc ẩn trước những éo le, uẩn khúc của lòng người,…
3. Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Tự tình tháng ba đọc hiểu
3 đề Đọc hiểu Sống mòn có đáp án
Đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao siêu hay
Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
Năm mới chúc nhau đọc hiểu
Top 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong Sống mòn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
Đọc hiểu Đời thừa Nam Cao
Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
(Có đáp án) Đọc hiểu Chí Phèo
Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống
Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ