Năm mới chúc nhau đọc hiểu

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản Năm mới chúc nhau? Thể thơ của văn bản năm mới chúc nhau? Năm mới chúc nhau là một bài thơ của Trần Tế Xương mang tiếng cười chua cay và châm biếm về một thời buổi nhiễu nhương. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ đề đọc hiểu văn bản Năm mới chúc nhau trong chương trình Ngữ văn lớp 11.

Đọc hiểu Năm mới chúc nhau - Đề 1

Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:

Năm mới chúc nhau

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thì mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non.

(Trần Tế Xương)

Câu 1: Xác định thể thơ

Câu 2: Chỉ ra 3 từ thể hiện những lời chúc của nhân vật "nó" trong bài thơ

Câu 3: Nêu hiệu quả của việc sử dụng cặp đại từ "nó - ông" trong bài thơ

Câu 4: Lời chúc năm mới trong bài thơ gợi cho anh chị suy nghĩ gì?

Gợi ý

Câu 1: Thể thơ Thất ngôn

Câu 2: Trăm tuổi, bạc đầu râu, sinh năm đẻ bảy được vuông tròn

Câu 3: Nó” là đại từ chỉ để gọi một lớp người có vị trí thấp hơn mình, vừa xa cách, vừa mang tính miệt thị coi thường.

=> Xưng ông một cách trịch thượng, hạ những kẻ nhố nhăng xuống hàng đứa, nó, Tú Xương trực tiếp bộc lộ một cái nhìn khinh thị.

Câu 4: Châm biếm, giễu cợt, khinh ghét lối sống lố lăng kệch cỡm của những kẻ giàu sang, hãnh tiến đang nhắm mắt làm ngơ trước cảnh đời nô lệ, dân chúng lầm than, Tú Xương gióng một tiếng chuông cảnh tỉnh, phê phán.

Đọc hiểu Năm mới chúc nhau - Đề 2

Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi:

Năm mới chúc nhau

Lẳng lặng mà nghe nó chúc nhau:

Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.

Phen này ông quyết đi buôn cối,

Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc giàu:

Trăm, nghìn, vạn mớ để vào đâu?

Phen này, ắt hẳn gà ăn bạc,

Đồng rụng, đồng rơi, lọ phải cầu.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang:

Đứa thì mua tước, đứa mua quan.

Phen này ông quyết đi buôn lọng,

Vừa bán vừa la cũng đắt hàng.

Lẳng lặng mà nghe nó chúc con:

Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn.

Phố phường chật hẹp, người đông đúc,

Bồng bế nhau lên nó ở non.

(Trần Tế Xương)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Liệt kê những lời chúc của nhân vật “nó” trong văn bản?

Câu 3: Việc sử dụng cặp đại từ “nó-ông” trong văn bản biểu thị thái độ nào của tác giả?

Câu 4: Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất nào của bọn quan lại?

Trả lời:

Câu 1: PTBĐ: Biểu cảm

Câu 2: Những lời chúc của nhân vật “nó” trong văn bản là: trăm tuổi bạc đầu, mua tước, mua quan, cái sự giàu, lắm con.

Câu 3: Việc sử dụng cặp đại từ “nó-ông” trong văn bản biểu thị thái độ coi thường, khinh rẻ, căm tức của tác giả với đám quan lại thờ xưa.

Câu 4: Lời chúc năm mới trong bài thơ lật tẩy bản chất tham lam, sự lố bịch, đểu giả của bọn quan lại thời ấy.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
35 28.064
0 Bình luận
Sắp xếp theo