Phân tích cấu tứ bài thơ Lá đỏ hay nhất
Phân tích cấu tứ bài thơ Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi
Lá đỏ là một trong số các bài thơ được viết theo thể thơ tự do phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại của tác giả Nguyễn Đình Thi. Bài thơ đã tái hiện lên một vẻ đẹp diệu kỳ, lãng mạn của bức tranh thiên nhiên Trường Sơn đại ngàn giữa mùa trút lá. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích cấu tứ bài thơ Lá đỏ kèm theo bài văn nghị luận bàn về vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Lá đỏ, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Nhận xét của về cấu tứ của bài thơ Lá đỏ
Tứ thơ dựa trên sự tương hợp giữa màu lá thắm đỏ nơi núi rừng Trường Sơn và người nữ thanh niên xung phong nhà thơ gặp trên đường hành quân: Người con gái trên đường Trường Sơn cũng thắm đỏ và chói sáng lên như màu lá đỏ, cũng khắc sâu trong trái tim chàng trai sắc màu của niềm tin chiến thắng.
- Từ đó, nhà thơ đã tạo nên một cấu trúc chặt chẽ và đầy bất ngờ cho bài thơ:
+ Mở đầu bài thơ là bối cảnh gặp gỡ: Không gian trên cao nơi núi rừng Trường Sơn; Bối cảnh xung quanh: Lộng gió, lá đỏ ào ào.
+ Tiếp đó là những suy cảm của nhà thơ về người con gái anh bất ngờ gặp trên đường: Hình ảnh cô gái vừa toát lên cái khốc liệt của chiến tranh, vừa gần gũi như quê hương thân thương.
+ Thực tại trở về trong bước chân hành quân vội vã.
+ Bài thơ tiếp diễn bằng lời hứa hẹn sẽ gặp nhau giữa Sài Gòn – một lời hứa của niềm tin chiến thắng.
+ Kết thúc bài thơ ấn tượng và bất ngờ: hình ảnh cô gái không thể xóa nhòa trong tâm trí chàng lính chiến với nụ cười rạng rỡ và ánh nhìn trong trẻo.
2. Dàn ý phân tích cấu tứ bài thơ Lá đỏ ngắn gọn
* Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận
* Cấu tứ bài thơ:
- Nhan đề “Lá đỏ”: Lá đỏ phác họa được nét đẹp nên thơ của rừng núi trong mùa lá rụng, vừa là một phần của hiện thực chiến trường ác liệt. Nét đối lập này tạo nên sự thách thức bom đạn kẻ thù: dẫu chúng cố tình hủy diệt sự sống, thì rừng núi Việt Nam vẫn không bao giờ mất đi vẻ đẹp mộng mơ. Dẫu cho cuộc chiến này có khốc liệt đến đâu vẫn không hủy diệt được vẻ đẹp, niềm tin của con người Việt Nam.
- Tứ thơ được khắc họa qua hình ảnh lá đỏ:
+ Khung cảnh Trường Sơn mùa cây thay lá đỏ làm nên một bức tranh đẹp tuyệt vời, với lá đổ ào ào nhuộm đỏ cả vùng trời, màu lá đỏ như tô điểm thêm cho bầu trời Trường Sơn giữa khói lửa mịt mù, phải chăng chính hình ảnh lá đỏ đã chạm đến trái tim của tác giả.
+ Nhờ sức gợi của sắc màu ( đỏ) mà đẩy liên tưởng của người đọc đi xa/lên cao hơn : màu cờ - màu máu - người lính - bước hành quân - chiến đấu - gian khổ, hy sinh - quê hương/đất nước.
- Lá đỏ trở thành hình tượng xuyên suốt bài thơ:
+ Lá đỏ - vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước ( rừng lạ ào ào lá đỏ)
+ Lá đỏ - hiện thực Trường Sơn gian khổ và hào hùng (“ Em đứng bên đường”, “vai áo bạc”, “quàng súng trường”; “đoàn quân… vội vã”, “bụi Trường Sơn nhòa trời lửa”)
+ Lá đỏ - niềm tin tất thắng cuộn đỏ Trường Sơn ( lời chào và lời ước hẹn)
* Nghệ thuật xây dựng hình ảnh:
- Ba hình ảnh chủ đạo xuyên suốt bài thơ là hình ảnh lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân. Ba hình ảnh được đặc tả, tuy nhỏ bé nhưng có sức gợi tả, khái quát cao cho vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam.
- Đặc biệt là hình ảnh lá đỏ, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc ta.
3. Dàn ý nghị luận bàn về vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Lá đỏ
* Mở bài: (Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết):
- Giới thiệu chung về bài thơ:
+ Tác giả Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội, là một nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, nhạc sĩ; phong cách thơ tự do, phóng khoáng…
+ Hoàn cảnh ra đời: : tháng 12 năm 1974 – thời điểm cuộc kháng chiến thống nhất đất nước bước vào giai đoạn cuối, toàn dân ta đang dồn sức cho tiền tuyến.
+ ND bài thơ: Bài thơ là lời ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng Trường sơn, vẻ đẹp con người trong kháng chiến cũng như niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta.
- Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận: Vẻ đẹp bài thơ được gợi lên từ cấu tứ và hình ảnh thơ.
* Thân bài:
Vẻ đẹp của cấu tứ:
- Tứ thơ dựa trên sự tương hợp giữa màu lá thắm đỏ nơi núi rừng Trường Sơn và người nữ thanh niên xung phong nhà thơ gặp trên đường hành quân: Người con gái trên đường Trường Sơn cũng thắm đỏ và chói sáng lên như màu lá đỏ, cũng khắc sâu trong trái tim chàng lính chiến sắc màu của niềm tin chiến thắng.
- Từ đó, nhà thơ đã tạo nên một cấu trúc chặt chẽ và đầy bất ngờ cho bài thơ:
+ Mở đầu bài thơ là bối cảnh gặp gỡ: Không gian trên cao nơi núi rừng Trường Sơn; Bối cảnh xung quanh: Lộng gió, lá đỏ ào ào.
+ Tiếp đó là những suy cảm của nhà thơ về người con gái anh bất ngờ gặp trên đường: Hình ảnh cô gái vừa toát lên cái khốc liệt của chiến tranh, vừa gần gũi như quê hương thân thương.
+ Thực tại trở về trong bước chân hành quân vội vã
+ Bài thơ tiếp diễn bằng lời hứa hẹn sẽ gặp nhau giữa Sài Gòn – một lời hứa của niềm tin chiến thắng
+ Kết thúc bài thơ ấn tượng và bất ngờ: Hình ảnh cô gái không thể xóa nhòa trong tâm trí chàng lính chiến với nụ cười rạng rỡ và ánh nhìn trong trẻo.
- Sự khác biệt của bài thơ này so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ: Đối sánh với một số bài thơ khác như: Khoảng trời, hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ; Gửi em cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật:
Cùng viết về người con gái tham gia chiến tranh. Nhưng mỗi nhà thơ chọn cho mình cách thể hiện riêng:
+ Khoảng trời, hố bom - Lâm Thị Mỹ Dạ: Mượn khoảng trời, hố bom để khẳng định sự bất tử của người nữ thanh niên xung phong.
+ Gửi em cô thanh niên xung phong - Phạm Tiến Duật: Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng của chàng lính chiến với người nữ thanh niên xung phong trong đêm nhưng cô gái hài hước dí dỏm đã chiếm trọn trái tim chàng trai và trở thành động lực, thắp lên niềm tin chiến thắng trong anh.
Vẻ đẹp của hình ảnh thơ:
- Hình ảnh trong bài thơ mang tính biểu tượng độc đáo: Bài thơ nêu ba hình ảnh: lá đỏ, em gái tiền phương và đoàn quân là sự đặc tả có sức khái quát cao về vẻ đẹp của đất nước, con người Việt Nam, biểu trưng cho những dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.
+ Hình ảnh lá đỏ trong câu thơ “Rừng lạ, ào ào lá đỏ”: sắc đỏ rực lủa trong mùa Thu Tây Nguyên; màu đỏ - màu lá cờ Tổ quốc, màu máu; tạo cảm giác mạnh, mang ý nghĩa biểu trưng cho những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc.
àTrường Sơn đại ngàn giữa mùa trở gió, cả trận mưa lá đỏ đổ xuống cho thấy chính sức sống của người Trường Sơn, như trái tim rực lửa căm thù của người lính đang ào ào ra trận.
+ Hình ảnh “em gái tiền phương” nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió: vai áo bạc - chứng tích của những ngày tháng dầm mưa dãi nắng nơi núi rừng, quàng súng trường, như quê hương. Người con gái hiện lên với dáng người mảnh mai, đôi vai gầy nhưng rất đỗi kiên cường, vững vàng đứng bên đường làm nhiệm vụ đối mặt với hiểm nguy, dẫn đường cho xe băng qua những quãng đường khó. Người đứng lại bên đường đã trở thành cột mốc, là điểm tựa, là một tư thế đẹp – tư thế chiến đấu, tư thế làm người. Ba chữ như quê hương khiến người em gái thật gần gũi, thân thương bởi đó là em của quê hương, của nơi chốn ta quay về. Những nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong ấy ta có thể bắt gặp ở ất cứ nơi đâu trên khắp mọi miền đất nước. Họ đã trở thành một biểu tượng đẹp về cuộc chiến tranh nhân dân, cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp của những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. (liên hệ Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê).
+ Hình ảnh “đoàn quân vẫn đi vội vã” trên con đường Trường Sơn đầy khói lửa. Cuộc kháng chiến chống Mỹ đang bước vào giai đoạn cuối, quân ta hối hả ra trận. bước chân hành quân thần tốc của họ bước đi mạnh mẽ, rung chuyển cả núi đồi, bụi đỏ bay mờ mịt nhòa trời lửa. Những bước chân như đạp bằng mọi khó khăn, vượt lên nắng nôi, lửa đạn để tiến lên phía trước. Câu thơ diễn tả quang cảnh cuộc hành quân hào hùng thần tốc, gợi lên một không khí sử thi ở giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh chuẩn bị Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. (Liên hệ Việt bắc của Tố Hữu: Quân đi điệp điệp trùng trùng – Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan).
- Bài thơ có những điểm khác lạ trong cách sử dụng ngôn ngữ:
+ Bài thơ viết theo thể tự do. Trong 9 câu thơ có 7 câu là thể lục ngôn.
+ Nhịp điệu thơ dồn dập, vững bền, chắc khoẻ như bước chân hành quân, như cái vội vã của chiến trường khói lửa
+ Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đan cài tạo sức hấp dẫn cho bài thơ.
+ Ngôn ngữ chân thực, giản dị, tư nhiên, danh từ chiếm ưu thế khiến bài thơ giàu tính tạo hình, động từ, tính từ tuy ít hơn nhưng có tính chọn lọc cao gây ấn tượng đặc biệt về hành động và đặc điểm tạo vật.
- Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất từ mạch ngầm văn bản bài thơ: Bài thơ tái hiện cả một cuộc hành quân vĩ đại của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc - cuộc hành quân trên đường Trường Sơn, tiến vào Sài Gòn, giải phóng miền Nam. Những năm tháng chiến đấu khốc liệt mà oai hùng ấy khiến ta vẫn mãi tự hào và ngưỡng mộ.
* Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả.
- Bài thơ giúp người đọc hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh, sự hy sinh của dân tộc ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; bài thơ thành công và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc về phương diện cấu tứ và hình ảnhàBài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc và trở thành một trong những bài đi cùng năm tháng.
- Khơi gợi trong mỗi chúng ta tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào về truyền thống cha ông.
4. Viết bài văn nghị luận bàn về vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ lá đỏ
Nguyễn Đình Thi từng viết: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho đường chúng ta đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.” Quả thật, nghệ thuật đã chạm đến trái tim ấm nóng của độc giả để hoà chung nhịp đập với người nghệ sĩ. Cũng vì thế mà bài thơ Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi đã đốt lửa trong lòng chúng ta. Để bài thơ có linh hồn chạm đến trái tim mỗi người đọc thì không thể thiếu hình ảnh và cấu tứ của bài thơ.
Bài thơ Lá đỏ được sáng tác vào tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn, chính sự đồng cảm, ông phải cảm nhận nhân gian, chất gạn những “chữ tả tơi nhất ở đời” (Pautovsky) để tạo nên một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Nhà văn, nhà thơ phải có trong mình cái tâm, cái tài, mới có thể cảm nhận mọi giác quan để nói về sự hy sinh mất mát, đớn đau do chiến tranh gây ra và con người lại chính là những cá thể bị tổn hại nhiều nhất… Nhưng cũng chính từ những mất mát, đau thương, mất mát ấy lại hiện lên một vẻ đẹp diệu kỳ, lãng mạn của bức tranh thiên nhiên Trường Sơn bao la, với sắc đỏ phủ trời xanh của màu lá đỏ. Vậy cấu tứ là gì? Và cấu tứ nằm trong bài thơ là ở đấu? Muốn giải thích được điều đó ta phải giải thích khái niệm. Cấu tứ thơ là cách tác giả bố trí và tổ chức các ý và câu thơ trong một bài. Nó không chỉ thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của tác giả mà còn tạo ra sự liên kết giữa các ý, là linh hồn, là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, cung cấp cho độc giả một cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm giúp bài thơ có tính thống nhất và cân đối. Qua cấu tứ, tác giả có thể biểu đạt phong cách riêng và sáng tạo nên những hiệu ứng nghệ thuật độc đáo, làm cho bài thơ trở nên hấp dẫn và gây ấn tượng mạnh mẽ lên người đọc. Bài thơ Lá đỏ là một bức tranh đẹp, là một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận. Nội dung bài thơ nói về khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn và niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến. Cấu tứ bài thơ chính là niềm tin của tác giả vào chiến thắng của dân tộc, dự cảm về ngày mai tươi sáng khi đất nước dành được độc lập tự do hoà bình. Bài thơ Lá đỏ là một bức tranh đẹp, là một bản nhạc trầm hùng trong lòng người ra trận. Nội dung bài thơ nói về khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn và niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.
Ta liên hệ tới hình ảnh những cô thanh niên xung phong trên cao điểm trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Điểm chung ở hai bài thơ rằng họ là những con người trẻ đại diện cho lứa tuổi thanh niên xung phong, luôn xông pha, nhiệt huyết. Mở đầu bài thơ là hình ảnh gặp nhau ở nơi cao, trước hết nói về vị trí địa lý, có thể tác giả gặp nhau từ núi cao, nơi cao. Ở đây không chỉ ám chỉ vị trí địa lý mà còn ám chỉ vị trí tình cảm trong lòng tác giả, tình cảm thiêng liêng này được đặt lên trên mọi cảm xúc. Đó là một nơi đẹp, thoáng đãng, đứng trên cao nguyên lộng gió, chúng tôi cảm nhận được không gian bao la, vô tận. Và trước không gian đó là khung cảnh một rừng lá đỏ tung bay trong gió. Trên bầu trời trong xanh mát mẻ, thứ đập vào mắt là màu đỏ, và màu của lá đỏ dường như tô điểm cho bầu trời Trường Sơn trong làn khói và ngọn lửa do bom đạn rơi xuống mặt đất Trường Sơn. Hình ảnh chiếc lá đỏ ấy đã chạm đến trái tim tác giả. Bao nhiêu chiếc lá đỏ thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả. ‘’ Gặp em trên cao lộng gió’’ có thể hiểu theo cách khác là tư tưởng cách mạng dồi dào như gió lộng trên cao, tư tưởng của những người trẻ đầy hoài bão, ước mơ, của những cô gái thanh niên xung phong. Màu đỏ của lá tựa như màu đỏ của lá cờ Tổ quốc, của dòng máu chảy trong mỗi trái tim người con đất Việt. Mùa lá đỏ nên thơ ấy đã tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm hùng tráng và màu đỏ ấy cũng đã vẽ lên sức sống cho con đường Trường Sơn mùa ra trận. Giữa lúc đất nước đang diễn ra cuộc chiến đấu căng co và gay gắt, màu lá đỏ như tiếp thêm sức mạnh cho những người lính trên chiến trường có thêm sức mạnh để chiến đấu vì quê hương, đất nước thân yêu của mình. Hai câu thơ tiếp theo xuất hiện bóng dáng con người, hình ảnh thật đẹp trong cuộc chiến tranh nhân dân – “em gái tiền phương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong:
“Em đứng bên đường, như quê hương
Vai áo bạc, quàng súng trường.”
Sự có mặt của những cô gái trên đỉnh Trường Sơn đã góp phần tạo nên một thời kì huy hoàng của Tổ quốc. Hình ảnh cô gái trẻ trung, xinh đẹp, dồi dào sức trẻ. Đáng lẽ ra những cô gái này phải được hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Thế nhưng, vì đất nước còn đang có giặc xâm chiếm, vì lòng yêu Tổ quốc, sẵn sàng hi sinh cho lá cờ của dân tộc mà không ngại khó, ngại khổ. Nên những cô gái ấy sẵn sàng lên đường, sẵn sàng bớt chút hạnh phúc riêng để góp phần nhỏ bé vào màu cờ của dân tộc. “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng/ Em đã sống lại rồi, em đã sống!/ Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung/ Không giết được em, người con gái anh hùng!” - Đây là những vần thơ ca ngợi sự dũng cảm, quật cường của chị Trần Thị Lý trong bài thơ “Người con gái Việt Nam” của nhà thơ Tố Hữu. Họ là những cô gái vì sự nghiệp giải phóng quê hương, đất nước, chị sẵn sàng chịu đựng mọi tra tấn, cực hình; chịu đớn đau cả về thể xác lẫn tinh thần; sẵn sàng hy sinh “Cho Lẽ phải ở trên đời”, “Cho quê hương em. Cho Tổ quốc, loài người!”… Vững tâm, vững lòng và vững tin - mọi thủ đoạn của kẻ thù không khuất phục được chị. Và cuối cùng chị đã trở về thần kỳ giữa những vòng tay yêu thương, chăm sóc tận tình của đồng chí, đồng đội. Từng câu, từng chữ trong bài thơ là lời ngợi ca, thể hiện lòng kính phục trước người con gái quả cảm và phi thường ấy. Có được đất nước hạnh phúc, độc lập như ngày hôm nay, thế hệ ngày ngay không thể quên hình ảnh các chàng trai, cô gái ngày đêm không ngừng nghỉ, thậm chí hi sinh cả tính mạng vì sự nghiệp của Tổ quốc, tất cả đã cùng làm nên những trang lịch sử chói lọi, làm nên “Đất Nước muôn đời”. Hình ảnh “vai áo bạc, quàng súng trường” thật giản dị, thân thương. Đó là chứng tích sau biết bao tháng ngày dầm mưa dãi nắng; cũng là hình ảnh nổi bật giữa núi rừng Trường Sơn “ào ào lá đỏ”. Cuộc chiến tranh khốc liệt giữa núi rừng Trường Sơn. Đó là con đường đầy gian khổ và khắc nghiệt. Từ láy “vội vã” trong câu thơ “Đoàn quân vẫn đi vội vã” thể hiện sự vội vàng, đi liên tục mà không ngừng nghỉ của đoàn quân. Một tinh thần đi với tư thế hiên ngang, không sợ trời, không sợ đất, không sợ đổ máu, hi sinh. Đoàn quân ta vẫn bước chân trập trùng, hối hả. Nó như rung chuyển đạp lên mọi khó khăn, thử thách. “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” bầu trời, khung cảnh Trường Sơn mịt mù, không phải do sương hay do cát bụi mà đây là do bom đạn, súng pháo bay nghi ngút. Khung cảnh thật khốc liệt làm sao. Qua câu thơ này ta có tể cảm nhận được khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp với không khí hào hùng của đoàn quân. Đó là một không gian đẹp và cũng chính là một biểu tượng của chiến tranh đã được bài thơ khắc họa. Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất.
‘’Chào em em gái tiền phương
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn....’’
Tác giả đã cho độc giả cảm nhận được cuộc chiến tranh Trường Sơn vô cùng khốc liệt như thế nhưng những người con gái quả cảm đã chiến đấu hết mình. Điều này cho thấy tình cảm của tác giả về một tương lai tươi sáng - Việt Nam chiến thắng, giải phóng Sài Gòn.Lời hẹn chứa nhiệt huyết lý tưởng, khoa khát của tuổi trẻ, của lý tưởng độc lập tự do, của niềm lạc quan tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng.. Hình ảnh em ở đây vừa hiện diện của hậu phương đang dồn mọi sức lực cho tiền tuyến vừa là đóng vai trò người lính ở tiền phương. Một lời chào nghe thì rất đơn giản nhưng ẩn sâu bên trong lời chào đấy là lời hứa hẹn về ngày trở lại khi đất nước đã giành được độc lập. Chiến dịch cuối cùng của cuộc trường chinh ấy sẽ mang tên Bác, gặp nhau giữa Sài Gòn là gặp nhau trong ngày toàn thắng. Không còn khói bụi rực trời nữa mà là khung cảnh vui mừng khôn xiết khi đất nước ta giành được độc lập.
“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”, hình ảnh người phụ nữ kiên cường, bất khuất đã được Nguyễn Đình Thi khắc họa thành công trong tác phẩm’’ Lá đỏ’’ tái hiện hình ảnh chiến trường vô cùng khốc liệt và lý tưởng của tuổi trẻ đã sẵn sàng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Hai câu thơ cuối của bài thơ là lời chào tạm biệt và lời hứa hẹn gặp lại giữa Sài Gòn khi đất nước ta thống nhất.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
6 Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 11 năm học 2023 - 2024
Top 5 bài phân tích Mời trầu của Hồ Xuân Hương
Đề thi giữa kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Chân trời sáng tạo năm 2024
Thuyết minh về Mùa xuân chín (có dàn ý)
Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh (Truyện Kiều)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Toán 11 Kết nối tri thức có đáp án (5 đề)
5 Đề thi giữa học kì 2 Công nghệ 11 Kết nối tri thức - Công nghệ cơ khí (có ma trận, đáp án)
Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
Gợi ý cho bạn
-
Viết bài thuyết minh về một quy trình hoạt động hoặc một đối tượng mà bạn quan tâm lớp 11 CTST
-
Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo
-
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật
-
Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
-
Phân tích Lời tiễn dặn Cánh Diều hay, ngắn gọn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Viết đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) giới thiệu về Giáo sư Tạ Quang Bửu
Từ câu chuyện của thuyền và biển trong bài thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu đôi lứa?
Top 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo mới nhất
Phân tích bài thơ Chợ Đồng
(3 đề) Đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng có đáp án
Phân tích bài Nỗi niềm tương tư hay và ngắn gọn