Phân tích bài Nỗi niềm tương tư hay và ngắn gọn

Phân tích bài thơ Nỗi niềm tương tư - Nỗi niềm tương tư (Bích Câu kỳ ngộ) là một câu truyện Nôm dài 678 câu thơ lục bát, kể về sự tích một người học trò tên là Trần Tú Uyên gặp nàng Giáng Kiều ở đất Bích Câu. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc dàn ý phân tích Nỗi niềm tương tư để các bạn nắm được cách làm bài văn phân tích đoạn trích Nỗi niềm tương tư sao cho hay và đúng với nội dung của tác phẩm.

1. Dàn ý phân tích Nỗi niềm tương tư

Dàn ý phân tích Nỗi niềm tương tư

2. Phân tích bài thơ Nỗi niềm tương tư chi tiết

Phân tích bài thơ Nỗi niềm tương tư chi tiết

Nỗi niềm tương tư trích truyện thơ nôm Bích câu kì ngộ được viết theo thể lục bát. Truyện thơ nôm này có độ dài gần 700 câu, là câu chuyện tình yêu của Tú Uyên và Giáng Kiều. Tác phẩm tập trung khai thác chuyện tình tuyệt đẹp giữa người và tiên, những khát khao của đôi lứa về cuộc sống hạnh phúc, tự do trong hôn nhân. Nhan đề đoạn trích này là do người biên soạn sách đặt.

Sau khi đi hội Ngọc Hồ, tình cờ gặp người đẹp Giáng Kiều, Tú Uyên nảy sinh tình cảm và ngày đêm mong nhớ. Trở về nhà chàng ôm mộng tương tư với nàng Giáng Kiều, khao khát được gặp nàng dù chỉ một lần. Đoạn trích Nỗi niềm tương tư diễn tả nỗi nhớ thương của Tú Uyên. Nhan đề do người biên soạn đặt đã phần nào nói lên được nỗi niềm nhớ mong ấy.

Lần trăng ngơ ngẩn ra về

Đèn thông khêu cạn, giấc hòe chưa quên

Động từ “ngơ ngẩn” đã thể hiện đúng tâm trạng của Tú Uyên vào lúc này. Đó là nỗi nhớ thương khôn nguôi, tâm trí rối bời khi gặp nàng ở hội Ngọc Hồ. Phải lòng ánh mắt của mỹ nữ, Tú Uyên ngày nhớ đêm mong đến nỗi chẳng ăn ngủ được, ra về mà lòng chàng nặng trĩu, chỉ muốn có thể gặp được người tình trong mộng. Cách sử dụng những điển tích, điển cố như giấc hòe, Cầu Hoàng, Văn Quân khiến cho ý thơ trở nên trang trọng. Chàng Tú Uyên tưởng tượng ra tình cảnh nhớ thương của mình giờ đây chẳng khác nào Tương Như phải lòng tiếng đàn của Văn Quân, giống như giấc mộng dưới gốc cây hoè. Những hình ảnh ẩn dụ ví von như “bướm kia vương lấy sầu hoa” là cách so sánh ngầm thể hiện tình yêu và nỗi nhớ thương canh cánh của lòng chàng với nàng Giáng Kiều. Nỗi nhớ thương nhiều đến mức khiến chàng làm gì cũng thấy nhớ: khi gảy đèn, lúc nâng chén rượu, lúc nghĩ đều có hình bóng của người thương:

Nỗi nàng canh cánh nào quên

Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?

Tú Uyên cũng có dự cảm về người con gái mà mình gặp ấy phải chăng đó là người tiên “người tiên khéo là” vì cử chỉ duyên dáng, dung mạo thoát tục, vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành.

Những khổ thơ sau tiếp tục cực tả nỗi niềm tương tư nhớ mong của Tú Uyên bằng cách sử dụng những điển tích, điển cố, phép điệp: Có khi chuốc chén rượu đào, có khi ngồi suốt năm canh, có đêm ngóng bóng trăng tàn… cho thấy làm gì, lúc nào tâm trạng của Tú Uyên cũng chỉ để ở bên nàng Giáng Kiều. Say đắm vẻ đẹp của nàng giống như người say men “không nhắp mà say”, thức suốt cả năm canh để nghe tiếng mõ, tiếng chuông và lòng thì thao thức không nguôi. Hình ảnh sóng Tương khôn hàn thể hiện nỗi nhớ thương dằng dặc dâng trào thành những giọt nước mắt:

Lặng nghe những tiếng đoạn trường

Lửa tình dễ đốt, sóng Tương khôn hàn.

Những câu thơ cuối cùng khép lại đoạn trích nhưng lại mở ra cả một nỗi niềm thương nhớ của Tú Uyên:

Ngổn ngang cảnh nọ tình kia

Nỗi riêng, riêng biết, dã dề với ai

Vui xuân chung cảnh một trời

Sầu xuân riêng nặng một người tương tư

Người tương tư đã để tâm ở chỗ nàng Giáng Kiều mất rồi, thần trí chẳng còn ở chỗ mình nữa. Ngày nhớ đêm mong, quả là người si tình.

Đoạn trích sử dụng yếu tố tự sự và trữ tình và thể thơ lục bát quen thuộc của truyện thơ nôm. Cách sử dụng điển tích, điển cố, điệp ngữ, ẩn dụ và lối ví von so sánh độc đáo đã cho thấy tình cảm và nỗi niềm nhớ thương của chàng Tú Uyên với Giáng Trần. Nỗi nhớ khiến cho người sống trong mộng tưởng, ăn không ngon và ngủ chẳng yên, thế nên Tú Uyên mới tìm mọi cách để có thể gặp lại Giáng Kiều bày tỏ tình yêu và nỗi nhớ thương của mình.

Đoạn trích tiêu biểu cho những nét đặc sắc về phong cách sáng tác của Vũ Quốc Trân. Sử dụng những điển tích, điển cố quen thuộc, thủ pháp ước lệ đặc trưng trong thơ cổ. Qua đó khắc hoạ hình ảnh một Tú Uyên si tình hết mực.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
12 6.744
0 Bình luận
Sắp xếp theo