Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều

Thực hành tiếng Việt: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là nội dung bài học trang 90 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được những đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết thông qua các khía cạnh cụ thể về tình huống giao tiếp, các phương tiện biểu đạt ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Sau đây là gợi ý soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều, mời các bạn cùng tham khảo.

Soạn Văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 90

Câu 1 trang 90 Văn 11 Cánh Diều tập 1

Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói được ghi lại trong các trích sau:

Trả lời

a).

- Hình thức: ngôn ngữ nói ở dạng viết.

- Đa dạng về ngữ điệu, sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Cử chỉ: khẽ lay, gọi, rên, đổi giọng.

+ Điệu bộ: khẽ lay, cười nhạt.

+ Ánh mắt: lim dim mắt.

+ Nét mặt: cười nhạt, cười giòn giã (mặt cười đểu).

b).

- Hình thức: ngôn ngữ nói ở dạng viết.

- Đa dạng về ngữ điệu, sử dụng kết hợp cử chỉ kết hợp điệu bộ, ánh mắt, nét mặt với nhau:

+ Ngữ điệu: hách dịch, khinh bỉ, giả tạo ngọt ngào (ông chủ) và sự khúm núm, chua xót của Anh Tư Bền.

+ Điệu bộ: bĩu môi, cười lạt, ngọt ngào dỗ.

Câu 2 trang 90 Văn 11 Cánh Diều tập 1

Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong các đoạn trích sau:

a. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hoà.

(Hồ Chí Minh)

b. Cải trắng tháng Giêng, non như người con gái mơn mởn đào tơ, hình như cũng đẹp hơn các tháng khác trong năm thì phải: sáng nhưng không sáng lộng lẫy như trăng sáng mùa thu, đẹp nhưng không đẹp một cách úa héo như trăng tháng Một. Cái đẹp của trăng tháng Giêng là cái đẹp của nàng trinh nữ thẹn thùng, vén màn hoa ở lầu cao nhìn xuống để xem ai là tri kỉ, mặc dầu không có ai thấy để đoán biết tâm sự mình, nhưng cử thẹn bâng khuâng, thẹn với chính mình. Ánh trăng lúc ấy không vàng mà trắng như sữa, trong như nước ôn tuyền. Đi vào giữa ánh sáng mơ hồ ấy, mình cảm như thấy mình bay trong không gian vô bờ bến.

(Vũ Bằng)

Trả lời

- Hình thức thể hiện: Chữ viết.

- Bao gồm hệ thống dấu câu và các kí hiệu văn tự.

Đoạn trích diễn đạt đầy đủ ý của câu trong đoạn, sử dụng những từ ngữ miêu tả trau chuốt, gợi hình, gợi cảm, nhằm giúp người đọc dễ dàng hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc đó.

a). Mang phong cách ngôn ngữ chính luận, sử dụng nhiều từ ngữ mang màu sắc và khái niệm chính trị: thực dân, nước Việt Nam độc lập, chế độ quan chủ, chế độ dân chủ cộng hòa. Ngoài ra, còn sử dụng những từ ngữ giàu giá trị biểu cảm: đánh đổ các xiềng xích kết hợp với các câu văn ngắn và dài đan xen cùng nghệ thuật liệt kê để tạo nên không khí gấp gáp, khẩn trương mang tính quyết liệt của tình thế lịch sử lúc bấy giờ.

b). Miêu tả vẻ đẹp của vầng trăng tháng Giêng, từ ngữ mang phong cách ngôn ngữ nghệ thuật bay bổng và giàu chất thơ. Đoạn văn sử dụng nhiều biện pháp tu từ, các câu văn trải dài khơi gợi những rung cảm đẹp và mãnh liệt.

Câu 3 trang 91 Văn 11 Cánh Diều tập 1

a) - Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc nói chuyện giữa Bá Kiến và Chí Phèo. Bá Kiến nghĩ rằng Chí đến nhà ăn vạ và đòi tiền nên cách nói chuyện đầy khinh miệt, mỉa mai Chí.

- Cách sử dụng từ ngữ mang tính ngôn ngữ đời thường, kết hợp với cử chỉ, điệu bộ.

- Cách xưng hô: Chí xưng “tao” với bá Kiến; Bá Kiến xưng “tôi – anh” với Chí. Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy mối quan hệ chủ - tớ, cuộc đối thoại này cũng chính là lời Chí tự nói với bản thân mình, đó là lời ăn năn, giãi bày, thú tội, khao khát của Chí.

b) – Tình huống giao tiếp ở đây là cuộc đối thoại giữa thầy thơ và viên quản ngục khi nói về Huấn Cao. Quản ngục tỏ ra thán phục, ngưỡng mộ, và tiếc thương trước tài năng của Huấn Cao.

- Cách sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, kèm với từ ngữ biểu cảm.

- Cách xưng hô: Thầy thơ: không xưng, gọi quản ngục là “thầy”; Viên quản ngục: xưng “tôi” – dạ bẩm (2 lần). Cách sử dụng từ ngữ xưng hô của 2 nhân vật này cho thấy đây là mối quan hệ (quan – lính), thể hiện sự cung kính.

Câu 4 trang 91 Văn 11 Cánh Diều tập 1

Lỗi về diễn đạt và dùng từ chưa phù hợp.

a) Lỗi: thì, coi như là

Sửa: Có thể nói, Chí Phèo là nhân vật mà tác giả Nam Cao muốn gửi đến cho độc giả nhiều thông điệp về bức tranh xã hội, một trong những tiêu cực thời bấy giờ.

b) Lỗi: tuy, như vậy, cực kì

Sửa: Mặc dù, Thị Nở có một vẻ bề ngoài nhìn xấu xí nhưng ẩn sâu bên trong thị vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ rất giàu tình yêu thương.

c) Lỗi: rất chất, thích cực kì luôn!

Sửa: Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc đã khiến cho nhiều độc giả yêu thích!

d) Lỗi: bên trong, cực kì.

Sửa: Thị Nở tuy bề ngoài nhìn xấu xí như vậy, nhưng ẩn sâu ở bên trong con người vẫn toát lên phẩm chất của một người phụ nữ giàu tình yêu thương.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 276
0 Bình luận
Sắp xếp theo