Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều lớp 11
Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11 Cánh Diều
Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật là nội dung bài học trang 57 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1. Tác phẩm nghệ thuật ở đây không đơn thuần là các tác phẩm văn học mà có thể là các tác phẩm điêu khắc, hội họa, điện ảnh, âm nhạc... Sau đây là mẫu gợi ý soạn bài Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật trang 57 SGk Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1, mời các em cùng tham khảo.
1. Dàn ý giới thiệu bài hát “Làng tôi” của Văn Cao
2. Dựa vào tư liệu sau đây, em hãy giới thiệu bài hát “Làng tôi” của Văn Cao
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin giới thiệu về bài hát “Làng tôi” của Văn Cao.
Đầu năm 1947, sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Văn Cao cùng các văn nghệ sĩ tản cư đi kháng chiến về đóng quản rải rác tại các thôn xóm thuộc huyện Ứng Hòa - Hà Đông. Trong một lần đi công tác, con đò chở ông xuôi trên sông Đáy, hai bên bờ sông rợp bóng tre xanh dưới nắng chiều nhẹ êm. Bỗng một hồi chuông từ nhà thờ ngân lên…, tiếng chuông tỏa lan trên mặt nước hòa trong tiếng mái chèo khua nước. Tiếng chuông khiến tâm hồn nhạy cảm của Văn Cao bồi hồi xao xuyến đưa ông về với miền quê thân thương đầy ắp những kỷ niệm… Từ những cảm xúc đó ông viết:
Làng tôi xanh bóng tre
Từng tiếng chuông ban chiều
Tiếng chuông nhà thờ rung
Đời đang vui đồng quê yêu dấu
…
Kỉ niệm về những tháng ngày dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương đã được nhạc sĩ Văn Cao thể hiện qua đoạn:
Ngày diệt quân Pháp tan
Là lúc tiếng chuông ngân
Tiếng chuông nhà thờ rung
Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng
Đánh tan lũ quân thù về làng xưa
Dân tưng bừng chặt tre phá cầu
Cùng lập chiến lũy đào hào sâu
Giặc chưa tan chiến đấu không thôi
Đồng quê chào đón ngày mai.
Bài hát được viết ở nhịp 6/8, điệu valse nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm, bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ. Bài hát gồm có ba lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết và có phần kết thúc đầy lạc quan và tin tưởng vào ngày mai sáng lạn. Từ điệu luân vũ cung đình sang trọng của châu Âu, Văn Cao đã biến thành một bài hát bình dị, nhẹ nhàng về làng quê Việt Nam. Có thể nói ông là vua valse thập niên 40 với những bài hát nổi tiếng như Ngày mùa, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Làng tôi...
Tóm lại, Làng tôi của Văn Cao có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để phần giới thiệu được hoàn thiện hơn.
3. Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật hội họa
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin giới thiệu về tác phẩm hội họa “Tiếng thét” (The Scream) của danh họa Edvard Munch.
“Tiếng thét” (The Scream) là tên của một trong bốn bản sáng tác, dưới dạng tranh vẽ và in trên đá theo trường phái biểu hiện của danh họa người Na Uy Edvard Munch (1863 - 1944) vào khoảng năm 1893 và 1910. Tất cả các bức họa đều vẽ một nhân vật với biểu cảm lo âu, tuyệt vọng đứng trên cầu.
Tiếng thét là một tác phẩm đơn giản đến kinh ngạc, nghệ sĩ sử dụng tối thiểu các hình thức để đạt được sự biểu đạt tối đa. Bức tranh bao gồm ba vùng chính: cây cầu, kéo dài một đường dốc từ khoảng cách giữa ở bên trái tranh để lấp đầy tiền cảnh; cảnh quan của bờ biển, hồ hoặc vịnh, và những ngọn đồi; và bầu trời với những đường uốn lượn cùng các tông màu cam, vàng, đỏ và xanh lam-xanh lục. Tiền cảnh và hậu cảnh hòa quyện vào nhau, những đường nét trữ tình của những ngọn đồi cũng gợn lên bầu trời. Những hình người hoàn toàn tách biệt khỏi cảnh quan này bởi cây cầu. Tuyến tính chặt chẽ của nó mang lại sự tương phản với hình dạng của cảnh quan và bầu trời. Hai hình người không mặt ở hậu cảnh góp phần vào độ chính xác về hình học của cây cầu, trong khi các đường mô tả thân, tay và đầu của nhân vật ở tiền cảnh cũng uốn lượn, áp đảo cảnh quan ở phía sau.
Theo như lời của chính họa sĩ Munch, bức tranh Tiếng Thét phác họa tâm hồn ông. Thay vì đi theo phong cách nghệ thuật thời bấy giờ – vẽ chủ thể trong tranh một cách tỉ mẩn, cẩn thận đến từng chi tiết – thì ông lại chọn phong cách vô thực để diễn tả cảm xúc cá nhân, không quá chú trọng vào chủ nghĩa hiện thực và hoàn hảo. Munch giải thích rằng bức vẽ khắc họa một khoảnh khắc của cơn khủng hoảng hiện sinh. Lúc đó, ông đang đi bộ dọc một con đường tương tự như con đường trong tranh, cũng vào lúc hoàng hôn vô cùng rực rỡ. Ông dạo bước cùng vài người bạn, nhưng khi họ tiếp tục đi, thì ông lại dừng lại để ngắm nhìn bầu trời trước mắt. Ông mô tả cảm giác mà thời nay ta gọi là một cơn hoảng loạn; bỗng nhiên ông thấy mệt mỏi, lo lắng, sợ không gian hẹp và gục ngã dưới sức nặng của thiên nhiên và thế giới, tất cả những cảm giác đó ào ạt ập đến trong cùng một lúc.
Có thể nói bức “Tiếng thét” là một trong những họa phẩm có sức sống lâu bền và được nhớ đến nhiều nhất trong lịch sử hội họa hiện đại, đó là một hình người “xương xẩu”, méo mó, miệng há, gương mặt biểu lộ nỗi kinh hoàng đứng trước một hậu cảnh là bầu trời đỏ rực đầy đe dọa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích
Suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”
Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm
Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết bài Đọc Tiểu Thanh kí
Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần?
Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị (4 mẫu)
Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Bài mở đầu lớp 11 Cánh Diều
- Soạn văn 11 bài Sóng sách Cánh Diều
- Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em lớp 11 Cánh Diều
- Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
- Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
- Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
- So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu
- Trong mạch cảm xúc của bài tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
- Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình
- Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
- Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 43 ngắn nhất
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (đúng nhất)
- Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
- Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều
- Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Chí Phèo lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
- Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
- Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116
- Soạn Viết bài thuyết minh tổng hợp trang 118
- Tự đánh giá Sông nước trong tiếng miền Nam
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 11
- Soạn bài Trái tim Đan Kô Cánh Diều
Bài viết hay Ngữ văn 11 Cánh Diều
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
Viết một đoạn văn trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần?
Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
Đoạn trích Trao duyên kể lại sự kiện gì, thể hiện chủ đề nào của Truyện Kiều?
Suy nghĩ về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay trang 43