Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (chuẩn)

Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là những gợi ý chi tiết giúp các em học sinh trả lời câu hỏi trang 51, 52 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 phần thực hành về phép đối. Sau đây là nội dung chi tiết gợi ý soạn văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 51, 52. Mời các em cùng tham khảo.

Soạn Thực hành tiếng Việt 11 trang 51, 52

Câu 1 trang 51 Ngữ Văn 11 tập 1 Cánh Diều

Chỉ ra các cặp câu hoặc vế câu đối nhau trong những câu thơ dưới đây. Phân tích một cặp đối để thấy các từ ngữ và cấu trúc câu trong cặp ấy đối nhau về những mặt nào.

Trả lời

a. Bên lở đối với bên bồi, đục đối với trong → Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở bên bồi của khúc sông.

b. Lom khom đối với lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi đối với bên sông (vị trí địa hình). → Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.

c. Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh “sóng biếc” và “lá vàng”, màu “biếc” và sắc “vàng” tạo nên sự hài hoà của bức tranh ngày thu. Bức tranh thu có sự chuyển động của các sự vật khá gần gũi trong cuộc sống con người, nhưng sự chuyện động ấy lại có sự đối lập bởi bên dưới mặt ao sóng nước nương theo làn hơi để “gợn tí” nhưng bên trên khoảng không là trạng thái “khẽ đưa vèo” của lá vàng trước gió.

Câu 2 trang 51 Ngữ Văn 11 tập 1 Cánh Diều

Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình dung về hai chị em Thuý Vân, Thuý Kiều như thế nào?

Trả lời

- Trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) tác giả sử dụng phép đối trong việc miêu tả vẻ đẹp của hại em Thúy Vân và Thúy Kiều. Trong khi Thùy Vân mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, hài hòa thì Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo khiến thiên nhiên phải ghen tị, nhún nhường.

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Vân: Tả cụ thể: “Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” (nghĩa là gương mặt phúc hậu, mắt phượng mày ngài. Nụ cười tươi như hoa, tiếng nói trong như da trắng như tuyết, tóc đen như mây).

+ Miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều: Tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (mắt long lanh như nước hồ thu, lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân).

→ Những yếu tố miêu tả này giúp cho bức chân dung của hai chị em Thúy kiều, Thúy Vân hiện lên đầy ấn tượng, sinh động và gợi cảm.

Câu 3 trang 52 Ngữ Văn 11 tập 1 Cánh Diều

Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó trong các đoạn văn đã dẫn.

Trả lời

a.

- Tác giả đã khéo léo miêu tả trên ngòi bút nghệ thuật biện pháp đối được tác giả sử dụng trong câu "Tinh thần yêu nước" như "một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước." được thể hiện một cách cụ thể và độc đáo.

- Tác dụng: Bằng việc sử dụng biện pháp tu từ đối tác giả đã làm nổi bật sức mạnh cuồn cuộn, vô song của tinh thần yêu nước.

b.

- Đối trong "từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... ".

- Việc sử dụng pháp đối giúp làm nổi bật nét đẹp trong phong cách sống của người Hà Nội.

c.

- Việc sử dụng "Kết vào" đối với "tan biến" nhằm nhấn mạnh người đọc cần hòa nhập chứ không hòa tan.

Câu 4 trang 52 Ngữ Văn 11 tập 1 Cánh Diều

Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm. Đoạn văn cần giúp người đọc thấy được cái hay của biện pháp đối trong câu đối ấy.

Câu 4 trang 52 Ngữ Văn 11 tập 1 Cánh Diều

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 203
0 Bình luận
Sắp xếp theo