Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
Thực hành đọc hiểu Nỗi niềm tương tư lớp 11
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư lớp 11 Cánh Diều
- Trả lời câu hỏi cuối bài Nỗi niềm tương tư
- Câu 1. Theo em, đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư có hợp lí không? Vì sao?
- Câu 2. Những cử chỉ nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư?
- Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật
- Câu 4. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?
- Câu 5. So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều
Nỗi niềm tương tư là một đoạn trích từ truyện thơ Nôm Bích Câu kì ngộ của tác giả Vũ Quốc Trân. Nỗi niềm tương tư là câu chuyễn diễn tả tâm trạng vấn vương nhớ nhung nghời đẹp của Tú Uyên sau cuộc dạo chơi ở chùa Ngọc Hồ. Trong bài học Thực hành đọc hiểu trang 21 SGK Ngữ Văn 11 Cánh Diều tập 1 các em sẽ được làm quen với đoạn trích Nỗi niềm tương tư. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ gợi ý soạn Văn 11 Cánh Diều bài Nỗi niềm tương tư giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để trả lời các câu hỏi phần Thực hành đọc hiểu Nỗi niềm tương tư lớp 11.
Soạn bài Nỗi niềm tương tư lớp 11 Cánh Diều
Đọc hiểu Nỗi niềm tương tư
Câu 1. Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên.
Trả lời:
- Những cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư của Tú Uyên: Gảy khúc đàn tranh…ra tình hoài nhân, chuốc chén rượu đào, ngồi suốt năm canh, nghe những tiếng đoạn trường, ngắm bóng trăng tàn.
Câu 2. Chú ý những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích
Trả lời:
Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: so sánh, điệp cấu trúc.
Trả lời câu hỏi cuối bài Nỗi niềm tương tư
Câu 1. Theo em, đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư có hợp lí không? Vì sao?
Đặt nhan đề đoạn trích là Nỗi niềm tương tư là hoàn toàn hợp lí vì: nội dung bao trùm toàn đoạn trích là nói về nỗi nhớ thương, nỗi tương tư của Tú Uyên với người mà chàng chỉ gặp 1 lần trong hội chùa. Nhan đề Nỗi niềm tương tư đã bao quát được nội dung của đoạn trích nên nhan đề này hoàn toàn hợp lí.
Câu 2. Những cử chỉ nào của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư?
Những cử chỉ của Tú Uyên cho thấy chàng đang sống trong tâm trạng tương tư là:
- "Lần trăng ngơ ngẩn ra về" : Dưới bóng trăng ra về, chàng bước những bước chân thơ thẩn vì đầu óc đang bận nghĩ tới cô gái.
- "Nỗi nàng canh cánh nào quên": Kí ức về lần gặp mặt với nàng không thể nào quên, cứ quanh quẩn đâu đó.
- "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân": Những lúc đánh đàn tranh mà lòng lại đang nhớ đến người.
- "Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình": Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng.
Câu 3. Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật
Nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích là điệp ngữ “có khi…” được lặp đi lặp lại nhiều lần. Điều này giúp khắc họa rõ nét và chân thật về nội tương tư của Tú Uyên. Đồng thời càng nhấn mạnh nỗi nhớ lặp đi lặp lại, luôn hiện hữu mỗi khi chàng làm bất cứ việc gì cũng có hình bóng nàng.
Câu 4. Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư?
+ Thể thơ lục bát.
+ Chữ Nôm.
+ Tự sự: Câu chuyện về những ngày tháng tương tư của một chàng trai.
+ Trữ tình: Thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết.
Đoạn trích Nỗi niềm tương tư là câu chuyện tình yêu được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ lục bát. Đoạn trích, kể lại những tháng ngày tương tư của chàng thư sinh Tú Uyên dành cho cô gái xinh đẹp mới gặp lần đầu. Qua đó, bộc lộ được những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của nhân vật. Chàng ngày nhớ, đêm mong. Khi tỉnh cũng nhớ mà khi say cũng nhớ. Những khi một mình nỗi nhớ đấy càng da diết hơn.
Câu 5. So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều
Lần trăng ngơ ngẩn ra về,
Đèn thông khâu cạn, giấc hoè chưa nên.
Nỗi nàng canh cánh nào quên,
Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là?
(Bích Câu kì ngộ)
Chàng Kim từ lại thư song
Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây.
Sầu đong càng lắc càng đầy.
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
(Truyện Kiều)
Trả lời
- Tâm trạng của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ: thể hiện nỗi tương tư đến “ngẩn ngơ” nhưng không thể gặp lại được nên càng khiến Tú Uyên càng thêm nhớ mong.
- Tâm trạng của Kim Trọng trong Truyện Kiều: sự tương tư, mong nhớ khôn nguôi. Nỗi tương tư ấy bộc lộ trực diện, không một chút e dè, giấu giếm.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Soạn Bài mở đầu lớp 11 Cánh Diều
- Soạn văn 11 bài Sóng sách Cánh Diều
- Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em lớp 11 Cánh Diều
- Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
- Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
- Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
- So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu
- Trong mạch cảm xúc của bài tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
- Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình
- Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
- Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 43 ngắn nhất
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (đúng nhất)
- Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
- Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều
- Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Chí Phèo lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
- Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
- Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116
- Soạn Viết bài thuyết minh tổng hợp trang 118
- Tự đánh giá Sông nước trong tiếng miền Nam
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 11
- Soạn bài Trái tim Đan Kô Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11 Cánh Diều
Tự đánh giá cuối học kì 1 bài Hai đứa trẻ
Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
Đoạn trích Trao duyên kể lại sự kiện gì, thể hiện chủ đề nào của Truyện Kiều?
So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu
Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần?
Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116