Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ đã học ngắn gọn
Viết một đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc
- Câu 3 trang 25 SGK Văn 11 Cánh Diều tập 1
- Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 1
- Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 2
- Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 3
- Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 4
Viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) phân tích tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong một bài thơ mà em đã học hoặc đã đọc. Đây là nội dung câu hỏi số 3 trang 25 Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 bài Thực hành tiếng việt. Sau đây là một số gợi ý giúp các bạn trả lời câu hỏi trên và hoàn thành trước phần soạn bài Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1.
Câu 3 trang 25 SGK Văn 11 Cánh Diều tập 1
Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 1
Sóng là một hình tượng động, bất biến chính vì vậy mà sóng được các nhà thơ chọn làm thi liệu để biểu tượng cho tình yêu. Xuân Quỳnh đã mượn sóng để biểu tượng cho những cung bậc tình cảm của người phụ nữ trong tình yêu với thật nhiều những khát khao và biến động.
Trong khổ thơ:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Nhìn thấy sóng, “em nghĩ về anh, em”. Bằng biện pháp lặp cấu trúc “em nghĩ về” đã càng nhấn mạnh nỗi suy tư của tác giả. Đúng là một tâm hồn đang khao khát tình yêu đẹp đẽ. Bởi đứng trước sự bao la của thiên nhiên, sóng bể, tác giả không nghĩ tới bản thân, gia đình mà nghĩ ngay tới “anh”. Và đến khi gặp sóng, nhìn thấy sóng dạt dào và dịu êm, em thấy như lòng mình. “Em”, “anh” và “sóng” có một sợi dây liên kết. Bởi hình ảnh sóng là nỗi lòng của tác giả, là của nhân vật trữ tình em, của người con gái đang yêu.
Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 2
Biện pháp lặp cấu trúc đã được tác giả khéo léo gài gắm vào hai câu thơ trích trong tác phẩm "Lời tiễn dặn": "Đừng bỏ em trơ trọi giữa rừng/Đừng bỏ em giữa dòng thác trào dâng!". Cụm từ "đừng bỏ em" đã nói lên cảm xúc lưu luyến, không nỡ của người con gái khi phải chia xa. Tính từ "trơ trọi" càng khiến cho nỗi cô đơn, lạc lõng bao trùm hết thảy không gian. "Dòng thác trào dâng" hay cũng chính là sự tuôn trào của cảm xúc. Người con trai ra đi mang theo bao nỗi niềm. Người con gái ở lại cũng ôm theo vô vàn tiếc nuối. Có thể nói, biện pháp lặp cấu trúc đã góp phần đẩy cảm xúc của đoạn thơ lên cao, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 3
"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này..."
Trong đoạn thơ này, tác giả Viễn Phương đã nói lên được những ước ao, mong mỏi của bản thân. Từ đó, thể hiện niềm kính yêu sâu sắc dành cho vị cha già vĩ đại của dân tộc. Điệp ngữ "muốn làm" kết hợp với hàng loạt những danh từ phía sau chính là minh chứng cho điều đó. Ông nguyện hóa thân thành con chim, ngày ngày cất tiếng hót reo vui bên Bác. Ông ước mong trở thành một đóa hoa, làm đẹp thêm cho nơi Bác yên nghỉ. Và ông còn muốn hóa thành cây tre trung hiếu, canh giữ và bảo vệ cho giấc ngủ ngàn thu của Hồ Chủ tịch. Chỉ một vài chi tiết ấy thôi, độc giả cũng thấy được tình yêu, lòng kính trọng của nhà thơ đối với Bác Hồ. Biện pháp lặp cấu trúc đã nhấn mạnh nỗi khát khao cháy bỏng trong lòng tác giả. Đồng thời, giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng và da diết vô cùng.
Đoạn văn phân tích tác dụng của biện pháp lặp cấu trúc trong một bài thơ - mẫu 4
Thi sĩ Xuân Diệu yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp đến mãnh liệt nhưng bên trong những vần thơ của ông vẫn gây cho người đọc một cảm giác chênh vênh, hụt hẫng. Điều đó, được thể hiện rất sâu sắc qua biện pháp điệp từ trong bài thơ “Vội vàng” :
“Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều…”
Biện pháp tu từ điệp từ cách quãng “Ta muốn” tạo nên cấu trúc câu đều đặn, hối hả như đang thúc giục mọi người hãy yêu quý tuổi trẻ, thanh xuân của mình, hãy làm những điều mình muốn mà chỉ có thể tuổi trẻ mới làm được, đầu tiên đó là yêu thiên nhiên. Tất cả đều thể hiện sự gấp gáp, cuống quýt, vồ vập. Xuân Diệu muốn ôm giữ lấy những vẻ đẹp non tươi của cuộc sống đang diễn ra: sự sống bắt đầu mơn mởn, mây đưa, gió lượn,…để nó khỏi trôi đi nhưng dù ôm chặt mà vẫn không thể giữ được trọn vẹn.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Tôi yêu em Cánh Diều ngắn nhất
Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1
Soạn Văn 11 Cánh Diều bài Lời tiễn dặn
Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
Phân tích bài Nỗi niềm tương tư hay và ngắn gọn
Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
- Soạn Bài mở đầu lớp 11 Cánh Diều
- Soạn văn 11 bài Sóng sách Cánh Diều
- Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em lớp 11 Cánh Diều
- Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
- Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
- Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
- So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu
- Trong mạch cảm xúc của bài tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
- Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình
- Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
- Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 43 ngắn nhất
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (đúng nhất)
- Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
- Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều
- Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Chí Phèo lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
- Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
- Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116
- Soạn Viết bài thuyết minh tổng hợp trang 118
- Tự đánh giá Sông nước trong tiếng miền Nam
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 11
- Soạn bài Trái tim Đan Kô Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27