Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 52-57
- Phân tích bài mẫu Vở kịch Thúy Kiều – một kiếp đoạn trường
- 2. Thực hành trang 53 Ngữ văn 11 Cánh Diều
- Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.
- Đề 2. Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích
- Đề 3. Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm "Truyện Kiều" (Nguyễn Du).
- Bài tập trang 57 SGK Văn 11 Cánh Diều tập 1
Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật. Đây là nội dung bài học trang 52-57 trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1. Trong bài viết này Hoatieu sẽ hướng dẫn các em soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trang 52 Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 để các em có thêm gợi ý trả lời các câu hỏi trong bài.
Soạn Văn 11 Cánh Diều tập 1 trang 52-57
Phân tích bài mẫu Vở kịch Thúy Kiều – một kiếp đoạn trường
Câu 1. Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật nào? Văn bản có thể chia làm mấy phần và nội dung chính của mỗi phần là gì? Các nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản trong Bài 2 ra sao?
→ + Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật kịch sân khấu.
+ Nội dung chính của các phần trong văn bản:
(1) Giới thiệu các nghệ sĩ trong vở kịch tái hiện Truyện Kiều và cách xây dựng hình tượng nhân vật của các nghệ sĩ.
(2) Những điểm gây chú ý của vở kịch so với bản nguyên tác.
Các nội dung này đưa ra các đặc điểm xây dựng nội tâm nhân vật, lời thoại, hành động, cử chỉ trên cơ sở phát triển và dựa vào Truyện Kiều để tạo nên vở kịch hoàn chỉnh nhất để đem tới người xem.
Câu 2. Tác giả đã nêu lên những thành công và hạn chế nào về nội dung và nghệ thuật của vở kịch?
→ + Về thành công, tác giả đã đề cập đến lời thoại đã được giản lược các điển cố, điển tích so với nguyên tác, thay vào đó là lồng ghép các câu thơ quen thuộc, nổi tiếng từ trong nguyên tác, kết hợp lối nói vần điệu và ngôn từ truyền thống, như vậy có thể giúp người xem nắm bắt được nội dung vở kịch dễ dàng nhất.
+ Về hạn chế, tác giả đề cập đến sự kết hợp chưa nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo, chưa khớp và hơi nhiều hơn mức cần thiết ở một số phân cảnh. Ngoài ra, vở kịch chưa thực sự sáng tạo tới mức phá cách, tạo điểm nhấn, vượt ra khỏi nội dung của Truyện Kiều, một số phân cảnh không thật sự cần thiết.
Câu 3. Qua văn bản, có thể rút ra được những lưu ý gì khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật?
→ Qua văn bản, rút ra được một số lưu ý khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật:
+ Đưa ra được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Rút ra được những ưu điểm, hạn chế của tác phẩm khi phân tích
1.2. Để viết bài nghị luận phân tích tác phẩm nghệ thuật, các em cần chú ý:
- Tìm hiểu kĩ về tác phẩm nghệ thuật được phân tích (đặc điểm thể loại, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh thời đại,…)
- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua một số chi tiết cụ thể.
- Nêu được nhận xét cá nhân về thành công và hạn chế của tác phẩm.
- Thực hiện các bước theo quy trình tạo lập văn bản.
2. Thực hành trang 53 Ngữ văn 11 Cánh Diều
Bài tập (trang 52 sgk Ngữ Văn lớp 11 Tập 1): Chọn một trong ba đề sau để thực hành luyện tập:
Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.
Vẻ đẹp bức tranh Hoa hướng dương của Vincent Van Gogh
Nếu bạn quen thuộc với tác phẩm của Vincent Van Gogh, chắc chắn bạn đã nhìn thấy những bức tranh Hoa hướng dương trong tác phẩm của ông. Cho dù là nằm "nghỉ ngơi" trên một bề mặt phẳng hoặc trong một chiếc bình, hoa hướng dương cũng gợi lên một cuộc sống tĩnh lặng và trở thành các tác phẩm nổi tiếng nhất của Van Gogh.
Hãy ngắm nhìn bức tranh đang được treo tại Phòng trưng bày Quốc gia của London mà danh họa người Hà Lan đã vẽ ở Arles, miền Nam nước Pháp vào tháng 8 năm 1888. Mười lăm bông hoa hướng dương được cắm trong một chiếc bình đất nung đơn điệu trên nền màu vàng rực. Một số bông hoa vẫn tươi tắn nở bung, tựa như vòng lửa lấp lánh, với những cánh hoa vàng tỏa rực bao tròn lấy nhụy. Nhưng bên cạnh đó lại là những bông hoa đã kết hạt và bắt đầu tàn rũ.
Chiếc bình, chiếc bàn và nền cũng được sơn màu tông màu vàng và nâu vàng tạo nên tổng thể
vẽ một chất lượng tươi sáng đặc biệt. Chúng trông giống như những khối màu sắc bên dưới của hoa hướng dương và làm cho bức tranh tổng thể trở nên tươi sáng rực rỡ.
Vừa mang thông điệp tinh thần về sự thay đổi của thời gian, bức tranh vừa mang đến một sự thay đổi đầy màu sắc, đối lập mạnh mẽ với truyền thống cũ kỹ của hội họa hoa Hà Lan thời bấy giờ, vốn đã kéo dài từ thế kỷ 17.
Danh họa người Hà Lan có một niềm đam mê mãnh liệt với với hoa hướng dương, Ông thích những màu sắc rực rỡ và hình dáng của chúng. Những bông hoa hướng dương mạnh mẽ, cứng cáp mang trong mình sự gồ ghề, thô ráp và mộc mạc của vùng nông thôn đã trở thành biểu tượng cho chính lý tưởng kiên định và tình yêu chân thành với hội họa của Van Gogh.
Đề 2. Bàn luận về sức hấp dẫn của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích
Forrest Gump: Tác phẩm vĩ đại trong vũ trụ điện ảnh
Forrest Gump là một nhân vật hiếm gặp trong điện ảnh, cũng hiếm bộ phim nào như "Forrest Gump" (1994). Phim ra mắt đã gần 3 thập kỷ, nhưng cho tới giờ vẫn là một tượng đài trong điện ảnh, là một phim truyền cảm hứng đáng xem trong đời, và là tác phẩm truyền nghị lực sống nhân hậu, sống mạnh mẽ cho nhiều thế hệ người xem.
Để gọi ra chất của bộ phim cũng khó. Phim vừa hài, vừa bi, giàu xúc cảm, nhiều thông điệp ý nghĩa. Đó là lý do tại sao bao nhiêu năm trôi qua, "Forrest Gump" vẫn là một đỉnh cao trong sự nghiệp diễn xuất của tài tử Tom Hanks.
Nhân vật chính trong phim - người hùng Forrest Gump được đảm nhận bởi tài tử Tom Hanks. Forrest Gump là một người đàn ông luôn gọn gàng, tươm tất, có chỉ số IQ ở mức 75. Cuộc đời nhân vật Forrest Gump được khắc họa trong phim từ thập niên 1950 - 1980, với biết bao biến động thời cuộc xảy ra với nước Mỹ.
Forrest Gump đã chứng kiến và trải nghiệm những biến động, đã sống sót vượt qua tất cả chỉ với... lòng trung thực và sự tử tế.
Nếu nói "Forrest Gump" là một câu chuyện ấm áp kể về một người đàn ông có những hạn chế về trí tuệ, sẽ khiến bộ phim và nhân vật trở nên nhỏ bé và giới hạn. Bộ phim quả thực nói về một anh chàng "khờ khạo", nhưng cũng chính là nói về mỗi chúng ta - những con người nhỏ bé và nhiều khi tưởng như bất lực trước cuộc đời, trước những xoay vần, biến động.
Trước muôn vàn đổi thay, trước những khó khăn, khắc nghiệt, nếu chúng ta không phải những cá nhân rất xuất sắc, liệu có thể chống đỡ và trụ vững được không? "Forrest Gump" là một câu trả lời đầy ý nghĩa, là một bài thiền dành cho những ai đang cảm thấy mình quay cuồng giữa biến thiên cuộc đời.
Có thể nói, Forrest Gump là bộ phim thể hiện thành công những tình cảm đẹp đẽ, tình gia đình, tình yêu,tình bạn, tình đồng chí và cả tình cảm giữa những con người xa lạ. Điều này đã giúp bộ phim mang ý nghĩa vô cùng nhân văn và cao cả.
Đề 3. Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm "Truyện Kiều" (Nguyễn Du).
Trong dòng chảy văn học trung đại, mỗi nhà văn, nhà thơ đều góp phần làm nên diện mạo của nền văn học Việt Nam qua nhiều tác phẩm xuất sắc thuộc nhiều thể loại khác nhau. Và khi nhắc đến Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, bạn đọc mọi thế hệ không thể không nhắc tới tác phẩm “Truyện Kiều”. Đọc những trang Kiều, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích trích từ câu “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh” đến “Ai tri âm đó mặn mà với ai?” là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
Trước tình cảnh đầy trớ trêu nơi chốn lầu xanh, trong Thúy Kiều luôn hiện lên bao nỗi niềm đau đớn, xót thương cho thân phận, cuộc đời của mình.
Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
Câu thơ “Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh” đã mở ra thời gian ban đêm, khi những cuộc vui đã tàn, đó là thời điểm hiếm hoi Kiều được sống là chính mình, đối diện với chính mình cùng bao nỗi niềm, suy tư, trăn trở. Trong chính khoảnh khắc ít ỏi ấy, Kiều “giật mình” bởi sự bàng hoàng, thảng thốt trước thực tại cuộc sống của mình. Để rồi, sau cái giật mình ấy chính là nỗi thương mình, xót xa cho chính bản thân mình và nỗi thương mình, sự xót xa ấy của Kiều xét đến cùng chính là sự tự ý thức về nhân cách của Thúy Kiều. Trong nỗi niềm xót xa, sự cô đơn đến tột cùng ấy, Thúy Kiều đã đi tìm nguyên nhân để lí giải chúng.
Khi sao phong gấm rủ là,
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân.
Nghệ thuật đối đã được tác giả sử dụng thành công thông qua việc sử dụng hàng loạt các hình ảnh đối lập nhau, giữa một bên là “phong gấm rủ là” gợi những tháng ngày quá khứ êm đềm, hạnh phúc với một bên là những hình ảnh “tan tác”, “hoa giữa đường”, “dày gió dạn sương”, “bướm chán ong chường” để gợi lên hiện tại phũ phàng, bị chà đạp, vùi dập. Thể hiện sự đối lập giữa quá khứ với hiện tại, tác giả Nguyễn Du đã tô đậm cuộc sống cùng tâm trạng ê chề, nhục nhã, chán chường của Thúy Kiều trong hoàn cảnh đầy trớ trêu. Thêm vào đó, với việc sử dụng hàng loạt từ để hỏi “khi sao”, “giờ sao”, “mặt sao”, “thân sao” đã tạo nên giọng điệu chất vấn, Thúy Kiều như đang tự hỏi, tự dằn vặt chính bản thân mình. Trong nỗi niềm chua xót, đầy giày vò ấy, Thúy kiều đã nhận thức rõ sự đối lập đau xót và chua chát giữa ta và người.
Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì.
Không chỉ đối lập giữa cuộc sống ở quá khứ và hiện tại, mà giờ đây, trong Thúy Kiều còn hiện hữu rõ nét sự đối lập giữa cảnh vật bên ngoài với nỗi niềm tân trạng của chính mình. Bi kịch ấy của Thúy Kiều được thể hiện rõ nét trong những tám câu thơ cuối của đoạn trích.
Đòi phen gió tựa hoa kề
Nửa rèm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.
Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?
Đòi phen nét vẽ câu thơ,
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa
Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?
Cuộc sống nơi chốn lầu xanh ở khung cảnh bên ngoài với đầy đủ những nét thanh cao, tao nhã, phong lưu được tác giả tái hiện lại thông qua các hình ảnh giàu sức gợi “gió tựa hoa kề”, “tuyết ngậm”, “trăng thâu”, “nét vẽ”, “câu thơ”, “cung cầm”, “nước cờ”. Nhưng ẩn sâu bên trong đó là bản chất phũ phàng và đầy xót xa, đầy tủi nhục và nhơ nhớp. Và bởi vậy, cảnh vật ở nơi đây đối với Thúy Kiều chính là một sự giả tạo và nàng không thể tìm thấy bầu bạn, không thể tìm thấy tri âm và nàng thờ ơ với mọi thứ xung quanh mình. Đặc biệt, với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, tác giả Nguyễn Du đã cho thấy tâm trạng của Thúy Kiều khi sống ở nơi đây, đó chính là sự gượng gạo, tự thương, tự xót xa cho số phận của chính mình. Đặc biệt, tâm trạng đau đớn như xé lòng của Kiều được thể hiện qua việc sử dụng hàng loạt các câu hỏi tu từ.
Tóm lại, đoạn trích với việc sử dụng thành công nghệ thuật đối cùng những hình ảnh giàu sức gợi đã thể hiện một cách rõ nét và sâu sắc nỗi niềm tâm trạng, sự xót thương số phận của Thúy Kiều. Đồng thời, ẩn sau đó người đọc cũng cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của nàng.
Bài tập trang 57 SGK Văn 11 Cánh Diều tập 1
Đoạn văn tham khảo (Đề 3)
- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (lô gích):
Đoạn trích dưới đây thuộc Truyện Kiều (Nguyễn Du) miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh:
Mộng Liên Đường Chủ Nhân đã từng khái quát về thân thế Thuý Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; Khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; Khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác; Khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; Khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ cùng tê lưỡi…”. Đọc đến đây, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích dưới đây là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần?
Phân tích nhân vật Từ Hải trong Anh hùng tiếng đã gọi rằng
Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 43 ngắn nhất
Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần?
Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) giới thiệu một câu đối Tết mà em đã sưu tầm
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Bài mở đầu lớp 11 Cánh Diều
- Soạn văn 11 bài Sóng sách Cánh Diều
- Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em lớp 11 Cánh Diều
- Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
- Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
- Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
- So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu
- Trong mạch cảm xúc của bài tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
- Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình
- Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
- Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 43 ngắn nhất
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (đúng nhất)
- Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
- Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều
- Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Chí Phèo lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
- Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
- Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116
- Soạn Viết bài thuyết minh tổng hợp trang 118
- Tự đánh giá Sông nước trong tiếng miền Nam
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 11
- Soạn bài Trái tim Đan Kô Cánh Diều
Bài viết hay Ngữ văn 11 Cánh Diều
Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
Phân tích đoạn trích khi tỉnh rượu giấc tàn canh (Truyện Kiều)
Trong mạch cảm xúc của bài Tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
Đoạn văn (khoảng 10-12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Tóm tắt Một người Hà Nội Văn 11 Cánh Diều
Tóm tắt Tấm lòng người mẹ siêu ngắn