Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở ngắn nhất
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở tác giả tác phẩm
- 2. Chuẩn bị văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- 3. Đọc hiểu văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- 4. Trả lời câu hỏi bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở trang 107
- Câu 1. Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có phổ biến trong cuộc sống hiện nay không?
- Câu 2. Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn
- Câu 3. Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Câu 4. Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
- Câu 5. Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).
- Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Phải coi luật pháp như khí trời để thở là nội dung bài học trang 104 sách giáo khoa Ngữ văn Cánh Diều 11 của tác giả Lê Quang Dũng. Thông qua bài học này các em sẽ nhận biết được những hậu quả của việc vi phạm và coi thường luật pháp. Từ đó thấy được vai trò của luật pháp đối với mỗi cá nhân trong cuộc sống. Sau đây là gợi ý soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở ngắn gọn sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trang 104-107 SGK Văn 11 Cánh Diều tập 1.
Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở tác giả tác phẩm
1. Xuất xứ
- Văn bản Phải coi pháp luật như khí trời để thở được in trong cuốn sách: Người Việt phẩm chất và thói hư tật xấu của tác giả Lê Quang Dũng.
2. Đề tài
- Pháp luật (thái độ tôn trọng và đề cao việc chấp hành pháp luật)
3. Nhan đề:
- Khẳng định vai trò quan trọng của luật pháp với đời sống (giống như con người sống được là nhờ có khí trời)
4. Bố cục:
- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn gồm có: Nhan đề, sa pô, các tiểu mục, tên tác giả, nơi in ấn, đơn vị, thời gian phát hành.
- Sapô: Phần in đậm mở đầu
- Các tiểu mục:
+ Từ chuyện an toàn lao động
+ Đến tai nạn giao thông
+ Và trò đùa tai hại
+ Phải coi pháp luật như khí trời để thở
5. Phương thức biểu đạt
- Tự sự kết hợp với phương thức miêu tả, thuyết minh, nghị luận
2. Chuẩn bị văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Văn bản viết về vấn đề: luật pháp. Đây là môt vấn đề gần gũi, cần thiết trong cuộc sống.
- Mục đích của văn bản: cho người đọc thấy được tầm quan trọng của pháp luật.
Hình thức của văn bản được trình bày thành các đề mục lớn, rõ ràng.
- Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin bổ ích: tầm quan trọng của pháp luật với đời sống, xã hội, với sự phát triển đất nước.
- Tình cảm và thái độ của người viết thể hiện trong văn bản
- Dự đoán nội dung chính của văn bản này: những thói hư tật xấu của người Việt đó chính là việc coi thường pháp luật, không chấp hành pháp luật cần phải thay đổi.
- Một số vấn đề tôn trọng và chấp hành pháp luật trong cuộc sống:
+ Pháp luật với vấn đề thực hiện dân chủ ở nông thôn Việt Nam.
+ Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông....
3. Đọc hiểu văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở
Câu 1: Theo em, nội dung in đậm này có đúng yêu cầu của phần sa pô?
Theo em, nội dung in đậm đúng yêu cầu của phần sa pô. Vì nó đã khơi mở vấn đề, nằm ngay dưới tiêu đề có vai trò mở đầu, tóm tắt nội dung bài viết.
Câu 2: Quan sát toàn văn bản để biết có bao nhiêu tiêu mục được in đậm.
Có 4 tiểu mục được in đậm.
Câu 3: Nội dung chính của tiểu mục này là gì?
Nội dung chính của tiểu mục này là bàn về vấn đề an toàn trong lao động ở Việt Nam.
Câu 4: Chú ý việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện.
Việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện làm cho thông tin thêm tính xác thực, thu hút người đọc hơn.
Câu 5: Tác dụng của các số liệu ở đây là gì?
Việc nêu số liệu làm cho thông tin thêm tính xác thực.
Câu 6: Câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả?
Câu văn: Hãy thử tưởng tượng… khủng khiếp biết chừng nào!
→ Khẳng định về tác hại của tai nạn giao thông đồng thời làm dẫn chứng đanh thép cho lập luận ở trên
Câu 7: Nhan đề tiểu mục này cho biết thái độ gì của tác giả?
Thái độ lên án, phê phán
Câu 8: Nội dung tiểu mục này liên quan với nhan đề như thế nào?
Tên của tiểu mục đã chứa tên nhan đề bài viết. Nội dung mục này có liên quan trực tiếp tới vấn đề mà tác giả Quãng Dũng đang muốn bàn luận trong bài viết. Trong câu chuyện của Giáo sư, người khách thắc mắc về khẩu hiệu được nêu lên là "Sống và làm việc theo pháp luật", đối với anh ta con người sống và làm việc thì phải thở. Như vậy có thể coi luật pháp như khi trời để thở.
4. Trả lời câu hỏi bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở trang 107
Câu 1. Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở viết về vấn đề gì? Vấn đề ấy có phổ biến trong cuộc sống hiện nay không?
Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở cho người đọc thấy rõ một trong những vấn đề rất cần chú trọng trong cuộc sống hiện nay, đó là vấn đề chú trọng pháp luật. Qua văn bản, người đọc hiểu hơn về tầm quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội, với sự phát triển đất nước.
Câu 2. Bố cục và cách trình bày của văn bản có gì đáng chú ý? Tóm tắt nội dung chính của từng phần bằng một vài câu ngắn gọn
- Bố cục văn bản được sắp xếp thành các phần, mục lớn gồm có: Nhan đề, sa pô, các tiểu mục, tên tác giả, nơi in ấn, đơn vị, thời gian phát hành.
+ Phần 1: Mở đầu.
+ Phần 2: Bàn về vấn đề an toàn lao động. Kể về một câu chuyện liên quan đến một tai nạn xảy ra trong lao động mà tác giả biết được, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét cá nhân và từ một kỹ sư người Nga.
+ Phần 3: Bàn về vấn đề tai nạn giao thông. Kể về một vụ tai nạn giao thông mà tác giả thấy trong một lần về quê thăm bạn. Sau đưa ra thống kế số liệu các vụ tai nạn giao thông. Từ đó rút ra ý kiến cá nhân.
+ Phần 4: Bàn về các trò đùa tai hại. Kể về trò đùa tai hại của một người khiến chuyến bay bị ảnh hưởng. Từ đó đặt các vấn đề về đạo đức, văn hóa ứng xử và pháp luật.
+ Phần 5: Phải coi luật pháp quan trọng như khí trời để thở. Tác giả kể về câu chuyện của giáo sư Phan Ngọc để từ đó rút ra kết luận về tầm quan trọng của pháp luật.
Câu 3. Chỉ ra tính chất tổng hợp của văn bản thông tin Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Trong văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở tác giả đã đặt ra vấn đề về phải coi phép luật như khí trời để thở. Tác giả tiến hành phân chia đề mục từng phần khác nhau. Trong từng phần là dẫn chứng thực tế, những câu chuyện có thật, những số liện cụ thể để từ đó đúc rút ra những kết luận, bài học.
→ Cuối cùng tổng kết được tầm quan trọng của pháp luật: "Để tiến đến văn minh, phải thượng tôn pháp luật."
Câu 4. Theo em, văn bản này nhằm mục đích gì? Mục đích ấy đã được làm sáng tỏ như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và tình cảm của người viết thể hiện trong văn bản?
- Cho mọi người thấy đươc được sự cần thiết phải chấp hành pháp luật như là yếu tố sống còn của con người.
- Để làm rõ mục đích ấy, bài viết được trình bày theo cách lần lượt nêu lên các hiện tượng vi phạm pháp luật của người Việt rất cụ thể, sinh động và hậu quả của sự vi phạm đó.
- Qua bài viết ta thấy được tác giả rất quan tâm đến vấn đề pháp luật. Tác giả lên án, phê bình với những hành vi vi phạm pháp luật, không tôn trọng pháp luật.
Câu 5. Nội dung văn bản mang lại cho em những thông tin và nhận thức bổ ích gì? Hãy kể lại một vài hiện tượng vi phạm pháp luật mà em biết trong cuộc sống (được chứng kiến, nghe kể hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng).
- Thông qua văn bản em biết có cái nhìn trực quan về xã hội, biết thêm nhiều các câu chuyện thực tế, các vấn đề vi phạm pháp luật để từ đó hiểu hơn và ý thức tầm quan trọng của pháp luật với đời sống. Đồng thời rút ra bài học cho mình là phải cố gắng tu dưỡng đạo đức, tuân thủ pháp luật để xây dựng một xã hội văn minh hơn.
- Một vài hiện tượng vi phạm pháp luật trong cuộc sống mà em đã gặp hoặc biết được:
+ Hiện nay, nhiều cá nhân khi tham gia giao thông không chấp hành tốt luật giao thông, vượt đèn đỏ và gây ra nhiều những tai nạn thương tâm.
+ Ba cô tiếp viên hàng không bị bắt do vận chuyển ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam.
Câu 6. Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) để trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Chí Phèo lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
Ghi lại ấn tượng sâu đậm nhất của em về hình tượng Chí Phèo
Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Bài mở đầu lớp 11 Cánh Diều
- Soạn văn 11 bài Sóng sách Cánh Diều
- Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em lớp 11 Cánh Diều
- Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
- Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
- Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
- So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu
- Trong mạch cảm xúc của bài tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
- Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình
- Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
- Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 43 ngắn nhất
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (đúng nhất)
- Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
- Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều
- Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Chí Phèo lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
- Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
- Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116
- Soạn Viết bài thuyết minh tổng hợp trang 118
- Tự đánh giá Sông nước trong tiếng miền Nam
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 11
- Soạn bài Trái tim Đan Kô Cánh Diều
Bài viết hay Ngữ văn 11 Cánh Diều
Soạn bài Tôi yêu em Cánh Diều ngắn nhất
Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
Tác giả gửi gắm tâm sự gì qua hai câu thơ kết bài Đọc Tiểu Thanh kí
Vì sao khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"
Suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”
Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em