So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu

Soạn bài Tôi yêu em trang 21 câu 6

Trả lời câu 6 trang 21 bài Tôi yêu em Cánh Diều: So sánh nội dung cảm xúc của Pu-skin qua hai dòng thơ: “Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm / Cầu em được người tình như tôi đã yêu em." với cảm xúc của Hồ Xuân Hương qua hai câu thơ: “Có phải duyên nhau thì thắm lại / Đừng xanh như lá, bạc như vôi" (Mời trầu). Từ đó, nêu lên suy nghĩ của em về một tình yêu cao đẹp. Sau đây là gợi ý soạn Văn 11 trang 21 bài Tôi yêu em, mời các bạn cùng tham khảo.

So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu. Nêu suy nghĩ của em về một tình yêu cao đẹp

Gợi ý 1

So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu

Gợi ý 2

Hai câu thơ của Pu-skin: Với Pu-skin, khi yêu là yêu một cách chân thành, đằm thắm, sâu sắc nhất. Luôn dành trọn tình yêu đó cho người mình yêu. Dù có không thể đến được với nhau thì cũng sẽ luôn mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. Một tình yêu cao cả, không nhỏ nhen ích kỉ. Còn hai câu thơ của Hồ Xuân Hương: Tình yêu trong thơ của Hồ Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu thương, được sống trong tình yêu. Đó là sự khao khát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ khát khao được yêu thương, được hạnh phúc trọn vẹn. Qua hai câu thơ, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã truyền tải thông điệp: Có yêu thì yêu cho chân thật để tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò trêu hoa rồi bỏ đi. Từ hai quan niệm về tình yêu trên, tình yêu cao đẹp là khi hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung, cùng mong người kia được hạnh phúc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 47
0 Bình luận
Sắp xếp theo