Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
Soạn Văn 11 Cánh Diều bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ là bài Thực hành đọc hiểu trang 112 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được hiện thực sử dụng tiếng Việt của phần nhiều lớp trẻ Việt Nam bây giờ, giải pháp để khắc phục những hạn chế trong việc sử dụng tiếng Việt đó. Sau đây là mẫu soạn bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ Ngữ văn 11 Cánh Diều, mời các em cùng tham khảo.
1. Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ tác giả tác phẩm
1. Tác giả
- Phó giáo sư - tiến sĩ Phạm Văn Tình (Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam)
- Sinh năm 1954, quê ở Nam Định
2. Tác phẩm
Xuất xứ: văn bản được trích trên trang phunuonline.com.vn, ra ngày 28/07/2020.
Thể loại: Văn bản thông tin tổng hợp
Phương thức biểu đạt chính: Thuyết minh
Đề tài: Việc sử dụng tiếng Việt của lớp trẻ bây giờ
Bố cục
+ Phần 1: Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả...
+ Phần 2: ... đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ.
+ Phần 3: Nên nhìn nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?
2. Đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
Câu 1. Chú ý nội dung sa pô.
Nội dung: Thái độ bất bình, khó chịu với lối nói, lối viết của giới trẻ hiện nay.
Câu 2. Tìm hiểu các kí tự 8X, 9X, Y2K
+ 8X; 9X: Sinh ra vào thập niên thứ 8 và thứ 9 của thế kỷ XX.
+ Y2K: Sinh ra vào thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, bắt đầu từ năm 2000.
Câu 3. Chú ý các tiểu mục trong văn bản.
- Các tiểu mục:
Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả…
…đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ.
→ Là một câu văn nhưng được tách ra làm hai vế để ngăn cách hai đoạn mang hai nội dung tương ứng.
Câu 4. Việc trích dẫn bài viết của Giâu có tác dụng gì?
Để chứng minh cho vấn đề tác giả đang đề cập đến, đó là một bộ phận giới trẻ đang phá vỡ các chuẩn mực chính tả.
Câu 5. Tranh minh họa liên quan đến nội dung gì?
- Tranh minh họa liên quan đến nội dung của bài viết: Giới trẻ đang phá vỡ chuẩn mực chính tả.
Câu 6. Chú ý các loại sáng tạo “lệch chuẩn” ngôn từ.
- Sáng tạo “lệch chuẩn”:
+ Sáng tạo ra nhiều kiểu nói, dựa trên hiện tượng đồng âm nối từ: a-kay với chim cú -) cay cú…
+ Sử dụng “tiếng lóng”.
+ Sử dụng “teencode” làm cho hỗn loạn, khó kiểm soát.
Câu 7. Vì sao đây lại là điều đáng nói?
Đây là điều đáng nói vì cách nói này là do tự sáng tạo theo ý thích của nhiều nhóm học đường tạo nên teencode khác nhau. Mỗi nhóm một kiểu không giống với ngôn ngữ toàn dân. Nó gây ra nhiều sự hỗn loạn khó kiểm soát.
Câu 8. Chú ý quan điểm của người viết về việc sáng tạo ngôn ngữ.
- Quan niệm của người viết: Chuyện giới trẻ tạo ra một số từ ngữ, một số cách nói riêng cũng là bình thường. Thế giới cũng thế chứ đâu chỉ ta.
Câu 9. Phân biệt sự "đa dạng" và "hỗn tạp".
- Phân biệt:
+ Đa dạng là sự phong phú của nhiều cá thể khác nhau trong một tập thể.
+ Hỗn tạp là không thuần nhất, gồm có nhiều thứ rất khác nhau lẫn lộn vào với nhau.
Câu 10. Tác giả nêu lên vấn đề gì ở phần kết?
Ở phần kết, tác giả nêu lên vấn đề: Giới trẻ vì mải mê "sáng tạo" lạ kỳ mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ.
3. Trả lời câu hỏi bài Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ trang 116
Câu 1. Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề gì và liên quan tới đối tượng nào?
- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ viết về vấn đề: sử dụng tiếng Việt trong nói/ viết của người trẻ.
- Đối tượng liên quan là giới trẻ.
Câu 2. Bài viết được triển khai qua mấy phần, mỗi phần được thể hiện bằng hình thức gì? Em có nhận xét như thế nào về các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài?
- Bài viết được triển khai qua 4 phần:
+ Phần 1 là đoạn sa pô, đặt vấn đề và tóm tắt nội dung chính.
+ Phần 2 là "Từ việc phá vỡ các chuẩn mực chính tả", nêu lên biểu hiện của việc viết tắt, viết phá cách, sai chính tả trong giới trẻ.
+ Phần 3 là "...đến thay đổi và lệch chuẩn ngôn từ", phần này viết về giới trẻ sáng tạo ra những ngôn ngữ lệch chuẩn
+ Phần 4 là "Nên nhận thế nào từ góc độ ngôn ngữ học?", phần này nêu lên quan niệm của người viết về sáng tạo ngôn ngữ.
- Các ví dụ tác giả dẫn ra trong bài đều là những câu chuyện, thông tin lấy từ thực tế cuộc sống, những việc đã và đang xảy ra.
Câu 3. Phân tích ý nghĩa của vấn đề mà văn bản nêu lên.
- Vấn đề được đặt ra trong văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay.
+ Khi mạng xã hội ngày một phát triển, nhiều hình thức, ngôn ngữ, khái niệm... du nhập vào Việt Nam, một bộ phận giới trẻ đã và đang không ngừng tự mình "sáng tạo" ra những ngôn ngữ mới, tạo nên sự hỗn loạn trong giao tiếp.
Câu 4. Thái độ của người viết thể hiện trong văn bản như thế nào? Hãy phân tích thái độ ấy qua một số câu văn cụ thể.
+ "...anh chàng Giâu đã "thâu tóm"....." → Từ "thâu tóm" thể hiện thái độ mỉa mai.
+ "nhiều từ mà các "cậu ấm cô chiêu"...." → Tác giả đang nói kháy những bạn trẻ tự cho mình là giỏi sáng tạo ra những từ ngữ lệch chuẩn.
+ "Tiếng Việt của giới trẻ đang là một tiếng Việt rất đa dạng, nếu không nói là hỗn tạp". → Tác giả cho rằng ngôn ngữ của giới trẻ đang tạo ra sự hỗn tạp, người sử dụng phải cân nhắc lựa chọn kỹ.
+ "Cũng bởi bản chất....một trò chơi nhất thời,..." → Ngôn ngữ của giới trẻ chỉ là trò chơi, nổi một thời gian rồi lại chìm nghỉm không giá trị nào ngoài giải trí nhất thời.
+ "Thái quá bất cập....nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ mải mê với những "sáng tạo" kì lạ đó mà quên mất việc học tập và trau dồi tiếng mẹ đẻ." → Tác giả không hài lòng với việc mai mê sáng tạo lạ kỳ của bạn trẻ mà bỏ bê tiếng mẹ đẻ.
→ Tác giả cảm thấy việc "sáng tạo" ra ngôn ngữ mới của giới trẻ đang gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
Câu 5. Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ mang lại cho em những thông tin và những nhận thức bổ ích gì? Hãy nêu ra một số ví dụ cụ thể về việc sử dụng tiếng Việt không trong sáng mà em đã chứng kiến hoặc biết được qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Văn bản Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ cung cấp cho em những thông tin về thực trạng sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong giới trẻ.
- Giới trẻ ngày nay sáng tạo ra rất nhiều ngôn ngữ "độc, lạ", nhiều người không nắm rõ nguồn gốc, cách sử dụng sẽ gây ra những hiểu lầm không đáng có. Ví dụ từ "báo" là danh từ chỉ động vật hoặc một bài báo, động từ là dấu hiệu cho biết trước điều gì đó sắp xảy ra. Thế nhưng một số bạn trẻ sử dụng từ này như sau "báo cha, báo mẹ, báo đời...." Từ báo ở đây mang nghĩa tiêu cực nhưng với nhiều người không nắm rõ sẽ không hiểu nó là gì.
Câu 6. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) lí giải vì sao phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
Viết một đoạn văn trả lời câu hỏi: Vì sao phải coi luật pháp như khí trời để thở?
Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Bài mở đầu lớp 11 Cánh Diều
- Soạn văn 11 bài Sóng sách Cánh Diều
- Soạn bài Lời tiễn dặn Cánh Diều
- Thực hành đọc hiểu Tôi yêu em lớp 11 Cánh Diều
- Đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nói lên suy nghĩ của em về cách ứng xử trong tình yêu
- Đoạn văn ghi lại suy nghĩ của em về nhân vật tôi trong bài thơ Tôi yêu em
- Nêu cảm xúc của nhân vật trữ tình qua từng khổ thơ bài Tôi yêu em
- So sánh nội dung cảm xúc của Puskin qua 2 dòng thơ cuối với bài Mời trầu
- Trong mạch cảm xúc của bài tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
- Soạn bài Nỗi niềm tương tư ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1
- Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều
- Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một tư tưởng, đạo lí lớp 11 Cánh Diều
- Tự đánh giá Hôm qua tát nước đầu đình
- Soạn bài Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp ngắn gọn, dễ hiểu
- Soạn bài Trao duyên lớp 11 trang 43 ngắn nhất
- Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Anh hùng tiếng đã gọi rằng ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 51 Cánh Diều (đúng nhất)
- Soạn Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật lớp 11
- Nói và nghe Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật Cánh Diều
- Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
- Soạn bài Chí Phèo lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
- Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất
- Thực hành tiếng Việt trang 90 lớp 11 Cánh Diều
- Soạn Viết bài nghị luận xã hội về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học trang 92
- Soạn Thảo luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học lớp 11 Cánh Diều
- Soạn bài Phải coi luật pháp như khí trời để thở
- Soạn bài Tạ Quang Bửu - Người thầy thông thái ngắn nhất
- Thực hành đọc hiểu Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ
- Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116
- Soạn Viết bài thuyết minh tổng hợp trang 118
- Tự đánh giá Sông nước trong tiếng miền Nam
- Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì 1 lớp 11
- Đề thi cuối kì 1 Văn 11 Cánh diều
- Soạn bài Trái tim Đan Kô Cánh Diều
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11 Cánh Diều
Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Một người Hà Nội
Thực hành tiếng Việt - Lỗi về thành phần câu và cách sửa trang 116
Vì sao khẳng định thơ chữ Hán Nguyễn Du “là bức chân dung tự hoạ về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc"
Trong mạch cảm xúc của bài Tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều
Phân tích Lời tiễn dặn Cánh Diều hay, ngắn gọn