Suy nghĩ về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay trang 43

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là "người xưa của ta nay". Em có suy nghĩ gì về nhận định đó. Đây là nội dung câu hỏi số 6 trang 43 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1 bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp. Sau đây là gợi ý trả lời câu hỏi soạn văn 11 bài Nguyễn Du – Cuộc đời và sự nghiệp câu 6 trang 43 hay và chi tiết, mời các em cùng tham khảo.

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay - mẫu 1

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay

Nhà thơ Tố Hữu nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay - mẫu 2

Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc. Những tác phẩm của ông chưa đựng những giá trị tư tưởng, triết lí sống sâu sắc, cũng bởi vậy mà Tố Hữu nhận định ông là “người xưa của ta nay”. “Người xưa” là nhắc đến Nguyễn Du với những mong ước, khát khao lớn lao, còn “ta nay” chính là muốn chỉ Tố Hữu cũng có những suy nghĩ và mong muốn như Nguyễn Du. Trong các sáng tác của ông đề cao giá trị nhân văn con người. Các tác phẩm đó đều thể hiện sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với cuộc sống của con người, nhất là những người nhỏ bé, bất hạnh, ... đó là kết quả của quá trình quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về con người của tác giả. Qua tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ông đã đề ca ngợi hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng bạc mệnh. Ông sẵn sàng lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người. Ông đề cao quyền bình đẳng, giá trị của mỗi người. Tư tưởng của Nguyễn Du đã vượt qua thời đại để tồn tại đến nay.

Đoạn văn về nhận định Nguyễn Du là người xưa của ta nay

Tố Hữu từng nhận định: Nguyễn Du là “người xưa của ta nay”. Nhận định này là hoàn toàn đúng bởi trong các sáng tác của Nguyễn Du đều đề cao giá trị con người và có giá trị nhân văn sâu sắc cho đến tận ngày nay. Các tác phẩm của ông đề thể hiện sự cảm thông và niềm tự thương với những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh, những mảnh đời đau khổ. Đó là những kết quả mà đại thi hào đã quan sát và suy ngẫm trong suốt một cuộc đời thăng trầm mà ông đã đi qua. Các tác phẩm của ông đều có hình ảnh của những người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng lại bạc mệnh như: người ca nữ đất La Thành, nàng Tiểu Thanh đất Tây Hồ hay nàng Kiều trong Truyện Kiều. Từ đó, ông lên án xã hội phong kiến, đề cao khát vọng sống, khát vọng tình yêu của những người phụ nữ xưa. Đồng thời, tố cáo những bất công, những thế lực đen tối chà đạp con người. Đến cả ngày nay, giá trị đó vẫn còn nguyên giá trị.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 931
0 Bình luận
Sắp xếp theo