Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều

Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 trang 76

Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 bộ Cánh Diều tập 1 các em sẽ được học văn bản Chữ người tử tù của tác giả Nguyễn Tuân. Thông qua văn bản Chữ người tử tù, các em sẽ nắm được phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả Nguyễn Tuân cũng như cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao. Sau đây là mẫu soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.

Soạn bài Chữ người tử tù lớp 11 Cánh Diều tác giả tác phẩm

1. Tác giả

- Nguyễn Tuân: (1910 – 1987) quê ở Hà nội.

- Sinh ra trong một gia đình nhà nho.

- Ông là một nghệ sĩ tài hoa,uyên bác, phong cách nghệ thuật độc đáo: Luôn tiếp cận cuộc sống từ góc độ tài hoa uyên bác ở phương diện văn hoá, nghệ thuật.

- Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

- Sở trường là tuỳ bút.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ

- Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện:Vang bóng một thời.

- Vị trí: là truyện ngắn xuất sắc nhất , tiêu biểu nhất của tập truyện, được đánh giá là “văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan).

3. Bố cục tác phẩm Chữ người tử tù

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu … “rồi sẽ liệu“): Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Huấn Cao và thầy quản ngục.

+ Phần 2 (tiếp theo … “trong thiên hạ“): Viên quản ngục mong được Huấn Cao cho chữ.

+ Phần 3 (phần còn lại): Cảnh cho chữ trong ngục.

Đọc hiểu văn bản Chữ người tử tù

Câu 1: Xác định ngôi kể và điểm nhìn của truyện

- Ngôi kể: ngôi thứ ba.

Câu 2: Chú ý cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao

- Cách nhà văn giới thiệu nhân vật Huấn Cao: giọng điệu kính trọng, kính nể tài viết chữ của Huấn Cao.

Câu 3: Chú ý những từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong truyện

- Từ ngữ chỉ không gian: trạm giam, chòi canh, khung cửa sổ, nơi góc án.

- Từ ngữ chỉ thời gian: thu không.

Câu 4: Ấn tượng của em về hình ảnh nhân vật quản ngục là gì?

- Hình ảnh nhân vật quản ngục: lớn tuổi, vẻ mặt đăm chiêu.

Câu 5: Vì sao quản ngục đối xử đặc biệt với Huấn Cao?

- Quản ngục đối xử, biệt nhỡn với Huấn Cao là vì xuất phát từ tấm lòng chân thành, coi trọng, biết kính mến khí phách, biết tiếc thương người tài.

Câu 6: Chú ý thái độ, hành động, ngôn ngữ của Huấn Cao và viên quản ngục

- Khi xuất hiện trực tiếp, Huấn Cao có những hành động, cử chỉ, lời nói bình thản, không hề run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ gông”, “Huấn Cao lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh, đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.”

Câu 7: Quản ngục mong muốn điều gì? Vì sao ông lại có mong muốn đó?

- Quản ngục mong muốn có thể xin Huấn Cao viết mấy chữ trên chục vuông lụa trắng đã mua sẵn và can lại. Ông có mong muốn đó là bởi vì ông say mê nể trọng tài hoa và nhân cách anh hùng của Huấn Cao.

Câu 8: Vì sao Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục?

- Huấn Cao đồng ý cho chữ viên quản ngục vì ông cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài, một tấm lòng cao đẹp, có đức của viên quản ngục giữa chốn tội ác. Đồng thời, ông nhận thấy viên quản ngục là người hiểu cái đẹp, yêu và biết trân trọng cái đẹp “Nào ta có biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Câu 9: Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào?

- Không gian, thời gian diễn ra cảnh cho chữ:

+ Không gian: được diễn ra trong căn buồn ngục tối, chật hẹp, u ám, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

+ Thời gian: đêm khuya “Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.

Câu 10: Tư thế của các nhân vật được tác giả miêu tả ra sao?

Tư thế của các nhân vật: Người cho chữ mất tự do cổ đeo gông, chân vướng xiềng nhưng vẫn hiên ngang, chủ động trong khi quản ngục - người xin chữ khúm núm, bị động.

Trả lời câu hỏi bài Chữ người tử tù trang 83

Tóm tắt văn bản Chữ người tử tù

Tóm tắt: viết về một người đàn ông tên là Huấn Cao. Ông là một nghệ sĩ tài hoa viết chữ đẹp nổi tiếng và có khí phách hơn người. Ông bị bắt giam và sắp lãnh án chém vì cầm đầu cuộc nổi loạn. Trong những ngày còn lại, Huấn Cao gặp một viên quản ngục có tấm lòng và thích chơi chữ đẹp. Dần dần, Huấn Cao hiểu được tâm sự của viên quản ngục và đồng ý cho chữ ông ta. Trước khi chết, Huấn Cao đã để lại cho đời một kỉ niệm: chữ người tử tù.

Câu 1. Tác phẩm Chữ người tử tù kể câu chuyện gì? Hãy nhận xét gì về không gian, thời gian của câu chuyện đó?

Trả lời:

- Tác phẩm Chữ người tử tù kể về việc cho chữ đầy éo le giữa hai con người đối lập nhau (quản ngục – tù nhân) được diễn ra trong nơi ngục tù tăm tối.

- Nhận xét:

+ Về không gian: thông thường, người ta viết chữ cho nhau ở những nơi thư phòng, sạch sẽ, không gian của học thuật. Nhưng ở đây, người ta cho nhau chữ trong “một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”.

+ Về thời gian: khác với mọi khi, người ta thường hay cho chữ khi thư nhàn, thong thả, trong ánh sáng của buổi mai ấm áp thì ở đây, dưới ngòi bút của Nguyễn Tuậ, người ta lại cho chữ vào ban đêm một cách gấp rút, vội vã, như đang chạy đua với thời gian, khẩn trương, gấp rút để tránh những ánh mắt của bọn lính đến phiên canh buổi sáng.

Câu 2. Xác định tình huống truyện. Tình huống ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện?

Tình huống truyện

- Cuộc gặp gỡ kì lạ của Huấn Cao và Viên quản ngục.

+ Huấn Cao – người tử tù có tài viết chữ đẹp, chống lại triều đình phong kiến.

+ Viên quản ngục- kẻ đại diện cho quyền lực tăm tối nhưng lại khao khát ánh sáng và chữ nghĩa.

→ Cuộc hội ngộ diễn ra giữa chốn ngục tù căng thẳng, kịch tính, giữa một người tử từ - người sáng tạo cái đẹp và người cai quản nhà tù – người yêu cái đẹp.

=> Vừa có sự đối nghịch vừa tương hợp.

* Ý nghĩa: thể hiện đặc điểm của các nhân vật và tạo nên kịch tính cho câu chuyện.

Câu 3: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Huấn Cao

a/ Có tài viết chữ nhanh và đẹp.

- Nét chữu vuông vắn, được Viên quản ngục xem là báu vật.

- Nét chữ thể hiện nhân cách của con người.

b/ Con người có khí phách hiên ngang:

- Dám chống lại triều đình phong kiến.

- Coi thường cái chết và quyền lực.

c. Con người có thiên lương trong sáng:

- Trọng nghĩa khí, khinh lợi.

- Cảm động và đền đáp tấm lòng, sở nguyện cao quý của Viên quản ngục.

=> Huấn Cao mang vẻ đẹp của một trang anh hùng hiên ngang lẫm liệt, vừa có tâm vừa có tài, là sự thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện. Đồng thời thể hiện lòng yêu nước thầm kín của tác giả.

Câu 4: Nhân vật viên quản ngục để lại cho em những suy nghĩ gì? Vì sao nhân vật này được coi là “một thanh âm trong trẻo chan vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”?

- Người có tâm hồn nghệ sĩ, say mê, quý trọng cái đẹp: “sở nguyện cao quý”

- Có tấm lòng “biết giá người, biết trọng người ngay”, cảm phục tài năng và nhân cách của Huấn Cao: thái độ cung kính, “biệt nhỡn liên tài” đối với Huấn Cao.

-> Viên Quản Ngục mang vẻ đẹp của con người được cái thiện, cái đẹp dẫn đường. Qua nhân vật thể hiện rõ hơn quan niệm của Nguyễn Tuân về sức mạnh cảm hóa của cái đẹp và cái thiện.

Câu 5: Phân tích cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ và nêu nhận xét của em về cảnh tượng ấy

Thời gian

Đêm khuya, trước lúc Huấn Cao bị giải về kinh để hành hình vài canh giờ.

K.gian

Buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, khói tỏa như đám cháy nhà.

Huấn Cao

Cổ đeo gông, chân vướng xiềng, tô đậm những nét chữ trên tấm lụa trắng.

Quản ngục và thầy thơ lại

Khúm núm, run run, lĩnh hội, vái lạy.

Lời đối đáp

Huấn Cao: khuyên VQN từ bỏ chốn ngục tù dơ bẩn để tìm về chốn thanh cao.

Viên quản ngục: xin bái lĩnh.

* Nhận xét: Có thể nói, cảnh cho chữ đã khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật - Huấn cao và quản ngục. Với nghệ thuật xây dựng sự đối lập đặc sắc, cảnh cho chữ đã thể hiện tư tưởng nhân văn đặc sắc - cái đẹp dù trong hoàn cảnh nào cũng đăng quang và cứu vớt những người lầm đường lạc lối.

Câu 6: Đối lập là biện pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các tác phẩm lãng mạn. Hãy chỉ ra các biểu hiện và phân tích tác dụng của biện pháp đó trong truyện ngắn Chữ người tử tù

* Biện pháp đối lập được sử dụng trong truyện:

- Đối lập giữa hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục:

+ Viên quản ngục, người đang giữ “phép nước”, lại có tấm lòng say mê và quý trọng người tài, quý trọng cái đẹp. Cai ngục nhưng lại không làm phận sự cai ngục, làm trái mọi quy định, biệt đãi người tử tù.

+ Huấn Cao, người tử tù nhưng lại là một nghệ sĩ tài hoa, một nhân cách cao thượng, vốn căm ghét cường quyền nhưng lại sẵn sàng mềm lòng quý trọng sở thích tao nhã của viên quản ngục.

- Đối lập trong cảnh cho chữ:

+ Cho chữ là một việc làm thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại được diễn ra nơi ngục tù tối tăm và hôi hám.

+ Người tù đeo gông thì biến thành người nghệ sĩ tự do, sáng tạo phóng bút viết những chữ tài hoa.

+ Thơ lại thì run run bưng chậu mực, viên quản ngục thì khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ.

+ Người tù thì khuyên quản ngục như là cho một lời dạy, còn quản ngục thì vái lạy tù nhân, cung kính nghe lời.

* Tác dụng: làm nổi bật sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác lí tưởng và hiện thực, tính cách và hoàn cảnh. Ngoài ra, việc sự dụng biện pháp đối lập còn làm tỏa sáng vẻ đẹp của người nghệ sĩ tài hoa Huấn Cao và sự trong sáng của một tâm hồn nghệ sĩ yêu cái đẹp, thờ phụng cái đẹp và sẵn sàng hi sinh cho cái đẹp của viên quản ngục.

Câu 7:  Xác định chủ đề chính và chủ đề phụ của truyện Chữ người tử tù. Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” như thế nào?

- Chủ đề chính: Quan niệm về cái đẹp và cái thiện của nhà văn Nguyễn Tuân: Cái đẹp không thể chung sống lẫn lộn với cái xấu, cái ác.

- Chủ đề phụ: Cái đẹp có thể cảm hóa được con người.

- Theo em, qua tác phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm về “chữ” và “thú chơi chữ” đầy bất ngờ, “có một không hai”, gây sửng sốt cho người đọc. Thuở xưa, thú chơi chữ đã trở thành lối văn hoá tao nhã, thanh cao của người Việt. Những câu đối, bài thơ với nét chữ bay bổng được treo trong nhà như một thú vui giúp cho tâm hồn con người thư thái, bình yên. Thưởng thức cái đẹp thanh cao hay là những thầy nho cho chữ trước nay đều ở trong những khung cảnh thơ mộng, nhẹ nhàng có thế cái đẹp mới được thỏa sức bộc lộ hết những khía cạnh tươi mới của mình. Ấy vậy mà trong truyện của Nguyễn Tuân, ông lại tạo ra một cảnh tượng hết sức lạ lùng, vượt ra khỏi những chuẩn mực xưa cũ, tác giả gọi đó là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Chính chi tiết truyện mới mẻ này đã làm nên sức lôi cuốn, hấp dẫn cho người đọc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 38
0 Bình luận
Sắp xếp theo