Soạn bài Tấm lòng người mẹ ngắn nhất

Tấm lòng người mẹ là văn bản trích từ tác phẩm Những người khốn khổ” – V.Huy-gô. THông qua đoạn trích người đọc có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn cùng tình yêu thương con vô bờ của Phăng-tin cũng như sự tham lam, độc ác của vợ chồng Tê-nác-đi-ê. Sau đây là gợi ý soạn bài Tấm lòng người mẹ trang 84 SGK Ngữ văn 11 Cánh Diều tập 1, mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tấm lòng người mẹ tác giả tác phẩm

1. Tác giả (1802 – 1885)

- Là nhà văn, nhà thơ, nhà soạn kịch lớn của dòng văn học lãng mạn Pháp thế kỷ XIX.

- Ông là một nhà cách mạng có tư tiến bộ và lỗi lạc.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Hướng ngòi bút vào những người khốn khổ. Chủ trương dùng tình thương để thanh lọc cuộc sống.

+ Cái đẹp của Tình thương yêu hòa đồng, của Hạnh phúc bình đẳng và của sự Tiến bộ vô tận của Con người là giá trị bất hủ của ý nghĩa nhân văn trong tác phẩm Victor Hugo.

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác

Những người khốn khổ là tuyệt tác lớn nhất, có giá trị nhất trong sự nghiệp văn chương của Victor Hugo. Ông suy nghĩ về tác phẩm này và viết nó trong vòng ba mươi năm, hoàn thành vào năm 1861. Lấy bối cảnh Paris trong những năm 1830, chế độ phản động của Luis XVIII, cuộc cách mạng 1830, 1832 đem đến những biến đổi xã hội sâu sắc và cả trong tư tưởng của nhà văn.

b. Bố cục đoạn trích Tấm lòng người mẹ

- Phần 1: Tình cảnh khốn khổ, nghiệt ngã của Phăng-tin.

- Phần 2: Những sự việc xảy ra với người con khiến Phăng-tin đau khổ.

- Phần 3: Tâm trạng của Phăng-tin.

2. Đọc hiểu văn bản Tấm lòng người mẹ

Câu 1. Truyện sử dụng ngôi kể nào?

Truyện sử dụng ngôi kể thứ ba.

Câu 2: Câu đầu và câu cuối phần (1) nói lên điều gì về Phăng-tin?

Câu đầu và câu cuối phần (1) đã cho thấy tình cảnh khó khăn, khổ sở của Phăng-tin.

Câu 3: Phần (2) kể về sự việc gì?

Phần (2) kể về việc Phăng-tin thương xót con bị đối xử tệ bạc, nàng đã bán đi mái tóc vàng óng ả của mình để kiếm tiền mua váy len cho con.

Câu 4: Sự việc nào được kể trong phần (3)?

Phần (3) nói về việc Phăng-tin bán đi hai chiếc răng với hi vọng có thể cứu sống được con gái mình.

Câu 5: Chi tiết hai đồng vàng có ý nghĩa gì với Phăng-tin?

Ý nghĩa: chị bán răng đi có thể được hai đồng vàng và hai đồng ấy có thể cứu giúp, chữa bệnh cho con gái của mình.

Câu 6: Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa nói lên điều gì?

Việc Phăng-tin đọc lại bức thư một lần nữa cho thấy sự đau khổ, tuyệt vọng của cô khi nghĩ về đứa con gái bé bỏng của mình.

Câu 7: Phần (4) cho thấy điều gì về cuộc sống của Phăng-tin sau khi bán tóc, bán răng?

Phần (4) cho thấy cuộc sống của Phăng-tin càng lúc càng lầm vào hoàn cảnh khốn khổ, bế tắc tột cùng sau khi bán tóc, bán răng khiến chị túng quẫn, quyết định đi làm gái bán dâm.

Câu 8: Hình dung tâm trạng của Phăng-tin sau khi đọc thư nhà Tê-nác-đi-ê.

Tâm trạng đau khổ, giày vò bản thân mình, bất lực không thể làm gì được, nhưng cũng không thể làm ngơ trước tình hình của đứa con.

3. Trả lời câu hỏi bài Tấm lòng người mẹ trang 89

Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ là gì?

Trả lời:

Nội dung chính của đoạn trích Tấm lòng người mẹ: Văn bản kể về sự hi sinh lớn lao của Phăng-tin đối với đứa con gái của mình.

Câu 2: Xác định và phân tích tình huống truyện, các chi tiết nói về không gian, thời gian trong văn bản. Tình huống và những chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

a. Tình huống truyện

- Phăng-tin, một cô thợ nghèo rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, bị đuổi việc khỏi công xưởng, bị chủ nợ đòi tiền hối thúc liên tục.

- Bị vợ chồng Tê-nác-đi-ê, kẻ mà cô nhờ nuôi hộ con gái là Cô-dét – dồn đến cảnh cùng quẫn khi liên tục viết thư thúc ép, đòi tiền để nuôi con gái cô.

- Truyện được đẩy đến cao trào, bắt đầu từ việc Phăng-tin bán tóc, sau đó phải bán răng và túng quẫn quá cô đã quyết định đi làm gái bán dâm để gửi tiền về nuôi đứa con gái tội nghiệp.

b. Không gian truyện

- Nơi ở là một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ.

- Không gian u tối, thiếu ánh sáng. Nơi ở toàn những thợ thuyền - những con người nghèo khổ.

c. Thời gian truyện

- Mùa đông lạnh lẽo, buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

* Ý nghĩa:

- Lột tả được tâm trạng đau khổ, bị dồn đến mức đường cùng của người mẹ. Từ đó càng tô đậm tấm lòng người mẹ.

Câu 3: Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nào? Nàng đã làm những gì? Những việc làm đó nói lên điều gì ở con người nàng?

Trả lời:

- Trong đoạn trích, Phăng-tin rơi vào hoàn cảnh nghiệt ngã, khốn khổ. Để có tiền mua váy len, chữa bệnh và để con có chỗ ở, cô đã phải bán tóc, bán răng và bán dâm.

- Những việc đó cho thấy Phăng-tin tuy bị xã hội chà đạp nhưng vẫn là tấm gương về tình mẫu tử, đức hi sinh và lòng nhân ái.

Câu 4: Đoạn trích thể hiện quan điểm, tư tưởng nào của tác giả? Hãy lí giải cụ thể

Trả lời:

Đoạn trích thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác giả:

- Vạch trần bộ mặt tàn bạo cũng như thế lực tàn ác của xã hội tư sản Pháp những năm đầu thế kỷ XIX.

- Niềm cảm thương cho số phận bất hạnh của những người lao động nghèo lúc bấy giờ.

- Trân trọng vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, đức hi sinh, vị tha.

Câu 5: So sánh nhân vật Chí Phèo (trong Chí Phèo) của Nam Cao và nhân vật Phăng-tin (trong Những người khốn khổ) của Huy-gô để thấy sự giống nhau và khác nhau trong việc viết về những con người khốn khổ, tủi nhục của hai nhà văn này.

Trả lời:

- Sự giống nhau của Chí Phèo và Phăng-tin: đều thuộc tầng lớp đáy của xã hội, cuộc sống trong xã hội ấy đã đẩy những người họ đến mức đường cùng, gặp nhiều oan trái, dẫn đến tha hóa con người. Nhưng sâu trong con người họ đề khao khát được hạnh phúc.

- Sự khác nhau giữa Chí Phèo và Phăng-tin:

+ Chí Phèo: trở thành con quỷ dữ làng Vũ Đại, gặp Thị Nở và rơi vào bi kịch bị từ chối quyền làm người, dẫn đến hành động tự sát của chính mình.

+ Phăng-tin: vì hoàn cảnh xô đẩy mà bất chấp làm mọi công việc, bán tất cả mọi thứ - bán tóc, bán răng và thậm chí cô bán đi cả danh dự và nhân phẩm của mình để đi làm gái điếm.

Câu 6: Nội dung đoạn trích cho em hiểu được những gì về bối cảnh xã hội – văn hóa Pháp thời bấy giờ?

Trả lời:

Đoạn trích đã tái hiện lịch sử nước Pháp với những sự kiện nổi bật và nỗi đau ám ảnh của những mảnh đời bất hạnh. Đó là một nước Pháp ở nửa đầu thế kỷ 19 với đường phố, nhà cửa mang kiến trúc đô thị của Paris và màu sắc ảm đạm thể hiện sự ngột ngạt mà người dân buộc phải sống trong luật pháp hà khắc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 113
0 Bình luận
Sắp xếp theo