(3 đề) Đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng có đáp án

Cuốc kêu cảm hứng là một trong những bài thơ Nôm tiêu biểu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ là tâm trạng đau xót, tủi nhục của nhà thơ Nguyễn Khuyến trước thực trạng nước mất nhà tan. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bộ đề đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng giúp các bạn đọc nắm rõ phương thức biểu đạt cũng như những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm.

1. Cuốc kêu cảm hứng đọc hiểu

Cuốc kêu cảm hứng

Nguyễn Khuyến

Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,

Ấy hồn Thục đế* thác bao giờ?

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ,

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ?

Thâu đêm ròng rã kêu ai đó?

Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

(Trích Thơ văn Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 1971)

Chú thích:

(1) Bài thơ được viết vào thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn nơi “Vườn Bùi chốn cũ”

(2) Thục đế: vua nước Thục, có tên là Đỗ Vũ. Điển cũ kể rằng vua nước Thục mất nước, lúc chết hồn hóa thành con chim đỗ quyên (còn gọi là chim cuốc), nhớ nước đêm đêm lại kêu ròng rã “Thục quốc! Thục quốc!” tiếng kêu nghe rất ai oán (Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016, tr.28).

(3) Thác: chết

Câu 1: Xác định thể thơ của bài thơ.

Bài thơ Cuốc kêu cảm hứng viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

Câu 2: Xác định cách gieo vần của bài thơ.

Cách gieo vần của bài thơ trên: vần bằng (đứng cuối câu 1, 2, 4, 6, 8), vần “ơ”

Câu 3: Chỉ ra ba từ ngữ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Khắc khoải, tiếc, nhớ, ngẩn ngơ.

Câu 4: Giải thích nghĩa của từ khắc khoải trong câu thơ Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ.

Nghĩa của từ khắc khoải trong câu thơ Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ là: miêu tả âm thanh tiếng cuốc lặp đi lặp lại triền mien buồn bã, biểu đạt nỗi nhớ thương đất nước triền miên của tác giả.

Câu 5: Nêu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ:

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Trả lời

Phép đối: năm canh – sáu khắc; máu chảy – hồn tan, đêm hè vắng – bóng nguyệt mờ.

- Hiệu quả:

+ Tạo sự cân xứng, hài hòa, lời thơ nhịp nhàng, câu thơ hay hơn, sinh động hơn, có giá trị biểu cảm hơn.

+ Nhấn mạnh làm nổi bật âm thanh da diết, triền miên, khắc khoắc của tiếng cuốc kêu: tiếng cuốc kêu dòng dã đêm ngày, đau đớn đến mức máu chảy hồn tan.

+ Qua đó làm nổi bật nỗi đau đớn, xót xa vì mất nước của tác giả.

Câu 6: Qua bài thơ, anh/chị hình dung thế nào về con người tinh thần Nguyễn Khuyến?

Qua bài thơ Cuốc kêu cảm hứng, ta cảm nhận được Nguyễn Khuyến là con người yêu nước, nặng lòng thủy chung với đất nước. Bài thơ cũng thể hiện tâm trạng bất lực của tác giả trước thực trạng nước mất nhà tan.

Câu 7: Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải tiếc xuân mà đứng gọi/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

- Tâm sự của tác giả trong 2 câu thơ là: tiếc nhớ, đau đớn, xót xa khi mất nước.

- Tâm sự đó giúp người đọc thấu hiểu, đồng cảm, trân trọng nỗi niềm tâm sự cảm xúc của tác giả dành cho đất nước.

- Qua đó giúp người đọc ý thức được trách nhiệm của bản thân đối với đất nước.

Câu 8: Từ nội dung bài thơ, em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước.

Nội dung bài thơ là: thể hiện nỗi đau đớn, xót xa day dứt của nhà thơ trước hiện thực nước mất nhà tan mà bản thân bất lực.

- Nôi dung bài thơ gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước:

+ Phải có ý thức gìn giữ, bảo vệ những thành quả mà những thế hệ trước đã đổ mồ hôi, xương máu để gây dựng.

+ Học tập, rèn luyện, tu dưỡng để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

+ Đấu tranh chống lại những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

2. Đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng Nguyễn Khuyến - đề 1

 Đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng

Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,

Ấy hồn Thục đế* thác bao giờ

Năm canh máu chảy đêm hè vằng,

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ,

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

Thâu đêm ròng rã kêu ai đó,

Giục khách giang hồ dạ ngẫn ngơ.

(Thơ Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016, tr. 28)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Chỉ ra 03 từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Nếu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Năm canh máu chảy đêm hè vẫng, Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải tiếc xuân mà đứng gọi/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 5. Chỉ ra phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt.

Gợi ý trả lời

Câu 1: Thể thơ bài Cuốc kêu cảm hứng: thất ngôn bát cú

Câu 2: Ba từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: khắc khoải, sầu, ngẩn ngơ

Câu 3: Hai câu thơ có sử dụng phép đối đã góp phần diễn tả không gian và thời gian mang đầy tính nghệ thuật khi tác giả cảm nhận tiếng cuốc kêu. Người đọc dường như cảm nhận được nỗi đau như máu chảy tương ứng với nỗi buồn như nát ruột hồn tan. Cùng với đó, những từ "năm canh, sáu khắc" đối xứng nhau giúp tạo nên cảm giác tiếng cuốc kêu triền miên suốt canh này sang khắc khác, ám ảnh vào thời gian. Hai hình ảnh đối nhau là "Đêm hè vắng” và "bóng nguyệt mờ" giúp diễn tả nỗi đau, nỗi buồn thấm đượm vào không gian, thời gian. Trước tiếng cuốc buồn thương, ám ảnh, không gian bóng trăng cũng phải mờ đi và không gian đêm hè cũng phải "vắng" đi.

Câu 4: Hai câu thơ đã diễn tả được nỗi lòng của chính Nguyễn Khuyến dành cho đất nước khi đêm đêm vẫn nằm mơ mà nhớ nước. Ông khắc khoải cho hồn cốt của đất nước. Nỗi buồn, khắc khoải đến bơ vơ, nhớ nước như thấm đượm vào từng câu chữ. Vì nhớ nước mà tâm trạng của nhà thơ hết tiếc rồi lại nhớ, hết đứng rồi lại nằm, hết gọi rồi lại mơ. Đó là trạng thái bồn chồn, đau xót của một con người yêu nước, chính trực.

Câu 5: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Cuốc kêu cảm hứng phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự.

3. Đọc hiểu Cuốc kêu cảm hứng Nguyễn Khuyến - đề 2

Đọc bài thơ:

Khắc khoải đưa sầu giọng lửng lơ,

Ấy hồn Thục đế thác bao giờ

Năm canh máu chảy đêm hè vắng,

Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ,

Có phải tiếc xuân mà đứng gọi,

Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ.

Thâu đêm ròng rã kêu ai đó,

Giục khách giang hồ dạ ngẩn ngơ.

(Thơ Cuốc kêu cảm hứng - Nguyễn Khuyến, NXB Văn học, 2016, tr. 28)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Chỉ ra phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của bài thơ?

Câu 2. Chỉ ra 3 từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3. Nếu hiệu quả của phép đối được sử dụng trong hai câu thơ: Năm canh máu chảy đêm hè vắng/Sáu khắc hồn tan bóng nguyệt mờ

Câu 4. Tâm sự của tác giả trong hai câu thơ: Có phải tiếc xuân mà đứng gọi/ Hay là nhớ nước vẫn nằm mơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 5. Nội dung chính của bài thơ trên?

Câu 6. Hãy trình bày một bài học mà em rút ra được sau khi đọc xong bài thơ trên.

Gợi ý

Câu 1:

- Thể thơ của bài Cuốc kêu cảm hứng là Thất ngôn bát cú

- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

- Các phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự.

Câu 2: Ba từ diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ: khắc khoải, sầu, ngẩn ngơ

Câu 3: Hai câu thơ có sử dụng phép đối đã góp phần diễn tả không gian và thời gian mang đầy tính nghệ thuật khi tác giả cảm nhận tiếng cuốc kêu. Người đọc dường như cảm nhận được nỗi đau như máu chảy tương ứng với nỗi buồn như nát ruột hồn tan.

Đó là:

+ "năm canh, sáu khắc" (đêm năm canh, ngày sáu khắc): đối xứng nhau giúp tạo nên cảm giác tiếng cuốc kêu triền miên suốt canh này sang khắc khác, từ ngày này qua đêm khác, ám ảnh vào thời gian.

+ Hai hình ảnh đối nhau là "đêm hè vắng” và "bóng nguyệt mờ" hô ứng, đối xứng diễn tả nỗi đau, nỗi buồn như thấm vào thời gian, toả rộng trong không gian, thời gian. Trước tiếng cuốc buồn thương, ám ảnh, không gian bóng trăng cũng phải mờ đi và không gian đêm hè cũng phải "vắng" đi.

Câu 4: Hai câu thơ đã diễn tả được nỗi lòng của chính Nguyễn Khuyến dành cho đất nước khi đêm đêm vẫn nằm mơ mà nhớ nước. Ông khắc khoải cho hồn cốt của đất nước. Nỗi buồn, khắc khoải đến bơ vơ, nhớ nước như thấm đượm vào từng câu chữ. Vì nhớ nước mà tâm trạng của nhà thơ hết tiếc rồi lại nhớ, hết đứng rồi lại nằm, hết gọi rồi lại mơ. Đó là trạng thái bồn chồn, đau xót của một con người yêu nước, chính trực.

Câu 5. Nội dung chính của bài thơ Cuốc kêu cảm hứng: Nguyễn Khuyến đã giãi bày một tấm lòng yêu nước không nguôi, một tâm trạng đầy bi kịch: xót xa đau buồn, tủi nhục vì nước mất nhà tan.

Câu 6. Bài học rút ra: để con cháu cảm thông với nỗi lòng ông cha, trân trọng và tự hào về cái giá của độc lập tự do với bao nhiêu máu, nước mắt mà cả dân tộc phải trả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 7.013
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm