Thơ tình người lính biển đọc hiểu
Đọc hiểu văn bản Thơ tình người lính biển
"Thơ tình người lính biển" là một tứ thơ hay viết về gặp gỡ và chia ly, chiến tranh và hòa bình, ngày và đêm, đất liền và biển. Mỗi câu thơ như những đợt sóng da diết mà hào hùng và kiêu hãnh của tuổi trẻ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc một số mẫu đề đọc hiểu văn bản Thơ tình người lính biển có đáp án chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.
Thơ tình người lính biển đọc hiểu tự luận
Đề 1
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
THƠ TÌNH NGƯỜI LÍNH BIỂN
Trần Đăng Khoa
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên...
(Hải Phòng, 1981)
* Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở tỉnh Hải Dương. Thế giới thơ ông chân thực, hồn nhiên, có những bài chạm đến suy tư sâu sắc.
* Nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác bài Thơ tình người lính biển vào năm 1981, khi ông đang là lính hải quân. Bài thơ đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát Chút thơ tình người lính biển.
Trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản.
Câu 2: Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ
Câu 3: Trong khổ thơ thứ ba có những hình ảnh nào được nhân vật trữ tình nhắc tới?
Câu 4: Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?
Câu 5: Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”?
Câu 6: Anh/chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ?
Câu 7: Trong bài thơ, bạn ấn tượng nhất với câu thơ nào? Vì sao?
Câu 8. Nếu là cô gái trong bài thơ, bạn muốn nói điều gì với người yêu là lính biển trong cuộc chia tay lưu luyến này?
Đáp án
Câu | Nội dung |
ĐỌC HIỂU | |
1 | Thể thơ: Tự do |
2 | Nhân vật trữ tình trong bài thơ: người lính biển/ nhân vật trữ tình “anh”. |
3 | Những hình ảnh được nhân vật trữ tình nhắc tới trong khổ thơ thứ ba: thành phố lên đèn, tàu buông neo, chùm sao xa lắc, nước trời thăm thẳm, anh, biển và em. |
4 | Bài thơ diễn tả dòng cảm xúc từ lúc chia tay ở bến cảng cho tới lúc người lính làm nhiệm vụ ở đảo xa; đồng thời, đan xen những suy tư về cá nhân và đất nước. |
5 | HS nêu cách hiểu về hình ảnh “những vành tang trắng” trong câu thơ “Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng”: - Nghĩa thực: vành khăn trắng để tang những người đã mất vì thiên tai, bão tố. - Nghĩa biểu tượng: những nỗi đau chung mà đất nước đã từng trải qua không chỉ bởi thiên tai mà còn là biết bao mất mát bởi chiến tranh. Nỗi đau ấy vẫn chưa nguôi ngoai trong lòng dân tộc… |
6 | HS đưa ra lời nhận xét của mình về tình cảm của tác giả được thể hiện qua bài thơ: - Tình cảm của tác giả: + Đồng cảm, sẻ chia với cảm xúc lưu luyến của người lính biển trong phút chia tay người yêu. + Trân trọng, tự hào trước tâm hồn đẹp của người lính biển bởi ở họ luôn có sự hài hòa giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm với Tổ quốc. - Nhận xét: + Đây là tình cảm chân thành, thể hiện trái tim sâu sắc, tinh tế của nhà thơ gửi tới những người đồng đội của mình. + Tình cảm của tác giả cũng là tiếng lòng chung của biết bao người Việt Nam yêu nước đối với những người lính biển. |
7 | HS cần trình bày được: - Nêu được câu thơ mà mình ấn tượng nhất. - Lí giải lí do ấn tượng của bản thân. - Khẳng định vai trò của câu thơ trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. |
8 | Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách xử lí của bản thân trước tình huống đặt ra, miễn sao có sức thuyết phục. Sau đây là gợi ý: - Thể hiện sự lưu luyến, nhớ thương và niềm tự hào khi có người yêu là lính biển. - Khẳng định sẽ thường xuyên viết thư, nhắn tin, gọi điện… - Động viên người yêu yên tâm công tác. |
Đề 2
Đọc đoạn trích sau:
Anh ra khơi
Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng
Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng
Biển một bên và em một bên
Biển ồn ào, em lại dịu êm
Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ
Anh như con tàu lắng sóng từ hai phía
Biển một bên và em một bên
Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn
Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc
Thăm thẳm nước trời, nhưng anh không cô độc
Biển một bên và em một bên
Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên
Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng
Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng
Biển một bên và em một bên
Vòm trời kia có thể sẽ không em
Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ
Cho dù thế thì anh vẫn nhớ
Biển một bên và em một bên...
(Thơ tình người lính biển, Trần Đăng Khoa, trích Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2. Xác định hình ảnh được sử dụng để so sánh với anh trong bài thơ.
Câu 3. Trình bày hiệu quả của việc sử dụng hình thức lời tâm sự của anh với em trong bài thơ.
Câu 4. Nêu sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình anh trong bài thơ.
Câu 5. Nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình anh trong bài thơ dành cho biển và em.
Đáp án
Câu 1:
Bài thơ được viết theo thể thơ tự do vì không tuân theo quy tắc cụ thể về số lượng chữ trong câu hay số lượng câu trong khổ thơ.
Câu 2:
Hình ảnh được sử dụng để so sánh với anh trong bài thơ: con tàu lắng sóng từ hai phía
Câu 3:
Tác dụng của hình thức lời tâm sự anh với em trong bài thơ:
- Làm cho bài thơ trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo nên sự gần gũi quen thuộc như một lời tự sự mang đậm chất trữ tình của người lính.
- Khắc họa rõ nét những cảm xúc chân thực như tình yêu, nỗi nhớ, sự hy sinh của người lính một cách sâu sắc và đầy cảm động.
- Qua đó, thể hiện sự thấu hiểu, trân trọng của tác giả dành cho những tình cảm giản dị, chân thành của người lính.
Câu 4:
Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình anh trong bài thơ diễn biến như sau:
Mở đầu bài thơ là sự chia ly, nỗi xót xa khi phải rời xa người con gái mình yêu. Trái tim người lính tràn ngập những bâng khuâng như chia tình làm đôi ngả: yêu biển và yêu em. "Biển một bên và em một bên" như thể hiện sự trân trọng, yêu thương và trách nhiệm của người lính đối với tình yêu và Tổ quốc. Do đó, biển và em như tiếp thêm sức mạnh giúp người lính kiên cường khi đối mặt với biển khơi và công việc, anh không cảm thấy cô độc vì cả hai bên cạnh. Cuối cùng, anh cảm nhận sự gian lao, vất vả của đất nước và nguyện cống hiến vì nó. Và dù "chỉ mình anh với cỏ" nhưng người lính ấy vẫn sẽ mãi mang theo ký ức về biển và em, đặt ở trong tim.
Câu 5. Nhận xét tình cảm của nhân vật trữ tình anh trong bài thơ dành cho biển và em.
Tình cảm của anh dành cho biển và em trong bài thơ sâu sắc như một phần máu thịt trong tim. Biển và em đều là những hình ảnh mang tính biểu tượng trong cuộc sống của anh. Biển tượng trưng cho công việc, trách nhiệm của người lính, còn em đại diện cho tình yêu, niềm tin và hy vọng. Anh coi biển và em như hai phần không thể tách rời trong cuộc sống của mình, dù ở bất kì nơi đâu vẫn hiện diện trong lòng. Hình ảnh "chỉ mình anh với cỏ" như dự cảm về điều không lành đối với người lính song dù phải đối mặt với những nguy hiểm ấy, trong lòng anh vẫn mãi khắc ghi hình ảnh của biển và em, đậm sâu.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thanh Tâm
- Ngày:
Tham khảo thêm
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Viết bài nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí trang 25 Cánh Diều
Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo
Soạn Sóng lớp 11 Cánh Diều ngắn nhất
Tự tình tháng ba đọc hiểu
Trong mạch cảm xúc của bài Tôi yêu em, hai dòng thơ kết có gì đặc biệt?
Thực hành tiếng Việt 11 trang 24 Cánh Diều tập 1