Thuyết minh bài Thơ tình người lính biển
Thuyết minh tác phẩm văn học Thơ tình người lính biển
Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học là một dạng bài viết thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các yêu cầu và cách thức viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết minh về bài thơ Thơ tình người lính biển của Trần Đăng Khoa kèm theo bài văn mẫu, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý thuyết minh bài Thơ tình người lính biển
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Trần Đăng Khoa đã ghi dấu tên tuổi của mình trong lòng độc giả với bài thơ Thơ tình người lính biển. Bài thơ ra đời cách đây đã hơn 30 năm nhưng sức lan tỏa của nó chưa hề mất đi.
2. Thân bài:
* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả
- Quê quán, gia đình, con người
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Khi đang còn theo học lớp 10 ở trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, ông đã nhập ngũ và phục chiến đấu ở Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Khi đất nước đã được hòa bình thống nhất, Trần Đăng Khoa đã được điều về quân chủng hải quân, tiếp đó ông theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du, được cử sang học ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi về nước ông công tác ở một số đơn vị trong Quân đội, năm 1994 ông đã về sinh hoạt ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 2004 tác giả Trần Đăng Khoa đã chuyển về công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay.
- Sự nghiệp văn chương
Trần Đăng Khoa được biết đến là cây bút nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam, ông là nhà thơ có nét riêng xuất sắc trong số những nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, các chất liệu được dệt trong từng tác phẩm đa phần là sự vật quen thuộc xung quanh. Suốt quãng thời gian hơn 50 năm sáng tác, ông đã cho ra đời hơn 20 tập thơ và trường ca như: Bên cửa sổ máy bay, Khúc hát người anh hùng, Chân dung và đối thoại cùng một số tập bút ký cũng như tiểu luận phê bình. Đáng chú ý nhất vẫn là các tập thơ từ thuở bé như Từ góc sân nhà em, Góc sân và khoảng trời.
* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm
- Nhà thơ Trần Đăng Khoa sáng tác bài Thơ tình người lính biển vào năm 1981, khi ông đang là lính hải quân có dịp đi nhiều vùng biển Tổ quốc, đến nhiều đơn vị hải quân, từ những hạm đội, hải đoàn đến những đảo xa tận Trường Sa. Bài thơ in trong tập "Bên cửa sổ máy bay" (1985), sau đó đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát Chút thơ tình người lính biển.
- Thể loại: Thơ trữ tình, thể thơ tự do
* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
Bài thơ là cuộc chia tay giữa anh lính hải quân với người yêu để xuống tàu làm nhiệm vụ bảo vệ biển trời thương yêu của Tổ quốc. Chia tay nhưng không hề bi lụy, bi thương mà vẫn ánh lên niềm tin, lạc quan và vẻ đẹp của tình yêu son sắt thủy chung. Bởi có lẽ người lính ở đây hiểu rõ hơn ai hết trong mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và tình yêu Tổ quốc chỉ có thể hài hòa và đẹp đẽ khi anh làm tròn được trách nhiệm của mình đối với quê hương. Bảo vệ Tổ quốc cũng chính là anh đang bảo vệ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Bài thơ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc:
- Về tư tưởng, bài thơ thật bình dị, thật gần gũi. Cái bình dị, gần gũi được gói gọn trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng và tình yêu lứa đôi thủy chung của người lính biển. Câu thơ: “Biển một bên và em một bên…” được lặp lại như một điệp khúc trong năm khổ thơ. Nhịp điệu bài thơ khoan thai, dìu dặt tựa như những con sóng vỗ mạn thuyền. Biển, chính là Tổ quốc, còn em chính là tình yêu lứa đôi - đại diện cho cái rộng lớn và cái nhỏ bé. Cái chung và cái riêng cùng vun đắp cho khát vọng niềm tin của người lính biển. Tình cảm đó đã tạo thành câu thơ điệp lại năm lần trong năm khổ thơ dệt nên điểm nhấn cho bài thơ. Tất cả cùng hòa điệu trong âm hưởng “Biển một bên và em một bên…” tạo ra sự lan tỏa sâu rộng về tình yêu Tổ quốc quyện hòa cùng tình yêu lứa đôi lay thức trách nhiệm công dân trong lòng bao thế hệ. Chỉ một chàng trai lính biển rất đỗi yêu thương người bạn gái nhưng cũng ý thức rõ tình yêu chỉ thực sự đến với họ một khi chính anh làm tròn bổn phận người thanh niên đối với Tổ quốc. Đấy chính là lòng tự hào của tuổi trẻ, của tình yêu đã qua thử thách. Tình yêu chỉ đẹp khi biết đặt nó giữa cuộc đời, giữa ý thức công dân của tuổi trẻ đối với Tổ quốc.
- Về nghệ thuật, bài thơ có nhịp điệu dào dạt như những nhịp sóng vỗ bờ da diết, dìu dặt. Giọng điệu sâu lắng, âm hưởng trầm bổng, dạt dào thương nhớ, câu từ giản dị nhưng giàu sức gợi hình gợi cảm, kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập tương phản. Đặc biệt câu thơ "Biển một bên và em một bên..." được nhắc đi nhắc lại năm lần, đều được đặt ở cuối khổ thơ kèm theo dấu ba chấm như không bao giờ dừng, là một dụng ý nghệ thuật đắc địa.
3. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.
Bài thơ là một bản tình ca đẹp về người lính biển. Người lính biển trong bài thơ không chỉ biết sống cho lí tưởng, cho tình yêu hải đảo, tình yêu Tổ quốc, mà còn rất nồng nàn, say đắm trong tình yêu đôi lứa.
Thuyết minh bài thơ Thơ tình người lính biển - Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa đã ghi dấu tên tuổi của mình trong lòng độc giả với bài thơ Thơ tình người lính biển. Bài thơ ra đời cách đây đã hơn 30 năm nhưng sức lan tỏa của nó chưa hề mất đi.
Trần Đăng Khoa sinh năm 1958, quê ở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông tha gia nhập ngũ và phục chiến đấu ở Tiểu đoàn 691 Trung đoàn 2 Quân tăng cường Hải Hưng. Khi đất nước đã được hòa bình thống nhất, Trần Đăng Khoa đã được điều về quân chủng hải quân, tiếp đó ông theo học tại Trường Viết văn Nguyễn Du, được cử sang học ở Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. Khi về nước ông công tác ở một số đơn vị trong Quân đội, năm 1994 ông đã về sinh hoạt ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ năm 2004 tác giả Trần Đăng Khoa đã chuyển về công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay. Trần Đăng Khoa được biết đến là cây bút nổi bật trong nền thơ ca Việt Nam, ông là nhà thơ có nét riêng xuất sắc trong số những nhà thơ đương đại trước năm 1975. Ông luôn luôn có cái nhìn bao quát về cuộc sống, các chất liệu được dệt trong từng tác phẩm đa phần là sự vật quen thuộc xung quanh. Suốt quãng thời gian hơn 50 năm sáng tác, ông đã cho ra đời hơn 20 tập thơ và trường ca như: Bên cửa sổ máy bay, Khúc hát người anh hùng, Chân dung và đối thoại cùng một số tập bút ký cũng như tiểu luận phê bình. Đáng chú ý nhất vẫn là các tập thơ từ thuở bé như Từ góc sân nhà em, Góc sân và khoảng trời. Với những đặc sắc ở trong ngòi bút, ông đã ghi dấu ấn trong lòng độc giả biết bao nhiêu ký ức về miền tuổi thơ với chất thơ nhẹ nhàng, hồn nhiên mà cũng rất chân thực nhưng cũng không kém phần sâu sắc với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Thơ của tác giả Trần Đăng Khoa không chỉ hồn nhiên, trong sáng mà còn du dương giống như những bản đồng dao với cách gieo chữ có hồn và có nhịp. Trong thơ của ông, nhạc điệu không chỉ là giai điệu của tâm hồn mà còn có khả năng tạo hình và tạo nghĩa rất tinh tế. Ngoài ra, nhà thơ Trần Đăng Khoa còn lồng ghép rất linh hoạt nhiều phép nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ hoặc là từ láy khiến cho thơ của ông không chỉ hóm hỉnh, vui nhộn mà còn có chiều sâu rất rất tinh tế. Chính điều này đã khiến cho thơ của ông khác lạ so với các nhà thơ cùng độ tuổi lúc bấy giờ là cách đưa thế giới xung quanh vào trong từng tác phẩm bằng một tâm hồn sâu sắc cùng với đôi mắt quan sát nhạy bén.
Thơ tình người lính biển là bài thơ trữ tình, được viết theo thể thơ tự do. Bài thơ được Trần Đăng Khoa sáng tác vào năm 1981 khi ông đang là lính hải quân có dịp đi nhiều vùng biển Tổ quốc, đến nhiều đơn vị hải quân, từ những hạm đội, hải đoàn đến những đảo xa tận Trường Sa. Bài thơ in trong tập "Bên cửa sổ máy bay" (1985), sau đó đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc thành bài hát Chút thơ tình người lính biển.
Bài thơ là cuộc chia tay giữa anh lính hải quân với người yêu để xuống tàu làm nhiệm vụ bảo vệ biển trời thương yêu của Tổ quốc. Chia tay nhưng không hề bi lụy, bi thương mà vẫn ánh lên niềm tin, lạc quan và vẻ đẹp của tình yêu son sắt thủy chung. Bởi có lẽ người lính ở đây hiểu rõ hơn ai hết trong mối quan hệ giữa tình yêu cá nhân và tình yêu Tổ quốc chỉ có thể hài hòa và đẹp đẽ khi anh làm tròn được trách nhiệm của mình đối với quê hương. Bảo vệ Tổ quốc cũng chính là anh đang bảo vệ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Mở đầu là hình ảnh cặp uyên ương chia tay nhau trên bến cảng. Người lính biển rảo bước cùng người yêu của mình và ở đó anh nhận ra những vầng mây treo ngang trời như những cánh buồm trắng. Đấy là những hình ảnh thân quen của người lính biển, như thôi thúc anh tạm xa người yêu về cùng với biển đảo thân yêu. Trong khoảnh khắc hạnh phúc thật dung dị, thật hiếm hoi này biển và em lại ngân lên. Đấy là Tổ quốc thiêng liêng, là tình em chung thủy đan cài…Trong khoảnh khắc hạnh phúc lứa đôi, họ sánh bước bên nhau nơi bến cảng xôn xao, nhà thơ đã khắc họa tính cách của biển và em: “Biển ồn ào, em lại dịu êm”. Hai hình ảnh ngỡ như tương phản nhau. Bởi cả hai đã lắng sâu trong trái tim người lính biển. Người con gái buông câu nói diết da, nén nỗi chia xa đầy luyến lưu rồi lặng lẽ mỉm cười, như lời động viên tha thiết của mình khi ngoài kia biển đang thôi thúc tinh thần và trách nhiệm của chàng trai. Để rồi người lính đi giữa cái chung và riêng trước phút chia tay mà hóa thân thành con tàu lắng sóng từ hai phía. Trong khoảnh khắc ấy, người lính biển chợt nhận ra nơi anh sẽ đến để thực hiện nghĩa vụ cao quý của mình bằng tâm thế thật lạc quan. Ở đó có thể là đảo chìm, đảo nổi, có thể anh đang cùng đồng đội trên tàu tuần tra…Vì lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc, đã có không ít những người lính ra đi không trở về, thi thể họ vùi chôn nơi đáy biển. Và biết bao ngôi mộ gió khắc khoải ru hồn: “Đất nước gian nan chưa bao giờ bình yên / Bão táp chưa ngưng trong những vành tang trắng”. Nhưng không vì thế làm cho thế hệ trẻ chùn bước. Theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, họ sẵn sàng đi đến nơi đầu sóng ngọn gió để hoàn thành nghĩa vụ của mình một cách hiên ngang: “Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng”. Hình ảnh “Anh đứng gác” đã hóa thân thành cột mốc lãnh hải, là biểu tượng của lòng yêu nước và sự kiêu hãnh của dân tộc Việt Nam. Từ thuở cha ông bằng thuyền nan dong buồm đi cắm mốc chủ quyền quốc gia trên biển. Các thế hệ của dân tộc ta luôn nối tiếp nhau vượt qua bao gian nan thử thách để giữ vững chủ quyền của dân tộc. Các anh luôn trung thành, luôn thủy chung với tình yêu đất nước, với tình yêu lứa đôi dẫu bao giả định, bao bất trắc có thể xảy ra. Đó là tình yêu vĩnh hằng thiêng liêng của người lính biển: “Vòm trời kia có thể sẽ không em / Không biển nữa. Chỉ mình anh với cỏ / Cho dù thế thì anh vẫn nhớ / Biển một bên và em một bên…”.
Bài thơ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc. Về tư tưởng, bài thơ thật bình dị, thật gần gũi. Cái bình dị, gần gũi được gói gọn trong tình yêu Tổ quốc thiêng liêng và tình yêu lứa đôi thủy chung của người lính biển. Câu thơ: “Biển một bên và em một bên…” được lặp lại như một điệp khúc trong năm khổ thơ. Nhịp điệu bài thơ khoan thai, dìu dặt tựa như những con sóng vỗ mạn thuyền. Biển, chính là Tổ quốc, còn em chính là tình yêu lứa đôi - đại diện cho cái rộng lớn và cái nhỏ bé. Cái chung và cái riêng cùng vun đắp cho khát vọng niềm tin của người lính biển. Tình cảm đó đã tạo thành câu thơ điệp lại năm lần trong năm khổ thơ dệt nên điểm nhấn cho bài thơ. Tất cả cùng hòa điệu trong âm hưởng “Biển một bên và em một bên…” tạo ra sự lan tỏa sâu rộng về tình yêu Tổ quốc quyện hòa cùng tình yêu lứa đôi lay thức trách nhiệm công dân trong lòng bao thế hệ. Chỉ một chàng trai lính biển rất đỗi yêu thương người bạn gái nhưng cũng ý thức rõ tình yêu chỉ thực sự đến với họ một khi chính anh làm tròn bổn phận người thanh niên đối với Tổ quốc. Đấy chính là lòng tự hào của tuổi trẻ, của tình yêu đã qua thử thách. Tình yêu chỉ đẹp khi biết đặt nó giữa cuộc đời, giữa ý thức công dân của tuổi trẻ đối với Tổ quốc.
Về nghệ thuật, bài thơ có nhịp điệu dào dạt như những nhịp sóng vỗ bờ da diết, dìu dặt. Giọng điệu sâu lắng, âm hưởng trầm bổng, dạt dào thương nhớ, câu từ giản dị nhưng giàu sức gợi hình gợi cảm, kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, đối lập tương phản. Đặc biệt câu thơ “Biển một bên và em một bên...” được nhắc đi nhắc lại năm lần, đều được đặt ở cuối khổ thơ kèm theo dấu ba chấm như không bao giờ dừng, là một dụng ý nghệ thuật đắc địa. Qua đó bày tỏ tâm trạng, nỗi niềm, cả ý chí, nghị lực và quan niệm của tuổi trẻ giữa tình yêu đôi lứa và nghĩa vụ đối với Tổ quốc.
Bài thơ là một bản tình ca đẹp về người lính biển. Người lính biển trong bài thơ không chỉ biết sống cho lí tưởng, cho tình yêu hải đảo, tình yêu Tổ quốc, mà còn rất nồng nàn, say đắm trong tình yêu đôi lứa.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Khon9 c0n gj
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề cương ôn thi học kì 1 Tiếng Anh 11 Global Success
Phân tích bài thơ Hoa cỏ may
Cơm mùi khói bếp đọc hiểu
Cấu tứ bài thơ Nghỉ hè của Xuân Tâm
(3 đề) Tư cách mõ đọc hiểu có đáp án
Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi Sử 11 sách mới 2024-2025
Đề thi học kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo
Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Lệ
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Thuyết minh bài thơ Tiếng chổi tre
- Thuyết minh bài Thơ tình người lính biển
- Thuyết minh tác phẩm Đời thừa
- Thuyết minh Vọng phu thạch - Nguyễn Du
- Thuyết minh tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
- Thuyết minh một tác phẩm văn học Mùa hạ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo và Vợ nhặt
Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
Nghị luận tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Cây tam cúc
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng giang ngắn gọn
Thuyết minh tác phẩm Đời thừa
(Có đáp án) Đọc hiểu Chí Phèo