Thuyết minh tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Giới thiệu tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học là một dạng bài viết thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các yêu cầu và cách thức viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết minh về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh kèm theo bài văn mẫu, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý thuyết minh Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
Anh/chị hãy viết bài văn (khoảng 600 chữ) thuyết minh về tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm
Nguyễn Nhật Ánh được mệnh danh là người viết truyện cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn. Các tác phẩm của ông được nhiều độc giả yêu thích và có một số tác phẩm được chuyển thành thể phim.
Với lối viết trong sáng, chân thực và gần gũi, ai đã từng đọc tác phẩm của ông đều có thể cảm nhận và hòa mình vào nhân vật khi tìm được bản thân ở trong đó. Nguyễn Nhật Ánh đem lại dấu ấn đặc sắc với tác phẩm " Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ”.
2. Thân bài:
* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.
Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư. Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên.
Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít những nhà văn lựa chọn vẻ đẹp của quá khứ để phán ánh trong những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận của những nhà văn khác, ngủ quên và nuối tiếc quá khứ dĩ vãng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại viết về tuổi thơ như một nỗ lực để giữ gìn quãng thời gian đẹp nhất của đời người.
* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008, đến nay sách đã được tái bản hơn 65 lần. Tác phẩm giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. Cuốn sách này đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau và đạt giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong văn chương ở câu chuyện về thế giới trẻ thơ, giúp gợi nhớ lại những kí ức đẹp mà chúng ta đã từng trải qua.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là chuyến tàu đưa chúng ta về với thời thơ ấu đầy những hồi ức đẹp đẽ. Tác phẩm không mang lại cảm giác gay cấn, hồi hộp hay thất vọng, chán nản mà những câu chuyện nhà văn mang lại giúp xoa dịu tâm hồn, những vết thương chưa lành. Tác phẩm gồm 12 chương với những câu chuyện xoay quanh về 4 nhân vật: Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn. Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi dưới hình thức kể của "thằng cu Mùi" lúc bé và nhận xét, đánh giá của "ông Mùi" khi đã gần 50 tuổi. Truyện ngắn là những câu chuyện dở khóc dở cười bởi sự khác biệt về quan niệm giữa một bên là trẻ con, một bên là người lớn khiến chúng như đang sống lại tuổi thơ tươi đẹp.. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng.
Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: "Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt". Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng "cuộc sống thật là cũ kỹ”. Khi mới đọc vào, tác phẩm đã làm cho người đọc thấy được cuộc sống tẻ nhạc của ‘Mùi’. Và Mùi chỉ "trẻ" lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng thứ sẵn có của trẻ thơ - đó là trí tưởng tượng. Với trí tưởng tượng các bạn nhỏ bắt đầu xây dựng câu chuyện “vợ chồng, bố mẹ, con cái” nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược hết mọi trật tự quen thuộc. Phần sau càng khiến chúng ta giật mình với những suy nghĩ của Mùi. Trong tác phẩm tác giả sử dụng nhiều biện pháp như so sánh,... Mùi tự so sánh mình như tù nhân bị giam khi đi học đều đó làm ta thấy cậu rất chán chường. Đôi khi cậu quan sát, phân tích cuộc sống xung quanh, đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt.
* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
Tiếp cận tác phẩm, người đọc được tìm về những cảm xúc và ký ức thơ ấu, hiểu hơn về quá khứ của mình và cuộc sống hiện tại với con trẻ, với bao mối quan hệ xung quanh. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến cách nhìn của trẻ em đối với người lớn: “ba mẹ bọn tôi khuyết điểm đầy rẫy, có lẽ nhiều hơn của bọn tôi cả chục lần” để thấy sự liên hệ, so sánh cụ thể, rõ ràng về việc chấp hành những nguyên tắc, luật lệ do chính người lớn đặt ra cho trẻ con!
Không chỉ thế, tác phẩm còn giúp người đọc thực sự tìm thấy những triết lý về cuộc đời, được thức tỉnh khi nghe nhân vật Hải cò phát biểu: “ Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình”. “Vì vậy để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”. Phải chăng đó chính là bức thông điệp mà Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi tới tất cả chúng ta ở chương cuối cùng với nhan đề: “Cuối cùng là chuyến tàu không có người soát vé”?
Về nghệ thuật, tác giả xây dựng ngôn ngữ đối thoại gần gũi giữa các nhân vật ( trẻ nhỏ - người lớn…), nghệ thuật miêu tả bằng các từ ngữ có cánh cùng cách so sánh độc đáo: “Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thể nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.” thể hiện trí tưởng tượng phong phú phù hợp với tính cách nhân vật.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, trong trẻo, cách viết hồn nhiên, mang đậm chất trẻ thơ, sử dụng những ngôn từ bình dị, gần gũi, chân thật gắn liền với suy nghĩ và tính cách nhân vật là trẻ em khiến người đọc nghĩ rằng đây là quyển nhật kí của một đứa trẻ. Vậy mà thật ra đó lại là lời văn của một nhà văn trưởng thành. Chắc hẳn nhà văn phải là người có sự thấu hiểu tâm lí trẻ em đến tinh tế và sâu sắc mới có thể vẽ nên trang sách về đề tài thiếu nhi chân thực và lôi cuốn đến vậy.
Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất, đó là nhân vật “tôi”, ở tuổi 50 ông viết lại bằng cảm xúc và kể câu chuyện bằng kí ức. Ông của tám tuổi được bày tỏ ra khi ông 50, điều này có một vai trò quan trọng trong giọng văn của tác phẩm. Bằng giọng điệu và nội dung được chứa đựng trong tác phẩm mà có thể bộc lộ tính cách như vậy ở cái tuổi đó. Và, đó là lí do tại sao Nguyễn Nhật Ánh viết cuốn sách này cho “những ai từng là trẻ em”
3. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.
Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin một chỗ trên chuyến tàu trở về tuổi thơ mà còn cho mọi người một vé tìm về nơi trong sáng, hồn nhiên và bình yên nhất của đời người. "Đắm mình trong dòng sông trong vắt của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa bụi bặm của thế giới người lớn một cách kỳ diệu." Quả thật, trang sách cuối cùng khép lại, dường như mở ra cả một khung trời dĩ vãng trong veo, lung linh bên cánh đồng hoa đầy nắng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người đọc.
Thuyết minh tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh
Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm về đề tài tuổi thơ, các tác phẩm của ông được nhiều người đọc yêu thích và có một số tác phẩm được chuyển thành thể phim. Với lối viết trong sáng, chân thực và gần gũi, ai đã từng đọc tác phẩm của ông đều có thể cảm nhận và hòa mình vào nhân vật khi tìm được bản thân ở trong đó. Được mệnh danh là người viết truyện cho thiếu nhi và lứa tuổi mới lớn, Nguyễn Nhật Ánh đem lại dấu ấn đặc sắc với tác phẩm " Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ ”.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Năm 13 tuổi, ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩm đầu tiên in thành sách là một tập thơ tên Thành phố tháng tư. Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (1984). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên. Nguyễn Nhật Ánh là một trong số ít những nhà văn lựa chọn vẻ đẹp của quá khứ để phán ánh trong những tác phẩm của mình. Tuy nhiên, khác với cách tiếp cận của những nhà văn khác, ngủ quên và nuối tiếc quá khứ dĩ vãng, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại viết về tuổi thơ như một nỗ lực để giữ gìn quãng thời gian đẹp nhất của đời người.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008, đến nay sách đã được tái bản hơn 65 lần. Tác phẩm giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. Cuốn sách này đã được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau và đạt giải thưởng Văn học ASEAN 2010. Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh đã khai thác nhiều khía cạnh khác nhau trong văn chương ở câu chuyện về thế giới trẻ thơ, giúp gợi nhớ lại những kí ức đẹp mà chúng ta đã từng trải qua.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là chuyến tàu đưa chúng ta về với thời thơ ấu đầy những hồi ức đẹp đẽ. Truyện ngắn không mang lại cảm giác gay cấn, hồi hộp hay thất vọng, chán nản mà những câu chuyện nhà văn mang lại giúp xoa dịu tâm hồn, những vết thương chưa lành. Tác phẩm gồm 12 chương với những câu chuyện xoay quanh về 4 nhân vật: Cu Mùi, Hải Cò, Tí Sún và Tủn. Trong đó, người kể chuyện là cu Mùi dưới hình thức kể của "thằng cu Mùi" lúc bé và nhận xét, đánh giá của "ông Mùi" khi đã gần 50 tuổi. Truyện ngắn là những câu chuyện dở khóc dở cười bởi sự khác biệt về quan niệm giữa một bên là trẻ con, một bên là người lớn khiến chúng như đang sống lại tuổi thơ tươi đẹp.. Những trò chơi dễ thương thời bé, tính cách thật thà, thẳng thắn một cách thông minh và dại dột, những ước mơ tự do trong lòng.
Cuốn sách mở đầu bằng một nhận xét về cuộc đời của nhân vật chính là Mùi, một chú bé mới tám tuổi: "Cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt". Với một loạt dẫn chứng hùng hồn, cậu cho rằng "cuộc sống thật là cũ kỹ”. Khi mới đọc vào, tác phẩm đã làm cho người đọc thấy được cuộc sống tẻ nhạc của ‘Mùi’. Và Mùi chỉ "trẻ" lại khi cùng các bạn mình bắt đầu loay hoay tìm mọi cách thoát khỏi sự buồn chán, vô vị bằng thứ sẵn có của trẻ thơ - đó là trí tưởng tượng. Với trí tưởng tượng các bạn nhỏ bắt đầu xây dựng câu chuyện “vợ chồng, bố mẹ, con cái” nhưng nội dung của xã hội bé bỏng đó lại không sao chép cuộc sống của người lớn, mà hoàn toàn lật ngược hết mọi trật tự quen thuộc. Phần sau càng khiến chúng ta giật mình với những suy nghĩ của Mùi. Trong tác phẩm tác giả sử dụng nhiều biện pháp như so sánh,... Mùi tự so sánh mình như tù nhân bị giam khi đi học đều đó làm ta thấy cậu rất chán chường. Đôi khi cậu quan sát, phân tích cuộc sống xung quanh, đưa ra những triết lý sắc bén về các quan hệ trong xã hội, về các khái niệm đối nghịch như con ngoan và con hư, sự đơn điệu và ổn định, sự êm đềm và vô vị, sự giống nhau và tính cá biệt.
Tiếp cận tác phẩm, người đọc được tìm về những cảm xúc và ký ức thơ ấu, hiểu hơn về quá khứ của mình và cuộc sống hiện tại với con trẻ, với bao mối quan hệ xung quanh. Bên cạnh đó, cuốn sách còn đề cập đến cách nhìn của trẻ em đối với người lớn: “ba mẹ bọn tôi khuyết điểm đầy rẫy, có lẽ nhiều hơn của bọn tôi cả chục lần” để thấy sự liên hệ, so sánh cụ thể, rõ ràng về việc chấp hành những nguyên tắc, luật lệ do chính người lớn đặt ra cho trẻ con!
Không chỉ thế, tác phẩm còn giúp người đọc thực sự tìm thấy những triết lý về cuộc đời, được thức tỉnh khi nghe nhân vật Hải cò phát biểu: “ Mỗi đứa trẻ đều có một phiên tòa trong lòng mình”. “Vì vậy để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn”. Phải chăng đó chính là bức thông điệp mà Nguyễn Nhật Ánh muốn gửi tới tất cả chúng ta ở chương cuối cùng với nhan đề: “Cuối cùng là chuyến tàu không có người soát vé”?
Về nghệ thuật, tác giả xây dựng ngôn ngữ đối thoại gần gũi giữa các nhân vật ( trẻ nhỏ - người lớn…), nghệ thuật miêu tả bằng các từ ngữ có cánh cùng cách so sánh độc đáo: “Trên thế giới rộng lớn này, có lẽ có rất nhiều đứa nhóc trạc tuổi tôi đều bị các bậc phụ huynh cột chặt vào giấc ngủ trưa theo cái cách người ta cột bò vào cọc để chúng khỏi chạy lung tung mà hậu quả là thể nào hàng xóm cũng kéo đến nhà chửi bới om sòm.” thể hiện trí tưởng tượng phong phú phù hợp với tính cách nhân vật.
Với giọng điệu nhẹ nhàng, trong trẻo, cách viết hồn nhiên, mang đậm chất trẻ thơ, sử dụng những ngôn từ bình dị, gần gũi, chân thật gắn liền với suy nghĩ và tính cách nhân vật là trẻ em khiến người đọc nghĩ rằng đây là quyển nhật kí của một đứa trẻ. Vậy mà thật ra đó lại là lời văn của một nhà văn trưởng thành. Chắc hẳn nhà văn phải là người có sự thấu hiểu tâm lí trẻ em đến tinh tế và sâu sắc mới có thể vẽ nên trang sách về đề tài thiếu nhi chân thực và lôi cuốn đến vậy.
Bên cạnh đó, nhà văn sử dụng ngôi kể thứ nhất, đó là nhân vật “tôi”, ở tuổi 50 ông viết lại bằng cảm xúc và kể câu chuyện bằng kí ức. Ông của tám tuổi được bày tỏ ra khi ông 50, điều này có một vai trò quan trọng trong giọng văn của tác phẩm. Bằng giọng điệu và nội dung được chứa đựng trong tác phẩm mà có thể bộc lộ tính cách như vậy ở cái tuổi đó. Và, đó là lí do tại sao Nguyễn Nhật Ánh viết cuốn sách này cho “những ai từng là trẻ em”
Với tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh không chỉ xin một chỗ trên chuyến tàu trở về tuổi thơ mà còn cho mọi người một vé tìm về nơi trong sáng, hồn nhiên và bình yên nhất của đời người. "Đắm mình trong dòng sông trong vắt của tuổi thơ sẽ giúp bạn gột rửa bụi bặm của thế giới người lớn một cách kỳ diệu." Quả thật, trang sách cuối cùng khép lại, dường như mở ra cả một khung trời dĩ vãng trong veo, lung linh bên cánh đồng hoa đầy nắng, sống mãi trong tâm hồn mỗi người đọc
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Nextgen
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Thuyết minh bài thơ Tiếng chổi tre
- Thuyết minh bài Thơ tình người lính biển
- Thuyết minh tác phẩm Đời thừa
- Thuyết minh Vọng phu thạch - Nguyễn Du
- Thuyết minh tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
- Thuyết minh một tác phẩm văn học Mùa hạ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Soạn bài Nhớ đồng lớp 11 ngắn gọn dễ hiểu
Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Phân tích một biểu hiện của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11