Thuyết minh bài thơ Tiếng chổi tre
Thuyết minh tác phẩm văn học Tiếng chổi tre
Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học là một dạng bài viết thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các yêu cầu và cách thức viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết minh về bài thơ Tiếng chổi tre của Tố Hữu kèm theo bài văn mẫu, mời các bạn cùng tham khảo.
Dàn ý thuyết minh bài Tiếng chổi tre
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tiếng thơ của ông gần gũi, giản dị mà sâu sắc. “Tiếng chổi tre” là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông, thể hiện một góc nhìn vừa quen, vừa lạ về một công việc lao động thầm lặng.
2. Thân bài:
* Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả
Tố Hữu (1920 – 2002) là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng. Thơ ông theo sát những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam và thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ, … Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc.
* Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm.
Bài thơ “Tiếng chổi tre” ra đời vào tháng 6 năm 1960, in trong tập “Gió lộng”. Bài thơ viết theo thể thơ tự do.
* Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm
- Giá trị nội dung, tư tưởng của bài thơ:
+ Hai khổ thơ đầu khắc họa khung cảnh làm việc của chị lao công, từ đó toát lên công việc cực nhọc, vất vả nhưng cũng làm ngời sáng tư thế khỏe khoắn, bền bỉ, sự cần mẫn, cống hiến âm thầm của người nữ lao công; qua đó thể hiện tấm lòng đồng cảm và sự yêu mến, trân trọng, ngợi ca của tác giả dành cho chị lao công nói riêng, dành cho những con người lao động bình dị đang lặng thầm đóng góp cho công cuộc xây dựng cuộc sống mới nói chung.
+ Khổ thơ cuối miêu tả khung cảnh buổi sáng tươi đẹp sau những đêm làm việc miệt mài của những người lao công và thông điệp của tác giả.
=>Nhà thơ không chỉ ngợi ca tác dụng thiết thực và lợi ích của việc quét rác, tấm gương lao động cần mẫn, tư thế rắn rỏi, bền bỉ của người công nhân quét rác mà còn muốn nhắn gì chúng ta những điều sâu rộng hơn. Các từ ngữ "chị quét... giữ sạch lề", "đẹp lối" không chỉ mang nghĩa đen mà còn ngầm nhắc tới việc giữ gìn một nếp sống, một hướng đi sáng sủa, lành mạnh, tươi đẹp của mỗi con người, của toàn xã hội. Từ "hoa" lặp lại ba lần, trong đoạn thơ gợi ta liên tưởng đến một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc mà trước đó người đọc như đi từ con đường đêm khuya lạnh lẽo đến con đường đầy sắc màu và hương thơm, "Nhớ nghe" lời nhắn nhủ thật tha thiết xoáy sâu vào tâm trí người đọc, người nghe. "Giữ sạch lề đẹp lối em nghe" có nghĩa ta cần tôn trọng, giữ gìn cái sạch sẽ mà chị lao công đã quét dọn. Hay đúng hơn là ta phải biết tôn trọng, giữ gìn xã hội mới mà ông cha ta đã từ trong đau khổ gian nan tạo dựng cho ngày hôm nay.
- Giá trị nghệ thuật của bài thơ
+ Chủ thể trữ tình: Xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “tôi”;
+ Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp độc đáo, gieo vần liên tiếp;
+ Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị;
+ Xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ: hình tượng chị lao công và tiếng chổi tre; hình ảnh thơ gần gũi, đời thường mà giàu cảm xúc;
+ Các phép tu từ: điệp ngữ (“chị lao công”, “tiếng chổi tre”, “đêm hè”, “đêm đông”, “quét rác”, “nhớ nghe hoa”, “nhớ em nghe”, “em nghe”, …), nhân hóa, so sánh, …
+ Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.
3. Kết bài: Khẳng định đóng góp của tác phẩm cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới.
"Tiếng chổi tre" là một bài thơ bắt nguồn từ cuộc sống gần gũi. Song hình tượng thơ lại rất hào hùng, nhạc điệu thơ mạnh mẽ, ý thơ sâu sắc. Đây là một bài thơ đích thực, là một khúc ca lao động ca ngợi con người mới.
Thuyết minh bài thơ Tiếng chổi tre - Tố Hữu
Tố Hữu là một nhà thơ lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tiếng thơ của ông gần gũi, giản dị mà sâu sắc. “Tiếng chổi tre” là một trong số những bài thơ nổi tiếng của ông, thể hiện một góc nhìn vừa quen, vừa lạ về một công việc lao động thầm lặng.
Tố Hữu (1920 – 2002) là lá cờ đầu của văn học Cách mạng Việt Nam. Thơ ông theo sát những chặng đường lớn của cách mạng Việt Nam và thể hiện lẽ sống lớn, những tình cảm lớn của người công dân, người chiến sĩ cách mạng đối với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, với Bác Hồ, … Thơ Tố Hữu mang giọng điệu tâm tình ngọt ngào và đậm đà tính dân tộc. Bài thơ “Tiếng chổi tre” ra đời vào tháng 6 năm 1960, in trong tập “Gió lộng”. Bài thơ viết theo thể thơ tự do.
Hai khổ thơ đầu khắc họa khung cảnh làm việc của chị lao công, từ đó toát lên công việc cực nhọc, vất vả nhưng cũng làm ngời sáng tư thế khỏe khoắn, bền bỉ, sự cần mẫn, cống hiến âm thầm của người nữ lao công. Bài thơ được mở đầu bằng những âm thanh của tiếng chổi được ghi âm lại: Những đêm hè/Khi ve ve/Đã ngủ/ Tôi lắng nghe/Trên đường Trần Phú...Năm câu, cấu trúc nhịp 3/3/2/3/4 như những nhát chổi đưa qua đưa lại, nhát dài, nhát ngắn, nhịp nhàng. Ba câu tiếp theo lại chuyển nhịp mau lẹ hơn và nghe như ngắn dần, nhỏ, xa dần.Tiếng chổi tre/Xao xác/ Hàng me Rồi nó dội lên, nhắc lại nhịp cũ 3/2/2 và đổi âm bằng hai thanh cao sắc ở cuối đoạn: Tiếng chổi tre/Đêm hè/Quét rác. "Tiếng chổi tre, đêm hè" nghe nôn nao, xao xuyến cả lòng người. Đó là khúc nhạc của công việc lao động âm thầm cần mẫn, lặp lại đơn giản nhưng có cái gì thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Âm thanh của tiếng chổi quét rác đã cất lên thành nhạc trong ngôn ngữ thơ, nhạc, trong cảm xúc của tác giả. Đoạn thơ tiếp theo lại chuyển ngôn ngữ trong thanh sang ngôn ngữ tượng hình... nhịp thơ vẫn ngắn gọn, theo từng nhát chổi nhưng cấu trúc có phần biến đổi: 3/3/2 3/4/3/2/2 và 3/2/2. Những đêm đông/Khi cơn dông/Vừa tắt..."Những đêm đông" đầu và "đêm đông" cuối đã biểu hiện một cuộc gặp gỡ lặng thầm cảm động giữa nhà thơ và chị lao công. Con đường lặng ngắt. Nhà thơ "đứng trông" cũng lặng im không nói. Những hình ảnh thơ nói lên bao nhiêu điều "chị lao công như sắt, như đồng". Tư thế của chị lao công rắn rỏi, hiên ngang quá ! Không gian cứ mở rộng thời gian cứ trôi xuôi. Cơn dông nổi lên, rồi con đông tắt lịm, đêm hè rồi đêm đông... Trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù thời tiết ra sao, chị cũng không rời vị trí, không buông lơi công việc chị vẫn làm việc một cách âm thầm. Chị đã "quét" sạch đi những rác rưởi bề bộn trên đường ta qua lại hằng ngày.
Khổ thơ cuối miêu tả khung cảnh buổi sáng tươi đẹp sau những đêm làm việc miệt mài của những người lao công và thông điệp của tác giả. Khổ thơ mở ra hình ảnh con đường vào buổi sáng rực rỡ hoa tươi và những lời nhắn nhủ tha thiết của nhà thơ: Sáng mai ra/Gánh hàng hoa/Xuống chợ/Hoa Ngọc Hà… Chính hình ảnh con đường rực nở hoa tuơi và hương bay ngan ngát của một ngày mới trong lành, tinh khiết cho ta hiểu được công lao to lớn, diệu kỳ của những bàn tay lao động âm thầm quét rác đêm qua. Vì thế mấy lời nhắn gửi cuối bài thơ cất lên nhẹ nhàng mà nghe thấm thía tận đáy lòng. Nhớ nghe hoa/Nhớ em nghe...Điệp từ "nhớ" được lặp lại như lời nhắc nhở ân cần, thủ thỉ mỗi lúc mỗi khơi sâu, vang vọng mãi không ngừng. Nhà thơ không chỉ ngợi ca tác dụng thiết thực và lợi ích của việc quét rác, tấm gương lao động cần mẫn, tư thế rắn rỏi, bền bỉ của người công nhân quét rác mà còn muốn nhắn gì chúng ta những điều sâu rộng hơn. Các từ ngữ "chị quét... giữ sạch lề", "đẹp lối" không chỉ mang nghĩa đen mà còn ngầm nhắc tới việc giữ gìn một nếp sống, một hướng đi sáng sủa, lành mạnh, tươi đẹp của mỗi con người, của toàn xã hội. Từ "hoa" lặp lại ba lần, trong đoạn thơ gợi ta liên tưởng đến một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc mà trước đó người đọc như đi từ con đường đêm khuya lạnh lẽo đến con đường đầy sắc màu và hương thơm. "Nhớ nghe" lời nhắn nhủ thật tha thiết xoáy sâu vào tâm trí người đọc, người nghe. "Giữ sạch lề đẹp lối em nghe" có nghĩa ta cần tôn trọng, giữ gìn cái sạch sẽ mà chị lao công đã quét dọn. Hay đúng hơn là ta phải biết tôn trọng, giữ gìn xã hội mới mà ông cha ta đã từ trong đau khổ gian nan tạo dựng cho ngày hôm nay.
Bài thơ còn đẹp ở những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp qua đại từ nhân xưng “tôi” đầy thấu hiểu và chia sẻ. Thể thơ tự do, cách ngắt nhịp độc đáo, gieo vần liên tiếp; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị. Bài thơ cũng xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp đẽ: hình tượng chị lao công và tiếng chổi tre; hình ảnh thơ gần gũi, đời thường mà giàu cảm xúc. Các phép tu từ: điệp ngữ (“chị lao công”, “tiếng chổi tre”, “đêm hè”, “đêm đông”, “quét rác”, “nhớ nghe hoa”, “nhớ em nghe”, “em nghe”, …), nhân hóa, so sánh, …được kết hợp nhuần nhuyễn. Đặc biệt giọng điệu tâm tình, ngọt ngào, tha thiết như càng thấm sâu vào long người.
"Tiếng chổi tre" là một bài thơ bắt nguồn từ cuộc sống gần gũi. Song hình tượng thơ lại rất hào hùng, nhạc điệu thơ mạnh mẽ, ý thơ sâu sắc. Đây là một bài thơ đích thực, là một khúc ca lao động ca ngợi con người mới.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Mediterranean sea
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đề thi học kì 1 Hóa học 11 Chân trời sáng tạo
Phân tích bài thơ Hoa cỏ may
Phân tích nội dung, nghệ thuật bài thơ Lệ
Cấu tứ bài thơ Nghỉ hè của Xuân Tâm
Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Cánh diều
Kỹ năng phân tích cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình
Viết bài thuyết minh tổng hợp về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông trong đời sống hiện nay
Đề kiểm tra Hóa 11 học kì 1 Kết nối tri thức
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Thuyết minh bài thơ Tiếng chổi tre
- Thuyết minh bài Thơ tình người lính biển
- Thuyết minh tác phẩm Đời thừa
- Thuyết minh Vọng phu thạch - Nguyễn Du
- Thuyết minh tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
- Thuyết minh một tác phẩm văn học Mùa hạ
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
So sánh và nhận xét về đoạn kết của hai truyện ngắn Chí Phèo và Vợ nhặt
Soạn bài Thời gian (Văn Cao) lớp 11 ngắn gọn
Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng