Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1

Soạn Văn 11 Kết nối tri thức bài Củng cố mở rộng trang 73 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là những gợi ý bổ ích giúp các em trả lời các câu hỏi trang 73 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 bộ KNTT tập 1. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi.

Soạn Ngữ văn 11 bài Củng cố mở rộng trang 73 KNTT tập 1

Câu 1. Bài học đã đưa lại cho bạn những hiểu biết mới gì về thơ?

Bài học đã đem đến cho tôi nhiều hiểu biết về thơ ca. Cụ thể là:

- Cấu tứ và tính logic của bài thơ là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mỗi tác phẩm

- Việc phá vỡ quy tắc về cách sử dụng từ ngữ trong tác phẩm đôi khi sẽ tạo được dấu ấn mạnh về mặt nội dung

- Mỗi hình ảnh sử dụng đều ẩn chứa tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm

- Mỗi tác phẩm đều phản ánh một khía cạnh nào đó về tâm tư, tình cảm của người viết.

Câu 2. Khi đọc một bài thơ, việc tìm hiểu cấu tứ của nó có ý nghĩa như thế nào?

Soạn bài Củng cố mở rộng trang 73 Ngữ văn 11 KNTT

Câu 3. Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể gì? Hãy kể tên một số bài thơ có yếu tố tượng trưng mà bạn đã tìm đọc thêm.

- Để nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ ta có thể căn cứ vào những biểu hiện sau:

+ Những hình ảnh được sử dụng trong bài thơ

+ Chú ý vào nhịp điệu của bài thơ

+ Tâm tư, tình cảm tác giả muốn gửi gắm

- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng:

+ Bài “Huyền diệu” của nhà thơ Xuân Diệu

Hãy nghe lẫn lộn ghé bên tai,

Giọng suối, lời chim tiếng khóc người

Hãy uống thơ ta trong khúc nhạc

Ngọt ngào kêu gọi thuở xa khơi…

Rồi khi khúc nhạc đã ngừng ru

Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim

Còn cứ run hoài, như chiếc lá

Sau khi trận gió đã im lìm…

→ Đoạn thơ cho ta thấy cảm xúc mãnh liệt, tha thiết, nồng cháy, khát khao yêu thương của nhà thơ.

+ Bài “Cô liêu” của Hàn Mặc Tử:

Gió lùa ánh sáng vô trong bãi

Trăng ngậm đầy sông, chảy láng lai

Buồm trắng phất phơ như cuống lá

Lòng tôi bát ngát rộng bằng hai

Tôi ngồi dưới bến đợi nường Mơ

Tiếng rú ban đêm rạn bóng mờ

Tiếng rú hồn tôi xô vỡ sóng

Rung tầng không khí, bạt vi lô…

→ Qua những hình ảnh được tác giả sử dụng, ta có thể hiểu sự vũng vẫy muốn thoát khỏi nỗi “cô liêu” của tác giả về cuộc đời, số phận bi đát của mình.

+ Bài thơ “Duy tâm” của Bích Khê:

Rồng vẽ lối xưa toàn những sáo

Cua bò thơ mới chả nên thơ

→ Đọc câu thơ ta thấy rõ sự bất mãn với lối mòn sáo rỗng của thơ mới của tác giả.

Câu 4. Chọn phân tích một bài thơ hoặc một số câu thơ có yếu tố tượng trưng đã tạo cho bạn những ấn tượng sâu đậm

Câu thơ trong bài thơ “Duy tâm” của Bích Khê:

“Rồng vẽ lối xưa toàn những sáo

Cua bò thơ mới chả nên thơ”

→ Đọc câu thơ, ta bắt gặp một cách thể hiện tâm tư một cách đầy phóng túng của nhà thơ Bích Khê. Ông bất mãn với sự đổi thay của thời cuộc, của Thơ mới, mọi thứ đều trở lên phóng túng, xa rời quy luật vốn có của nó. Bên cạnh sự bất mãn ông cúng bày tỏ sự bất lực trước thời cuộc, nỗi buồn của một nhà thơ mang trong mình dòng máu thơ ca, tiếc cho một thời hoàng kim đã qua được thế chỗ cho một phong trào mới.

- Bài thơ “Màu thời gian” của Đoàn Phú Tứ:

→ Bài thơ cho người đọc thấy một cảm giác mới mẻ, mọi thứ dường như trở lên vô hình trong hoàn cảnh này, thời gian như ngừng lại, tình người bao trùm lấy mọi thứ. Sự lãng mạn đã nhuốm màu lấy thời gian, khiến mọi thứ dường như không mất đi mà như còn tồn tại như thứ tình cảm vô hình kia. Nhà thơ đã tạo ra thế giới của riêng mình – một thế giới siêu thực, nơi mà mọi thứ là vĩnh viễn, thời gian như ngừng lại trước những tình cảm, khao khát sâu sắc của con người.

Câu 5. Xây dựng dàn ý cho bài thuyết trình về một tác phẩm nghệ thuật tự chọn

Chọn văn bản: Từ ấy – Tố Hữu

I. Mở bài

– Tác giả Tố Hữu

– Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Từ ấy: Từ ấy là bài thơ có ý nghĩa mở đầu cho con đường cách mạng, con đường thi ca của Tố Hữu, là cái mốc đánh dấu thời điểm (1937) và được kết nạp Đảng năm 1938 – Tố Hữu giác ngộ và gặp ánh sáng lí tưởng cộng sản. Đó cũng chính là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu.

– Nội dung chính mà Từ ấy: Tâm nguyện cao đẹp của người thanh niên trẻ trung nhiệt tình cách mạng. Đó là niềm say mê mãnh liệt và vui sướng tràn trề cùng với nhận thức mới về lẽ sống, sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn khi gặp gỡ và được giác ngộ lí tưởng cộng sản.

II. Thân bài

1. Khổ 1: Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

- Hai câu thơ đầu viết theo bút pháp tự sự: “Từ ấy trong tôi…” Từ ấy, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung được mặt trời “chân lí” cách mạng soi sáng đường đời. Hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ” cho nguồn nhiệt lượng cách mạng làm bùng sáng tâm hồn nhà thơ, “mặt trời chân lí” là một liên kết đầy sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kỳ của cách mạng. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sản – ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội.

- Hai câu thơ sau là một bức tranh vô cùng sinh động: chợt vụt thoát bay bổng, dạt dào cảm hứng lãng mạn. Những vang động và vui tươi tràn ngập trong tâm hồn được so sánh bằng những hình ảnh và âm thanh lấy từ thiên nhiên tạo vật: “vườn hoa lá”, “đậm hương” “rộn tiếng chim”.

2. Khổ 2: Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống

- Hai dòng thơ đầu: nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người.

- Động từ “buộc” là một ngoa dụ để thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm sắt đá của Tố Hữu để vượt qua “ranh giới” của “cái tôi” để chan hòa mọi người “Tôi buộc lòng tôi với mọi người”.

- Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến “trăm nơi” (hoán dụ) và “trang trải” sẻ chia bằng những đồng cảm sâu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể.

- Hai dòng thơ sau bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ “Để hồn tôi với bao hồn khổ” và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp “Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Ta cũng gặp điều đó trong thơ Nguyễn Khoa Điềm - nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ xâm lược: “khi chúng ta cầm tay mọi người – Đất nước vẹn tròn, to lớn”.

3. Khổ 3: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ

- Trước khi gặp cách mạng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Khi ánh sáng cách mạng như “Mặt trời chân lí chói qua tim”, đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp để vươn đến một tình yêu “vẹn tròn to lớn”.

- Nhà thơ tự nhận mình “là con của vạn nhà” trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất; là em của “vạn kiếp phôi pha” gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương; là anh của “vạn đầu em nhỏ” “cù bất cù bơ”. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp công hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tăm tối dưới bóng thù xâm lược.

III. Kết bài

- Thơ Tố Hữu chứa chan tình yêu giai cấp và niềm biết ơn sâu sắc cách mạng, hướng người đọc đến chân trời tươi sáng.

- Tiếng nói trong thơ là tiếng nói của một nhà thơ vô sản chân chính, là người thanh niên trẻ trung hướng theo lý tưởng của Đảng, của cách mạng.

- Giọng thơ chân thành và hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ giàu tính dân tộc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 83
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm