Cấu tứ bài thơ Nghỉ hè của Xuân Tâm

Phân tích cấu tứ bài thơ Nghỉ hè

Nghỉ hè của Xuân Tâm là bài thơ hay đã ra đời từ rất lâu rồi nhưng vẫn ghi dấu ấn sâu đậm  trong nhiều thế hệ học trò suốt 80 năm qua. Bài thơ với những câu thơ phản ảnh đúng tâm trạng háo hức của một “đoàn trai non” sắp tạm chia tay sách vở, ghế bàn. Trong bài viết này Hoatieu xin chia  sẻ đến bạn đọc dàn ý phân tích cấu tứ bài thơ Nghỉ hè của tác giả Xuân Tâm để các bạn đọc hiểu rõ hơn về ý và tứ của tác phẩm.

NGHỈ HÈ

Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết,

Ðoàn trai non hớn hở rủ nhau về.

Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,

Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ!

Một nét mặt, trăm tiếng cười rộn rã

Lời trên môi, chen chúc nối nghìn câu

Chờ đêm nay, sáng sớm bước lên tàu

Ăn chẳng được, lòng nôn nao khó ngủ.

Trong khoảnh khắc, sách bài là giấy cũ.

Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông.

Trên đường làng huyết phượng nở thành bông,

Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.

Kiểm soát kỹ có khi còn thiếu sót,

Rương chật rồi, khó nhốt cả niềm vui.

Tay bắt tay, hồn không chút bùi ngùi,

Các bạn hỡi, trời mai đầy ánh sáng.

(Nghỉ hè, Xuân Tâm, trích trong tập Lời tim non, 1941)

Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) tìm hiểu vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ “Nghỉ hè” của nhà thơ Xuân Tâm.

DÀN Ý CHI TIẾT:

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về bài thơ

- Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết: Cấu tứ và các hình ảnh đặc sắc trong bài thơ

2. Thân bài:

*Luận điểm 1: Khái quát chung

+ Cấu tứ: là cách triển khai, tổ chức hình ảnh, mạch cảm xúc của bài thơ; là sự cắt nghĩa, lí giải và khái quát hiện tượng đời sống bằng một hình tượng tổng quát có sức chi phối toàn bộ cảm thụ, suy tưởng và miêu tả nghệ thuật trong tác phẩm.

+ Hình ảnh thơ: Là các sự vật, hiện tượng, trạng thái đời sống được tái tạo một cách cụ thể, sống động bằng ngôn từ, khơi dậy cảm giác (đặc biệt là thị giác) cũng như gợi ra những ý nghĩa tinh thần nhất định đối với người đọc.

+ Mối quan hệ giữa cấu tứ và hình ảnh: Cấu tứ là những điều tạo nên chỉnh thể của tác phẩm. Từ cấu tứ mới nảy nở ra nhiều yếu tố khác của bài thơ, trong đó có hệ thống hình ảnh. Hệ thống hình ảnh và cách tổ chức của chúng chịu sự chi phối của cấu tứ. Ngược lại, hệ thống hình ảnh có tác dụng làm cho cấu tứ trở nên rõ ràng và sống động.

*Luận điểm 2: Phân tích cấu tứ bài thơ.

- Cấu tứ dựa trên việc tổ chức hệ thống mạch cảm xúc qua nhan đề, ngôn ngữ và hình ảnh thơ

- Trình tự: nhan đề: Nghỉ hè”, “hớn hở”, “nhảy nhót” “mùa xuân trong mùa hạ”, “nét mặt”, “tiếng cười”, “chờ”, “nôn nao”, “niềm vui”….

→ Việc tổ chức, sắp xếp các nguồn cảm xúc từ giờ học cuối cùng cho đến khi bước lên tàu về quê qua sự liên tưởng, kết nối hòa trộn các hình ảnh.

* Luận điểm 3: Phân tích hệ thống hình ảnh trong bài thơ.

- Phân tích và đánh giá từng phần của bài thơ

+ Cả đoạn thơ Nghỉ hè là một tiếng reo sung sướng của người học trò khi được nghỉ hè. Niềm vui ấy tự nhiên, chân thành với giọng thơ vui tươi, trong sáng. Đó là niềm vui rất học trò, là cảm xúc hồn nhiên của một thời áo trắng

+ Tứ thơ liên tục, trải dài sang khổ hai với niềm sung sướng nghỉ hè, Xuân Tâm đã diễn tả cảm xúc trên nét mặt, ánh mắt, lời nói trong ngày sắp về quê

+ Xuân Tâm đã chọn cái khoảnh khắc của thời gian nghỉ hè để nhân vật trữ tình ấy đối diện với những gì đang thành ngày cũ, đang thành kỉ niệm với những gì đang chờ đợi, đang khát khao

+ Cậu học trò chuẩn bị kĩ càng cho việc lên đường về quê nghỉ hè với một niền vui bất tận, không lưu luyến không bùi ngùi

+ Hình ảnh, chi tiết:

+ Tiết học cuối cùng kết thúc: giờ cuối cùng đã hết: mang lại niềm vui lớn cho học trò

+ Hình ảnh các cô cậu học trò trong hiện tại: đoàn trai non, hớn hờ, rủ, nôn nao, một nét mặt trăm tiếng cười, ăn chẳng được, kiểm soát kĩ rương, bắt tay, không bùi ngùi: Tâm trạng nôn nao được về quê nghỉ hè

+ Hình ảnh ngày hè ở quê trong suy nghĩ: nhảy nhót, mùa xuân trong mùa hạ, thầy mẹ đợi, em trông, đường làng huyết phượng nỏ bông, vườn trái cây ngon ngọt…: Cảm giác tận hưởng một mùa hè thật vui, thật ý nghĩa ở quê nhà

*Luận điểm 4: Đánh giá

Thơ Xuân Tâm nhẹ nhẹ, êm êm. Nó chậm chậm đi vào hồn ta như một buổi chiều Xuân Diệu. Bài thơ đọng lại bằng hình ảnh giản gị, như một nốt lặng cuối bản nhạc để dư ba, dư vị của ý thơ còn lan tỏa mãi trong lòng người đọc. Đây là những chi tiết đắt giá mà tác giả đã lựa chọn để cảm xúc người đọc còn ngân mãi bất chấp dấu chấm khép lại đoạn thơ

3. Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với việc đem lại cách nhìn mới, cách đọc mới cho độc giả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Học tập - Lớp 11 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 107
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm