Viết bài nghị luận về vẻ đẹp cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Khi con tu hú

Phân tích cấu tứ bài Khi con tu hú

Khi con tu hú là bài thơ của tác giả Tố Hữu khi ông bị bắt giam tại nhà lao Thừa phủ (Huế). Bài thơ phản ánh tâm trạng ngột ngạt của một người cộng sản trẻ tuổi sôi nổi yêu đời bị giam cầm giữa bốn bức tường vôi lạnh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu dàn ý phân tích cấu tứ bài thơ Khi con tu hú để các em hiểu rõ hơn về cấu tứ bài Khi con tu hú của Tố Hữu.

Dàn ý phân tích cấu tứ trong bài Khi con tu hú

Dàn ý phân tích cấu tứ trong bài Khi con tu hú

* Mở bài: (Giới thiệu chung về bài thơ và xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận trong bài viết):

- Giới thiệu chung về bài thơ:

+ Tố Hữu là nhà thơ có nhiều cống hiến cho cách mạng và thơ ca Việt Nam. Ở ông có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ ca. Ông được xem là lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng với những vần thơ làm rung động trái tim của nhiều thế hệ người đọc khi ông viết về lí tưởng, Tổ quốc, Bác Hồ, người lính, người mẹ.

+ Bài thơ Khi con tu hú là một trong số những tác phẩm tiêu biểu của tập thơ Từ ấy. Đó là tiếng lòng của chàng thanh niên 19 tuổi say mê lí tưởng, tha thiết yêu đời, hăng hái hoạt động bị giam cầm, tách biệt với cuộc sống bên ngoài.

- Xác định vấn đề sẽ được tập trung bàn luận: Vẻ đẹp bài thơ được gợi lên từ cấu tứ và hình ảnh thơ

* Thân bài:

Vẻ đẹp của cấu tứ thơ:

- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú”: Nhan đề của bài thơ là một ẩn ý vừa chỉ một thời điểm bừng lên của thiên nhiên, tạo vật, vừa chỉ sự khát khao hoạt động của con người.

- Cấu tứ của bài thơ:

+ Tứ thơ được gợi lên từ tiếng chim tu hú gọi hè vẳng vào trong nhà giam chật hẹp, tăm tối

+ Từ tứ thơ đó, nhà thơ tạo nên một cấu trúc chặt chẽ, bất ngờ:

++ Mở đầu bài thơ là dấu hiệu vào hè - tiếng chim tu hú

++ Chính âm thanh đó đã kích hoạt những rung cảm của người tù - chiến sĩ - thi sĩ, để rồi anh đã vẽ ra bức tranh về cuộc sống tự do qua những cảm nhận từ phía sau song sắt kẻ thù.

++ Sức mạnh của âm thanh tiếng chim tu hú tăng lên khi nó trở thành chất xúc tác thôi thúc khát vọng tự do, khát khao chiến đấu trong trái tim người tù - chiến sĩ – thi sĩ trẻ tuổi, và cuối cùng những tâm tư ấy đã thực sự biến thành ước muốn hành động để tự giải phóng bản thân.

++ Tiếng chim tu hú trở đi trở lại tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng như khát vọng tự do, khát vọng chiến đấu luôn sục sôi không ngừng trong trái tim người chiến sĩ.

- Sự khác biệt của bài thơ này so với các bài thơ khác trên phương diện xây dựng hệ thống hình ảnh và tạo sự kết nối giữa các bộ phận cấu tạo trong bài thơ: Đối sánh với bài thơ Nhớ đồng, bài thơ Tâm tư trong tù

+ Giống: Đều là tâm tư của người tù – người chiến sĩ – thi sĩ khi bị giam cầm trong nhà ngục của kẻ thù.

+ Khác:

+ Nhớ đồng: Tất cả tâm tư được gợi lên qua một tiếng hò

+ Tâm tư trong tù được gợi lên qua những thanh âm đời thường vẳng qua bức tường nhà giam.

+ Khi con tu hú: Tâm tư người chiến sĩ trẻ với nhiều cung bậc khác nhau khi trong tù nghe tiếng chim tu hú gọi mùa về

Vẻ đẹp của hình ảnh thơ:

- Tác giả sử dụng một loạt những hình ảnh sống động, chân thực:

+ Tạo vật không được miêu tả trong trạng thái bình thường, chúng được tô đậm, được đẩy lên mức cao nhất có thể. Không phải hạt bắp vàng mà là bắp rây vàng hạt, nắng là nắng đào - màu sắc lộng lẫy nhất, trời xanh thì càng rộng càng cao, tầm mắt cứ được mở rộng ra thêm mãi. Tiếng ve không chỉ ngân mà còn dậy lên, cánh diều sáo cũng không chịu lững lờ hay vi vu mà lộn nhào từng không.

+ Cảnh đất trời vào hè với nhiều âm thanh: Tiếng chim tu hú, tiếng ve ngân; tiếng sáo diều => Âm thanh rộn rã, tươi vui

+ Bên cạnh đó có nhiều màu sắc: vàng của bắp, của lúa; xanh của trời; hồng của nắng => Màu sắc tươi tắn, rực rỡ

+ Nhiều hương vị: Vị lúa chín, vị ngọt của trái cây => Những hương vị hết sức ngọt ngào, tinh khiết.

+ Không gian: đất trời cao rộng, cánh diều chao liệng => Sự khoáng đạt đầy tự do.

=> Bức tranh mùa hè hiện ra trong tâm tưởng người chiến sĩ trong cảnh tù đày nhưng thật sống động với đầy âm thanh, sắc màu, không gian, hình ảnh rực rỡ. Tất cả chúng đều chân thực, hết sức đẹp đẽ, tươi mới, thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết của nhà thơ và cái nhìn tinh tế khi nhận ra sự chuyển mình của thời gian.

- Một số hình ảnh mang tính biểu tượng độc đáo trong bài thơ:

+ Hình ảnh bầu trời, cánh diều: như ngầm ý gợi về cuộc sống tự do bên ngoài song sắt kẻ thù.

+ Tiếng chim tu hú: Tiếng chim tu hú ở đầu bài thơ là âm thanh kích hoạt tâm tư. Tiếng tu hú cuối bài thơ là tiếng kêu khắc khoải, là tiếng gọi đàn, là lời hối thúc, giục giã như thiêu đốt lòng người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi hướng về đồng quê và bầu trời tự do với tất cả tình yêu và niềm khát khao cháy bỏng,…

- Bài thơ có những điểm khác lạ trong cách sử dụng ngôn ngữ: Thể thơ lục bát sử dụng uyển chuyển, giọng điệu linh hoạt, từ ngữ tự nhiên và gần gũi với đời thường

- Sự gợi mở về cách nhìn mới đối với thế giới và con người được đề xuất từ mạch ngầm văn bản bài thơ:

+ Bài thơ thể hiện niềm tin yêu cuộc sống thiết tha và sự khao khát tự do mãnh liệt của người chiến sĩ trong cảnh tù đày.

+ Bài thơ ghi dấu về một thời oai hùng của dân tộc với những con người sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc thân yêu

+ Đó cũng chính là tinh thần Việt Nam bất diệt ngàn đời

Kết bài: Khẳng định lại sự độc đáo của bài thơ và ý nghĩa của nó đối với việc đem lại cách nhìn, cách đọc mới cho độc giả.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 12.024
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm