Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - Nam Cao (3 đề)
Đề đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó
Trẻ con không được ăn thịt chó là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Nam Cao. Tác phẩm Trẻ con không được ăn thịt chó đã khắc họa lại hiện thực những năm tháng đói khát. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn đọc đề đọc hiểu văn bản Trẻ con không được ăn thịt chó của nhà văn Nam Cao có đáp án chi tiết giúp các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
1. Trắc nghiệm đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó
I. ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm) :Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
TRẺ CON KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT CHÓ
Lược phần đầu: nhân vật "Hắn" - là một người nghiện rượu. Hắn nghèo không có tiền nên chửi đời, chửi người, tức lên và lại muốn đi ăn chịu.
Chửi chán, hắn tặc lưỡi một cái để bảo hắn rằng: không chửi nữa. Hắn quăng mạnh hai chân xuống đất để đứng lên và ra đi. Hắn đi cúi mặt, bước những bước mải mốt và cả quyết. Người ta tưởng hắn như đã định sẵn một nơi nào để đến. Nhưng không phải. Đến đầu ngõ, hắn tần ngần đứng lại. Bởi đến đầu ngõ, hắn gặp một con đường hai ngả. Biết đi ngả dưới hay ngả trên? Đi ngả dưới tức là đến nhà con mẹ Vụ để gạ bán non cho nó mươi gốc chuối. Nhưng con mẹ Vụ sẽ nhớ ra rằng: đã có lần hắn bán cho thị mười gốc chuối khác lấy hai đồng bạc đi xóc đĩa rồi lại bán lại lần nữa cho người khác lấy ngót hai đồng bạc. Giá mỗi cây chuối cố sinh ra lấy hai buồng, thì hắn không đến nỗi là con người lật lọng đâu. Nhưng cái giống chuối, từ cổ chí kim, mỗi cây chỉ sinh được một buồng. Vậy thì hắn đích thực là một con người hay lật lọng.
Chậc! Ừ thì hắn là người lật lọng, như vậy thì đã sao? Không sao cả. Bởi ai đã chửi hắn luôn ba hôm mới biết rằng chửi hắn vô ích thật. Chửi hắn thì mỏi miệng. Nhưng nên buộc chỉ cổ tay để nhớ cho thật kĩ: từ giờ đừng bao giờ dại dột tham lợi mà mua chuối non cho hắn một lần thứ hai. Con mẹ Vụ sẽ không mua chuối non cho hắn một lần thứ hai. Không những thế. Rất có thể, nó sẽ xỉa xói vào mặt hắn mà mắng cho đến nhục. Vậy thì cái ngả dưới rành rành là bất lợi. Hắn quay mặt về ngả trên. Thế nghĩa là cứ đến thẳng hàng thịt chó nhà mụ Tam. Nhưng mụ Tam vốn không ưa bán chịu. Mà hắn thì lại đã chịu của mụ luôn ba bữa, chứ đào đâu ra tiền trả. Cái mặt mụ chắc chắn là sẽ không được tươi tỉnh lắm. Mụ sẽ vác nó lên. Mụ sẽ nhìn cái tổ chim vô hình trên lưng chừng một cây tre ở trước cửa hàng nhà mụ, chứ không thèm nhìn hắn. Nếu hắn có lài nhài lắm, thì mụ sẽ hướng đôi môi lên hướng trời xanh mà bảo hắn: Trả nợ cũ đi đã rồi hãy ăn. Như vậy thì cũng nhục. Hắn dùng dằng không nỡ bước. Trong khi ấy thì nước dãi từ từ dâng lên miệng hắn. Rượu… thịt chó!… Rượu… thịt chó!… Trước mắt hắn lại lập loè hai sắc: vàng bóng và xanh nhợt. Hắn nuốt nước dãi kêu ừng ực. Rồi hắn tặc lưỡi kêu một cái để ra hiệu cho hắn đừng do dự nữa. Việc gì mà do dự nữa ? Thịt chó của mụ Tam để bán, chứ không phải để cho ôi thối. Còn hắn muốn ăn thì phải mua. Không có tiền thì mua chịu. Trời sinh ra thế. Dầu rằng mụ Tam không ưa bán chịu thì hắn cũng đã chịu luôn được ba bữa. Thêm một bữa nữa thì đã sao? Ấy thế là hắn bước. Hắn bước nhanh nhẹn và vui vẻ. Y như một ông phó mới đi đến một đám mời ăn khao.
Nhưng gần đến hàng mụ Tam, hắn nghe tiếng mụ Tam the thé. Đích là mụ vừa xoắn được một kẻ ăn hàng chịu mất mặt mũi, bây giờ mới thấy. Đen đủi thực. Hắn tần ngần đứng lại. Để nghe ngóng xem sao đã! Chà cái con mụ la sát này thật là chua ngoa. Nó bảo người kia: ăn mà không muốn trả thì ăn này, ăn nọ cho con nó. Miếng ăn là miếng nhục. Thế này thì khó lòng mà nuốt cho trôi được. Hắn thở dài một tiếng, quay trở về… (Lược một đoạn: Tức mình, hắn đi về nhà với cái miệng vẫn còn thèm thuồng thì bỗng thấy con chó nhà mình đang nằm ngủ ở bờ rào rồi viện mọi lý do hợp lý để mổ nó. Vậy là hắn mang con chó ra mổ trong sự háo hức của những đứa con vì chúng tưởng sẽ được ăn một bữa ngon)
Người đàn bà ở chợ về. Thị tủm tỉm cười. Thị cười vì nghĩ đến đàn con. Hôm nay, chẳng biết cao hứng thế nào, thị đã mua cho chúng những bốn cây mía lách. Những ba trinh kia đấy, như thế kể đã là nhiều lắm. Cả đội hàng của thị đem đi buổi sáng, bán được vừa sáu xu. Vì đâu lại có sự hoang phí ấy? Có lẽ bởi hôm nay trời mát. Có lẽ bởi thị thương hại thằng cu Con. Mỗi lần mẹ về chợ, cứ nghe tiếng các anh reo là cu Con lại thét lên. Hình như nó sợ các anh chạy ra trước nó. Có khi nó khóc. Có khi mải mốt quá, nó ngã lộn tùng phèo từ trên hè xuống sân. Ấy thế mà mười lần thì đến chín, mẹ nó chỉ chìa cho nó bàn tay không. Người đàn bà, nghĩ đến cái bộ mặt tiu nghỉu của con lúc nào, rỏ nước mắt ra lúc ấy. Trông thương đứt ruột. Nhưng biết làm sao được? Đã đành quà của nó, chỉ một đồng trinh là đủ. Nhưng không thể đong một hào chín xu rưỡi gạo. Mà cái ngữ tiêu trong nhà thị, mỗi ngày không thể quá hai đồng hào. Vậy có thương con thì để bụng. Còn cái sự mua quà thật khó lòng thay! Nhưng thời tiết có ảnh hưởng đến người ta rất lạ lùng. Hôm nay, người mẹ đáng thương kia thấy dễ chịu trong người. Khí nóng nặng nề của mùa hạ đã tan rồi. Cái rét sắc như dao của mùa đông chưa tới. Trời xanh ngắt. Nắng êm êm. Gió phơi phới trên da, cho người ta cái cảm giác nhẹ nhõm sau khi tắm. Tạo vật hiền hoà lắm. Tạo vật không đè nén và doạ nạt. Người ta tin tưởng vào đời hơn. Người mẹ nghĩ rằng: mát mẻ thế này thì làm việc là một trò chơi. Rồi thị lại nghĩ rằng: nếu mía lách đem đi chợ mà không có người mua thì chẳng ai đem đến chợ. Ấy thế là thị đánh liều bỏ ra xu rưỡi và chọn lấy bốn cây vừa ngon vừa dài. Chọn xong, thị cũng thấy tiếc tiền. Và trên đường về thị còn lẩn quẩn nghĩ đến xu ruỡi mãi. Nhưng thị lại nghĩ đến thằng cu Con, đến lúc nó sẽ bíu chặt lấy mấy cây mía lách mà cười nấc lên. Vậy thì thị chẳng nên tiếc nữa. Có mất đâu mà tiếc? Con thị nó sẽ ăn vào miệng.(Lược một đoạn: Người vợ đi chợ về, đau khổ nhìn người chồng giết con chó chỉ để thỏa cái thói tham ăn của hắn. Hắn còn bắt vợ đi mua chịu gạo, rượu, nước mắm để làm cơm thết bạn. Trong khi hắn và mấy ông khách ngồi ăn thì năm mẹ con phải chịu đói ngồi dưới bếp)
Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.
Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được thì thị chỉ thắt cổ mà chết đi cho rồi… Thị dỗ con:
- Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ: Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.
Rồi muốn cho chúng quên đi, thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy. Úi chà! Nhiều chấy quá! Chỉ việc rẽ một đám tóc ra là đủ thấy bốn, năm con bò lổm ngổm. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ thi nhau bắt. Chúng cho cu Con mấy con chấy kềnh làm trâu. Mới đầu cái trò chơi ấy cũng hay hay. Nhưng chỉ một lúc là chúng chán. Thằng cu Con ra hiệu đình công trước. Nó lăn vào lòng mẹ, oằn oại vừa hụ hị kêu:
- Đói!… Bu ơi! Đói…
Tức khắc những đứa kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào cũng gần dính lưng.
Mắt thị rơm rớm nước. Cũng may, tiếng người bố trên nhà gọi:
- Cái Gái đâu! Dẹp mâm đi, này!
Bốn đứa trẻ cùng nhỏm dậy: mặt chúng đột nhiên tươi tỉnh lại. Gái “vâng” một tiếng thật to và chạy lên. Cu Nhớn, cu Nhỡ ngồi chồm chỗm đợi… Một lát sau, Gái bê mâm xuống. Nó cũng nâng lên ngang mặt như cha lúc nãy. Các em nó đứng cả lên, chực đu lấy cái mâm. Nó càng nâng cao hơn, mồm thét:
- Khoan! Khoan! Kẻo vỡ…
Cu Nhớn thét:
- Thì bỏ xuống!
Gái vênh mặt lên, trêu nó:
- Không bỏ. Không cho chúng mày ăn.
- Có sợ thành tật không?
- Không cho ăn thật đấy.
Cu Nhỡ sốt ruột, khoặm mặt lại, vằng nhau với chị:
- Làm trò mãi! Có bỏ xuống đây không nào?
Gái hạ nhanh mâm xuống đất, bảo:
- Này, ăn đi.
Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc oà lên. Nó lăn ra, chân đập như một người giãy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rức khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo./
Câu 1: Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên
A.Tự sự
B.Biểu cảm
C.Thuyết minh
D.Nghị luận
Câu 2: Người kể chuyện trong văn bản trên là người kể ngôi thứ nhất
A.Đúng
B.Sai
Câu 3: Văn bản trên viết về đề tài
A.Người trí thức
B.Người nông dân
C.Người phụ nữ
D.Trẻ em
Câu 4: Xác định thành ngữ trong đoạn văn sau: “Chà, cái con mụ la sát này thật là chua ngoa. Nó bảo người kia: ăn mà không muốn trả thì ăn này, ăn nọ cho con nó. Miếng ăn là miếng nhục. Thế này thì khó lòng mà nuốt cho trôi được. Hắn thở dài một tiếng, quay trở về…
A.Chà, cái con mụ la sát này thật là chua ngoa
B.Thế này thì khó lòng mà nuốt cho trôi được
C.Miếng ăn là miếng nhục
D.Hắn thở dài một tiếng, quay trở về…
Câu 5: Những câu văn “Nhưng biết làm sao được? Đã đành quà của nó, chỉ một đồng trinh là đủ. Nhưng không thể đong một hào chín xu rưỡi gạo.” là lời của người kể chuyện nhưng mang giọng điệu của người mẹ
A. Đúng
B. Sai
Câu 6: Hành động của nhân vật “hắn” trong văn bản trên có ý nghĩa gì?
a. Phản ánh mâu thuẫn giai cấp địa chủ và người nông dân
b. Phản ánh sự trăn trở tìm cách thoát khỏi cảnh nghèo đói của người nông dân
c. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người nông dân
d. Phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận người nông dân
Câu 7: Qua hình ảnh nhân vật người mẹ trong văn bản trên, nhà văn muốn khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân trong cảnh ngộ khốn cùng.
A. Đúng
B. Sai
Câu 8 (0.5điểm): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.”
Biện pháp tu từ so sánh
Câu 9 (1.0 điểm): Nêu tác dụng của phép lặp trong đoạn văn sau: “Hắn dùng dằng không nỡ bước. Trong khi ấy thì nước dãi từ từ dâng lên miệng hắn. Rượu… thịt chó!… Rượu… thịt chó!… Trước mắt hắn lại lập loè hai sắc: vàng bóng và xanh nhợt. Hắn nuốt nước dãi kêu ừng ực. Rồi hắn tặc lưỡi kêu một cái ...đừng do dự nữa.”
- Phép lặp trong đoạn văn: “Rượu… thịt chó!… Rượu… thịt chó!....”
- Tác dụng:
+ Khẳng định mối quan tâm duy nhất trong lòng nhân vật lúc này là “Rượu… thịt chó”
+ Khắc họa một cách chân thực thói hám ăn, sự ích kỉ, vô tâm, của nhân vật
Câu 10 (1.0 điểm): Hình ảnh "Người mẹ xịu ngay mặt xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đập như một người giẫy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cùng khóc theo." gợi cho em cảm xúc gì?
Nêu cảm xúc chân thực của bản thân được gợi ra từ hình ảnh được nêu. Có thể là sự xót xa, phẫn nộ, …
2. Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó tự luận
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
(Dẫn nội dung truyện)
[…]
Người mẹ rất còm cõi và bốn đứa con gầy ốm, quây quần với nhau trong xó bếp. Trong gia đình này, năm mẹ con thường giống như một bọn dân hèn yếu cùng chung phận con sâu, cái kiến dưới cái ách một ông bạo chúa.
Thấy lũ con đứa nào cũng nhăn nhăn, nhó nhó, người mẹ thương đứt ruột. Thị biết rằng chúng đói. Khi người ta đã đói mà lại ngửi thấy mùi thịt chó, thì bụng càng đói thêm. Thế mà bữa rượu của người bố với ba ông khách cứ kéo dài mãi. Nghĩ mà bực quá! Cái thể không chết được, chứ giá chết được thì thị chỉ thắt cổ đi cho rồi….Thị dỗ con:
Cố mà nhịn lúc nữa, các con ạ. Đợi trên nhà ăn xong, còn thừa thì ta ăn.
Rồi muốn cho chúng quên đi, thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy. Úi chà! Nhiều chấy quá! Chỉ việc rẽ một đám tóc ra là đủ thấy bốn, năm con bò lổm ngổm. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ thi nhau bắt. Chúng cho cu Con mấy con chấy kềnh làm trâu. Mới đầu cái trò chơi ấy cũng hay hay. Nhưng chỉ một lúc là chúng chán. Thằng cu Con ra hiệu đình công trước. Nó lăn vào lòng mẹ, oằn oại vừa hụ hị kêu:
Đói!…Bu ơi! Đói…
Tức khắc những đứa kia cũng nhớ ra rằng chúng đói. Chúng không bắt chấy cho mẹ nữa. Chúng thở dài. Chúng nuốt bọt nhem nhép. Chúng thừ mặt ra. Chúng nằm ẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. Bụng đứa nào đứa nấy cũng gần dính lưng.
Mắt thị rơm rớm nước. Cũng may, tiếng người bố trên nhà gọi:
Cái Gái đâu! Dẹp mâm đi, này!
Bốn đứa trẻ cùng nhỏm dậy: mặt chúng đột nhiên tươi tỉnh lại. Gái “vâng” một tiếng thật to và chạy lên. Cu Nhớn, cu Nhỡ ngồi chồm chỗm đợi…Một lát sau, Gái bê mâm xuống. Nó cũng nâng lên ngang mặt như cha lúc nãy. Các em nó đứng cả lên, chực đu lấy cái mâm. Nó càng nâng cao hơn, mồm thét:
Khoan! Khoan! Kẻo vỡ…
Cu Nhớn thét:
Thì bỏ xuống!
Cái Gái vênh mặt lên, trêu nó:
Không bỏ. Không cho chúng mày ăn.
Có sợ thành tật không?
Không cho ăn thật đấy.
Cu Nhỡ sốt ruột, khoặm mặt lại, vằng nhau với chị:
Làm trò mãi! Có bỏ xuống đây không nào?
Gái hạ nhanh mâm xuống đất bảo:
Này, ăn đi.
Nó ngẩng mặt nhìn các em, cười the thé. Người mẹ xịu ngay xuống. Trong mâm, chỉ còn bát không. Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ. Người mẹ đỏ mũi lên và mếu xệch đi, rưng rưng khóc. Cái Gái và cu Nhớn, cu Nhỡ cũng khóc theo.
(Trích Trẻ con không được ăn thịt chó(1) – Nam Cao)
Câu 1: Xác định điểm nhìn trần thuật qua đoạn trích trên.
Điểm nhìn toàn tri từ ngôi kể thứ ba.
Câu 2: Chỉ ra thành ngữ có trong đoạn truyện trên.
Thành ngữ “phận con sâu, cái kiến”.
Câu 3: Đoạn trích trên viết về đề tài nào?
Đề tài: người nông dân nghèo trước cách mạng tháng Tám.
Câu 4: Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hành động của nhân vật “hắn”?
Qua hành động của nhân vật “hắn”, tác giả muốn phê phán thói hư tật xấu của một bộ phận người nông dân.
Câu 5: Cho biết chủ đề của đoạn truyện trên.
Thông qua những hình ảnh đau lòng trong truyện, tác giả phản ánh thực tại xã hội, cuộc sống khốn cùng của người dân Việt Nam giai đoạn trước cách mạng tháng Tám năm 1945 và cũng không quên thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn Nam Cao.
Câu 6: Nếu được ban một điều ước cho gia đình trong truyện, anh/chị sẽ ước gì? Giải thích lí do chọn điều ước ấy.
Nếu được ban một điều ước cho gia đình trong truyện, em sẽ ước người bố thay đổi tâm tính, tu chí làm ăn để đỡ đần được vợ con, yêu thương vợ con từ đó gia đình sẽ bớt khổ. Khi 2 vợ chồng cùng đồng lòng san sẻ gánh nặng thì cuộc sống sẽ dần khấm khá, những đứa trẻ sẽ không còn đói nữa. Vợ chồng yêu thương hòa thuận thì những đứa con sẽ trở thành những đứa trẻ hạnh phúc và sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.
3. Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó trắc nghiệm
Câu 1. Đoạn trích trên được kể theo ngôi:
A. Thứ nhất.
B. Thứ hai.
C.Thứ ba.
D.Kết hợp ngôi thứ nhất và thứ ba.
Câu 2. Đoạn trích trên xoay quanh các nhân vật:
A. Thị, cu Nhớn, cái Gái, cu Nhỡ.
B. Thị, cái Gái, cu Nhớn, cu Nhỡ, cu Con.
C. Ông bố, ba ông bạn nhậu, người mẹ.
D. Ông bố, thị, cái Gái, cu Con, cu Nhỡ.
Câu 3. Vì sao cuối đoạn trích Thằng cu Con khóc òa lên. Nó lăn ra, chân đạp như một người giãy chết, tay cào xé mẹ?
A. Mẹ không cho ăn thịt chó.
B. Cái Gái không cho nó ăn.
C. Nó giành ăn không lại với các anh chị.
D. Trong mâm không còn gì để ăn.
Câu 4. Chi tiết “thị sổ tóc ra cho chúng xúm vào bắt chấy”, hành động đó của người mẹ nhằm mục đích gì?
A. Giúp đàn con quên đi cái đói.
B. Giúp thị đỡ ngứa đầu.
C. Giúp thằng cu Con có con chầy kềnh để chơi.
D. Để gắn kết đàn con lại với nhau.
Câu 5. Đoạn trích trên viết về đề tài:
A. Người nông dân nghèo trước Cách mạng.
B. Người trí thức nghèo trước Cách mạng.
C. Người nghiện rượu bê tha.
D. Người tham ăn, lười lao động
Câu 6. Cốt truyện của đoạn trích trên:
A. Người bố nghiện rượu, đi ăn chịu khắp các cửa hàng và tình thương của người mẹ dành cho con.
B. Gia đình đông con và cái nghèo, cái đói làm tha hóa nhân cách con người đến báo động.
C. Bố mổ chó mời bạn bè đến ăn nhậu, trong khi đó vợ con đứng nhìn cùng những giọt nước mắt.
D. Cuộc ăn nhậu tưng bừng của người bố và nhân phẩm con người trước bi kịch của cái đói.
Câu 7. Ông bố trong đoạn trích là người như thế nào?
A. Tham ăn, không mảy may thương xót vợ con.
B. Tham ăn nhưng thương vợ con.
C. Nhiệt tình với bạn nhậu và thương vợ.
D. Lạnh lùng, tàn ác đến ghê sợ.
Đáp án
1 | C |
2 | B |
3 | D |
4 | A |
5 | A |
6 | C |
7 | A |
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Suy nghĩ của bạn về hình tượng các nhân vật nữ thị Nở, người vợ nhặt
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
Thực hành đọc Cải ơi
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
Soạn văn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức ngắn nhất
Theo bạn, điều gì làm nên sức hấp dẫn của một truyện ngắn hiện đại?
Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có ma trận, đáp án
Gợi ý cho bạn
-
Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
-
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
-
Thuyết minh về Mùa xuân chín (có dàn ý)
-
Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Tràng giang ngắn gọn
-
Phân tích phản ứng tâm lí và hành động của Chí Phèo sau khi bị thị Nở từ chối chung sống
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Cấu tứ bài thơ Giải đi sớm
Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
Phân tích bài thơ Con đường mùa đông lớp 11 siêu hay