Đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông
Kết nối đọc viết trang 64 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức tập 1
- Viết đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong Con đường mùa đông
- Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 1
- Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 2
- Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 3
- Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 4
Con đường mùa đông là một trong số những bài thơ hay đặc sắc của Puskin. Bài thơ mang một màu sắc trầm buồn, lạnh lẽo trên con đường mùa đông nước Nga vắng bóng người. Trong chương trình Ngữ văn lớp 11 sách mới KNTT các em sẽ được học văn bản Con đường mùa đông. Sau đây là một số đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông Hoatieu xin gửi đến các bạn.
Con đường mùa đông là bài thơ chứa đựng nhiều cung bậc cảm xúc: buồn- vui, tĩnh – động, sáng – tối,.. Nỗi buồn bao trùm cả bài thơ nhưng đó là nỗi buồn trong sáng giúp thanh lọc tâm hồn. Một nỗi buồn mang dấu ấn rất Pus – kin.
Viết đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong Con đường mùa đông
Để làm được dạng đề này, Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh một sớ gợi ý cách viết đoạn văn cảm nhận một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng trong bài thơ Con đường mùa đông của Puskin như sau:
- Đảm bào cấu trúc đoạn văn
- Biết cách triển khai đoạn văn
+Mở đoạn: Giới thiệu hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng mà bản thân cho là đặc sắc nhất: Nhi – na, nhạc ngựa, làn sương lạnh giá….
+ Thân đoạn:
Triển khai đoạn văn logic, hợp lí; Vận dụng lí luận và dẫn chứng để làm sáng tỏ hình ảnh mà mình lựa chọn
+ Kết đoạn
Khẳng định hình ảnh mang tính tượng trưng có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện cấu tứ của bài thơ.
Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 1
Mộ trong những hình ảnh tượng trưng đặc sắc trong bài Con đường mùa đông có lẽ chính là hình ảnh con đường mùa đông lạnh lẽo vắng lặng. Xét theo một nghĩa nào đó, thì “Con đường mùa đông” của Puskin có thể xem như số phận của chính ông. Nhà thơ cảm nhận sâu sắc tâm trạng cô đơn của mình, ngoài đời ông không tìm được sự đồng tình và thông cảm của người đương thời với quan điểm của ông. Lòng khao khát vươn tới những lý tưởng cao đẹp luôn là sự vận động vĩ đại trên đất nước Nga rộng lớn bao la. Nhà thơ luôn trên con đường dài đi tìm lý tưởng sống đầy mệt mỏi. Nói theo nghĩa rộng hơn, thì bài thơ tượng trưng cho con đường phát triển chung trong lịch sử nước Nga. Cỗ xe tam mã - nước Nga là hình tượng có tính truyền thống cho nền văn học Nga. Nhiều nhà văn, nhà thơ Nga, tiếp bước của Puskin, đã dùng hình tượng này làm biểu trưng cho số phận nước Nga.
Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 2
“Con đường mùa đông” là bài thơ trữ tình nổi tiếng của Puskin. Hình ảnh “con đường mùa đông” đã gợi lên ấn tượng sâu sắc với người đọc về tâm trạng buồn bã, cô đơn của người lữ khách và vẻ đẹp thiên nhiên của mùa đông nước Nga. Trên con đường ấy, cảnh vật vắng lặng, bao la và buồn man mác. Một đêm Đông quạnh hiu với làn sương mờ, ánh trăng mờ, cánh đồng mờ xa. Không gian đó trải dài tít tắp tưởng chừng vô tận. Không gian đó, ngoài những hình ảnh, đường nét, màu sắc còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Không gian đêm trên “con đường mùa Đông” tĩnh lặng, hiu quạnh quá. Ở đây, nhà thơ đã “lấy động để tả tĩnh”. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm Đông. Không cần đến những màu sắc rực rỡ, thiên nhiên trong bài thơ trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực, tự nhiên, gần gũi và sống động lạ thường. Nó rất “Nga” và đậm hồn quê hương xứ sở. Cảnh sắc thiên nhiên mùa Đông nước Nga đã được Puskin miêu tả một cách tinh tế, chọn lọc.
Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 3
“Con đường mùa đông” là tác phẩm tiêu biểu của “Mặt trời thi ca Nga” – Puskin. Vì được sáng tác vào khoảng thời gian sau khi nhà thơ bị đi đày nên tác phẩm nhuốm màu buồn của tâm trạng. Tuy nhiên, nếu hầu hết các hình ảnh trong bài đều gợi sự cô đơn, lẻ loi thì hình ảnh Nhi – na lại mang một sắc thái khác hoàn toàn. Hình ảnh Nhi – na xuất hiện ở nửa cuối bài thơ.
Ở đây, Nhi – na có thể là bất cứ cô gái Nga thân thương nào, không nhất thiết là một con người cụ thể. Hình ảnh Nhi – na và thời gian “ngày mai” đã xua tan sự đau buồn của nhân vật trữ tình, khiến những vần thơ bừng sáng. Nhi – na cùng “lò lửa đỏ” đã thắp lên niềm hy vọng về tương lai, thể hiện khát khao hạnh phúc. Nhà thơ còn tâm sự với Nhi – na về nỗi lòng của mình: “Sầu lắm, Nhi – na: đường xa vắng”. Hiện thực vẫn khắc nghiệt nhưng con người vẫn dũng cảm bước tới, để yêu thương và đoàn tụ. Có thể thấy, hình ảnh Nhi – na đã trở thành điểm tựa tinh thần vững chãi cho nhân vật trữ tình. Đến đoạn thơ cuối, nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Từ đó, hình ảnh Nhi – na đã cho thấy vẻ đẹp của “Nỗi buồn trong sáng” không bao giờ bi lụy trong thơ Puskin.
Đoạn văn về hình ảnh đặc sắc trong bài Con đường mùa đông - mẫu 4
Nhân vật trữ tình cảm tưởng cuộc đời chàng sao phiền muộn và không có nhiều hy vọng, hệt cảnh “cỗ xe tam mã” lao đi trong đêm vắng lặng trên con đường mùa đông. Chiếc xe tam mã và người lữ hành như bị bao vây bởi rừng sâu và tuyết trắng; những cột cây số hữu hình mà vô cảm đang chạy ngược chiều… Pu-skin đã “vẽ” lên một bức tranh thủy mặc với gam màu đen trắng: ánh trăng trắng, tuyết trắng, mặt trăng trắng, sương trắng trên cái nền đen sẫm của rừng. Trên con đường mùa đông kéo dài tưởng chừng như vô tận, “cỗ xe tam mã băng đi” - một cỗ xe “Nga”, vô cùng thân thiết với tâm hồn Nga còn có cả khúc nhạc dịu êm, du dương: tiếng lục lạc đơn điệu buồn tẻ, khúc hát dân ca của người xà ích “Như niềm vui mừng khôn xiết/ Như nỗi buồn nặng đìu hiu”, làm dấy lên trong lòng lữ khách một nỗi buồn dịu ngọt. Kết thúc bài thơ vẫn là tiếng: “Nhạc ngựa đều đều buông xa thẳm”, gieo vào lòng người một nỗi buồn da diết, khôn nguôi. Không gian đêm trên “con đường mùa đông” tĩnh lặng, hiu quạnh. Những âm thanh khe khẽ tuy giúp cho bức tranh cựa mình nhưng lại làm nổi bật cái im lìm của đêm đông. Trên cái nền thiên nhiên trong trẻo, thanh khiết, đẹp chân thực mà hoang liêu vô cùng, cỗ xe tam mã độc hành sao cô đơn đến vậy?
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
Suy nghĩ của bạn về hình tượng các nhân vật nữ thị Nở, người vợ nhặt
Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay
Đề kiểm tra cuối kì 1 Ngữ văn 11 Kết nối tri thức có ma trận, đáp án
Đoạn văn trình bày suy nghĩ của bạn về chi tiết bát cháo hành của thị Nở
Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
Đọc hiểu Con chó xấu xí có đáp án
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Soạn Vợ nhặt lớp 11 Kết nối tri thức
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về một thông điệp có ý nghĩa được rút ra từ truyện ngắn Vợ nhặt
- Hãy nêu chủ đề và đánh giá giá trị tư tưởng của tác phẩm Vợ nhặt
- Xác định tình huống truyện Vợ nhặt và nêu ý nghĩa của nó
- Có thể xem truyện ngắn Vợ nhặt là một câu chuyện cổ tích trong nạn đói hay không?
- Giữa nhan đề Vợ nhặt và nội dung câu chuyện có mối quan hệ với nhau như thế nào?
- Soạn bài Chí phèo lớp 11 Kết nối tri thức
- Thực hành tiếng Việt: Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết lớp 11 KNTT
- Soạn Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện lớp 11 Kết nối tri thức
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Phân tích những nét chính về nghệ thuật tự sự qua một truyện ngắn em yêu thích của nhà văn Nam Cao
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc về chủ đề và nhân vật trong tác phẩm Tư cách mõ
- Phân tích truyện ngắn Trẻ con không được ăn thịt chó
- Phân tích, đánh giá nét đặc sắc truyện ngắn Tuổi thơ tôi - Nguyễn Nhật Ánh
- Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện lớp 11
- Soạn Củng cố mở rộng trang 48 lớp 11 tập 1 KNTT
- Thực hành đọc Cải ơi
- Soạn bài Nhớ đồng lớp 11
- Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
- Bài thơ Nhớ đồng cho thấy điều gì về tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình?
- Đoạn văn làm sáng tỏ mối liên hệ giữa các chi tiết, hình ảnh làm nên thế giới cảm xúc trong bài Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Nhớ đồng
- Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài thơ Từ ấy
- Soạn bài Trang Giang trang 59 ngắn nhất
- Soạn bài Con đường mùa đông ngắn nhất trang 64
- Thực hành tiếng Việt 11 trang 65 tập 1 Kết nối
- Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ lớp 11 trang 66
- Soạn bài Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật trang 71 lớp 11 KNTT
- Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1
- Soạn bài Thời gian của Văn Cao lớp 11 (ngắn gọn)
- Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất
- Chiếu cầu hiền được ban bố với mục đích và lí do gì?
- Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
- Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
- Theo bạn, điều gì tạo nên sức thuyết phục của Chiếu cầu hiền?
- Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
- Soạn bài Sống hay không sống đó là vấn đề ngắn gọn
- Phân tích Thuyền và biển của Xuân Quỳnh
- Soạn văn 11 Tác gia Nguyễn Du ngắn nhất
- Giới thiệu một tác phẩm văn học Dưới bóng hoàng lan
Bài viết hay Ngữ văn 11 Kết Nối Tri Thức
Suy nghĩ về quan điểm Người có tài cần phát huy tài năng của mình để đóng góp cho cộng đồng
Đoạn văn về một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng đặc sắc nhất trong bài thơ Con đường mùa đông
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong một tác phẩm truyện lớp 11
Phân tích bài thơ Con đường mùa đông lớp 11 siêu hay
Văn bản Chiếu cầu hiền có mấy phần?
Soạn bài Thời gian (Văn Cao) lớp 11 ngắn gọn