Phân tích cấu tứ và hình ảnh trong bài Tiếng hát con tàu

Phân tích cấu tứ bài Tiếng hát con tàu

Tiếng hát con tàu là một bài thơ hay của tác giả Chế lan Viên viết về sự kiện đồng bào miền xuôi lên miền ngược đi xây dựng vùng kinh tế mới. Thơ Chế lan Viên có phong cách rõ nét và độc đaó, nổi bật nhất là chất suy tưởng triết lí mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý phân tích cấu tứ bài thơ Tiếng hát con tàu của tác giả Chế lan Viên để các bạn hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Dàn ý cấu tứ Tiếng hát con tàu

Đề bài: Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá vẻ đẹp của cấu tứ và hình ảnh trong văn bản Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên.

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Cấu tứ và hình ảnh trong đoạn thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng.

Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

* Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận

* Đặc điểm về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ:

* Nhan đề, cấu tứ và mạch cảm xúc của bài thơ:

- Ý nghĩa nhan đề tiếng hát con tàu:

+ Con tàu: tượng trưng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, hòa nhập vào cuộc sống lớn của đất nước.

+ Tiếng hát: là khát vọng cất thành tiếng là hành khúc lên đường say mê, giục giã thể hiện niềm vui.

=>Thể hiện niềm hân hoan, sự hứng khởi của tâm hồn tràn đầy khát vọng, mong mỏi xây dựng đất nước và tìm về với ngọn nguồn sáng tạo thơ ca của thi sĩ.

– Cấu tứ và mạch cảm xúc: là khúc hát yêu thương của một tấm lòng hướng về nguồn cội. Từ sự trăn trở trước lời mời gọi cho đến hoài niệm và sự biết ơn về quá khứ hào hùng đầy nghĩa tình.

* Phân tích hệ thống hình ảnh trong đoạn thơ:

– Dựng lên hai không gian đối lập:

+ Tây Bắc: Đi xa, gió ngàn rú gọi -> cuộc đời chung rộng mở

+ Hà Nội: Cửa ô, đời nhỏ hẹp, lòng đóng khép -> khoảng trời riêng chật chội tù túng

+ Con tàu: hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, khát vọng vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn của nhân vật trữ tình. Nhà thơ khéo léo ví von tâm hồn mình như một con tàu, đây là cuộc hóa thân kì diệu thể hiện sự gắn bó máu thịt giữa thi nhân với đất nước, với cuộc đời.

=> Sự trăn trở, lời giục giã và vẫy gọi của Tổ quốc.

- Suy ngẫm về mảnh đất Tây Bắc và cuộc kháng chiến nghĩa tình:

+ Xứ thiêng liêng-> chiến công anh hùng-> niềm tự hào

+ Nơi máu rỏ -> sự hi sinh, mất mát-> nỗi đau

+ Chín trái đầu xuân

+ Ngọn lửa : Nhiệt tình cách mạng, chiến công rực rỡ, lí tưởng soi đường

+ Tây Bắc – tên gọi cụ thể chỉ địa danh một vùng đất xa xôi của Tổ quốc nhưng cũng là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống lớn lao của nhân dân và đất nước. Tây Bắc chính là cội nguồn cảm hứng của hồn thơ, của sáng tạo nghệ thuật.

+ Mẹ yêu thương: chính là hình ảnh nhân dân...

* Đánh giá:

– Nội dung: Đoạn thơ thể hiện lời giục giã, thôi thúc khát vọng đến với cuộc sống mới đang rộng mở, là tiếng gọi đến với nhân dân đậm tình nặng nghĩa để khơi dậy nguồn cảm hứng nghệ thuật.

– Nghệ thuật:

+ Hình ảnh độc đáo, sáng tạo kích thích trí tưởng tượng và suy ngẫm của người đọc.

+ Ngôn ngữ linh hoạt hòa quyện cảm xúc sôi nổi, giục giã, thôi thúc lên đường.

+ Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.

=> Nét đẹp suy tưởng triết lý trong thơ Chế Lan Viên

Kết bài:

- Khái quát lại những nét đặc sắc về cấu tứ và hệ thống hình ảnh của đoạn thơ.

- Tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc sau khi đọc, thưởng thức đoạn thơ: Trân trọng, tự hào về quá khứ hào hùng của dân tộc. Từ đó xác định nhiệm vụ giữ gìn và bảo vệ tổ quốc...

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 3
0 Bình luận
Sắp xếp theo