Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích

Viết một bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát mà bạn yêu thích. Đây là nội dung phần hướng dẫn quy trình viết bài Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm văn học (truyện thơ) hoặc một tác phẩm nghệ thuật trang 75 SGK Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo. Sau đây là một số bài văn mẫu nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ hay bài hát hay và ngắn gọn, mời các em cùng tham khảo.

1. Nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một truyện thơ

Trong các truyện thơ Nôm Việt Nam, Phạm Công Cúc Hoa là tác phẩm mang đầy giá trị về đạo lý làm người và sự uyên thâm của văn hóa truyền thống.

Tóm tắt:

Phạm Công – Cúc Hoa kể về câu chuyện đôi vợ chồng ở phủ Quỳnh Vân, cầu con được Ngọc Hoàng thương tình phái tiên đồng xuống đầu thai làm con gái, chính là Phạm Công. Chàng lớn lên, thông minh, hiếu thảo, nhân nghĩa nên được con quan phủ Quỳnh Vân là Cúc Hoa đem lòng thương yêu, kết duyên vợ chồng. Khi Phạm Công đi thi, Cúc Hoa ở nhà chờ đợi, bị Tào Thị hãm hại. Trong lúc đó, Phạm Công đỗ trạng nguyên được vua gã công chúa nhưng chàng từ chối.Khi quay về biết tin vợ mất, chàng hết sức đau lòng, sau đó vì bị lừa dối nên đã gán nghĩa với Tào Thị, rồi phụng mệnh lên đường dẹp giặc. Tào Thị ở nhà đuổi Tiến Lực và Nghi Xuân ra khỏi nhà. Hai đứa bé bơ vơ đi tìm cha, khi gặp lại kể hết sự tình, Phạm Công xuống âm phủ tìm vợ, cả gia đình đoàn tụ.

Đánh giá nội dung và nghệ thuật

Phạm Công – Cúc Hoa” là thiên tình sử giữa chàng Phạm Công và nàng Cúc Hoa hiếu nghĩa vẹn toàn, câu chuyện của họ trải dài từ thiên thượng tới nhân gian, rồi xuống cả âm tào địa phủ. Vượt trên chuyện tình yêu đôi lứa thường tình, “Phạm Công – Cúc Hoa” là tuyệt tác văn chương có tác dụng khuyến thiện, trừng ác, làm sáng tỏ đạo lý “thiện ác hữu báo” mà cả Phật gia, Đạo gia và Nho gia đều giảng dạy. Cúc Hoa vốn là công chúa con Diêm Vương, Phạm Công vốn là thái tử con Ngọc Hoàng, họ đầu thai xuống trần gian để diễn dịch cho con người nội hàm của đạo hiếu, đạo phu thê, đạo làm người. Trải qua rất nhiều cực khổ, khảo nghiệm sống chết, Phạm Công đã thành tựu cốt cách của bậc chí nhân, chí nghĩa, chí thành. Đó phải chăng là con đường tu luyện, “phản bổn quy chân”, trở về thiên giới mà lịch sử đã lưu lại cho hậu thế?

Truyện thơ “Phạm Công – Cúc Hoa” như một tuyệt tác trong kho tàng văn học dân tộc với nội dung li kì, hấp dẫn, nghệ thuật tự sự dân gian được thể hiện đặc sắc qua thể thơ lục bát.Tác phẩm thể hiện bước tiến trong việc sáng tác của các tác giả dân gian ẩn danh đối với thể loại truyện thơ.

Truyện thơ “Phạm Công – Cúc Hoa” như một viên ngọc trong kho tàng văn hoá dân tộc với nội hàm mỹ hảo uyên thâm, bài viết ngắn ngủi với kiến giải cá nhân chỉ khám phá được một phần rất nhỏ. Hy vọng sớm tái ngộ cùng quý vị độc giả trong những bài viết khác, làm sáng tỏ thêm vẻ đẹp của thi phẩm tuyệt diệu này.

2. Dàn ý nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một bài hát

Dàn ý nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một bài hát

3. Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật (truyện thơ)

“Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những gì trông thấy mà đau đớn lòng”

Nguyễn Du đã thương thay cho thân phận những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như thế. Sống trong một xã hội mà tài hoa bị vùi dập,cái đẹp lại chóng tàn ấy có lẽ là nỗi bất hạnh lớn nhất đối với những người phụ nữ thời bấy giờ. Từ lâu trong thơ văn kim cổ,nó cũng đã trở thành nỗi đau xót, ngậm ngùi lớn nhất của biết bao thi sĩ. Có lẽ, Nguyễn Du cũng đã thương xót cho họ, cho thân phận lận đận bấp bênh của họ để rồi “Long thành cầm giả ca” ra đời, mang theo cả sự chua xót,  đau đớn của người nghệ sĩ đối với những người phụ nữ ấy.

Đành rằng ai sinh ra con người ai cũng được sinh ra, rồi cũng phải đi về cõi vĩnh hằng, nếu chỉ như thế mà chẳng để lại được gì cho đời thì thật vô nghĩa.

“Trăm năm có còn gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì”

Nhưng có lẽ vô nghĩa nhất là những vàng son, rực rỡ một thời. Sự chói lọi ấy đột ngột hiện ra rồi lại đột ngột chìm vào bóng tôi trong sự lăng quên để lại nuôi tiếc cho bao tâm hồn đồng điệu. Đây là lí do mà vì sao Nguyễn Du quan tâm đến họ. Nhà thơ khóc Tiểu Thanh khi cuộc đời này không còn ai khóc nữa. Cũng như người khách viễn phương khóc Đạm Tiên như khóc một người thân cho dù chưa một lần gặp mặt...

Ngay từ những dòng thơ đầu tiên, hình ảnh người phụ nữ vừa xinh đẹp lại tài hoa đã xuất hiện, toát lên sự nhẹ nhàng,dịu dàng và thanh tao đã đi sâu vào tâm trí người đọc

“Đất Long Thành khách giai nhân nọ

Không nhớ ra tên họ là gì

Nguyễn Cầm nổi tiếng đương thì,

Tên Cầm mượn của đàn kia gọi người.

Khúc cung phụng những đời vua trước,

Tưởng quân thiên nhã nhạc khôn bi,

Nhớ hồi tuổi trẻ xưa kia

Đêm bên hồ Giám một kì tiệc vui

Xuân độ ấy đương hồi ba bảy

Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa.

Não người vẻ rượu ngà ngà

Năm cung dỉu dặt nảy qua phím đàn.”

Ở Long Thành đó một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn,xinh đẹp điêu đứng lòng người cùng với tiếng đàn bay bổng có lẽ đã làm rung động biết bao tâm hồn đồng điệu. Có lẽ cũng chính vì thế mà nhà thơ đã có những định hướng riêng cho nhân vật,dù không nhớ tên tuổi, nhưng tài hoa,tiếng đàn của nàng đã chạm được đến trái tim của nhà thơ,để rồi những dòng thơ ấy lại ca ngợi siết bao tài năng của người kĩ nữ cầm đàn mới độ xuân thì.

“Đất Long Thành khách giai nhân nọ

Không nhớ ra tên họ là gì

Nguyễn Cầm nổi tiếng đương thì,

Tên Cầm mượn của đàn kia gọi người.’

Một tiếng đàn như tiếng đàn của cô Cầm lại là một tiếng đàn đẹp đẽ nhất.Nó là cõ lẽ tiếng đàn thuộc về trời đất,giống như một bông hoa đang nở rộ, tỏa hương thơm ngào ngạt làm rúng động đất trời và tâm hồn người,nhưng,ta vẫn chỉ có thể cảm nhận nó, cảm thụ nó một cách nguyên khối. Chắc hẳn,đây là ẩn ý của Nguyễn Du, là dụng ý mà nhà thơ đã đặt vào trong tác phẩm của mình. Tiếng đàn ấy dù hay đến đâu, nó cũng đành phải thu mình chấp nhận số phận.Cũng giống như bông hoa kia, sinh ra từ cát bụi,dù có nở rộ đẹp đến mấy, làm điêu đứng biết bao những con người say mê cái đẹp đến mấy, thì cuối cùng nó cũng phải trở về với cát bụi, về với nơi mà nó được sinh ra. Chính cái quy trình cuộc đời nghiệt ngã ấy đã làm nổi bật cái nghịch lí đối với những người tài hoa. Rằng dù họ có tài hoa, xuất chúng đến đâu, cũng sẽ có ngày nó sẽ tàn phai.

Mạch nguồn cảm xúc bi thương chảy xuyên suốt trong tác phẩm, và tài đàn của người phụ nữ ấy vẫn được đại thi hào của dân tộc ngợi ca hết lòng

Khúc cung phụng những đời vua trước,

Tưởng quân thiên nhã nhạc khôn bi,

Nhớ hồi tuổi trẻ xưa kia

Đêm bên hồ Giám một kì tiệc vui

Xuân độ ấy đương hồi ba bảy

Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa.

Não người vẻ rượu ngà ngà

Năm cung dỉu dặt nảy qua phím đàn.”

Đó là cái tuyệt đối, cái "tót vời". Có lẽ so với nàng Kiều "Sắc đành đòi một, tài ành hoa hai" thì tài đàn của cô Cầm là chỉ có một. Nổi tiếng đến mức ấy, được khẳng định bằng cách phủ định triệt để là một sự khẳng định tối đa, ấy thế mà đến cái tên cũng không ai được biết. Cái tên là Cầm kia thực nghĩa chỉ là tên đàn, lại do người nghe đàn tự đặt lấy, quen gọi mà thành tên.Nhưng nó vẫn ghi dấu ấn mạnh mẽ bởi tiếng đàn vừa bay bổng lại thanh thoát.Người thiếu nữ chỉ độ hai mươi, hai mốt, vẻ đẹp xuân xanh cùng với âm hưởng ngọt ngào của tiếng đàn,  những ngón tay thanh thoát đã khiến cho biết bao người mê đắm tiếng đàn của cô mà khắc sâu trong lòng.

Tiếng đàn ấy có vẻ đã làm cho Nguyễn Du nhớ mãi, nhớ mãi về một người phụ nữ sắc son cùng với tiếng đàn chạm được đến trái tim của người đọc, bởi thế mà những dòng thơ tiếp theo, Nguyễn Du đã dành cho tiếng đàn ấy những lời khen có cánh

“Tiếng khoan thoảng thông ngàn gió thổi

Tiếng trong như hạc gọi xa xăm

Mạnh như Tiến Phúc sét gầm

Buồn như tiếng Việt, Trạng nằm đầu trên

Ai nấy nghe nhường quên mệt mỏi,

Rõ tiếng đàn đại nội Trung Hòa

Tây Sơn quan khách la đà,

Mải vui quên cả tiếng gà tan canh

Tả lại hữu tranh giành treo thưởng,

Tiên như bùn ước lược qua qua

Vương hầu thua vẻ hào hoa

Ngũ Lăng chàng trẻ ai mà kể chi.

Băm sáu cung xuân kia chung đúc,

Đất Tràng Ân hạt ngọc liên thành

Hai mươi năm, tiệc qua nhanh,

Tày Sơn sụp đổ thì mình về nam”

Bằng bút pháp ước lệ, Nguyễn Du đã tả tiếng đàn ấy một cách mãn nhãn làm sao.Bao nhiêu cung bậc nỗi niềm,bao nhiêu khúc nhói đau của tâm trạng. Nhất là khi nó đưa người ta vào một thế giới trong trẻo đến lạ, nơi mà không gian, thời gian cũng không còn quan trọng nữa “Mãi vui quên cả tiếng gà tàn canh”.Có lẽ, đây chính là tiền thân của cung đàn bạc mệnh trong “Truyện Kiều”.So với tiếng đàn của người con gái” sắc sảo mặn mà”, nó lại mang một chủ điểm, chủ thể riêng “Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu” thì giai điệu của tiếng đàn này lại có phần sơ lược hơn. Điều đó có lẽ cũng là dễ hiểu, vì nếu khúc bạc mệnh trong "Truyện Kiểu" là do người đàn sáng tạo ra từ chiêm nghiệm, suy tư cá thể thì ở đây là một khúc thức đã trở nên cổ điển, vốn có từ lâu, khúc Trung Hòa đại nội để phục vụ các bậc đế vương. Tuy vậy, nó vẫn có một sức chinh phục rất lớn, rất nhanh. Cùng với người gảy đàn” Xuân độ ấy đương hồi ba bảy/Ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa”, những “âm thanh dìu dặt nảy qua tiếng đàn” đã đem đến cho người nghe một niềm hạnh phúc lớn. Và dường như với người nghe lúc này, chỉ có tiếng đàn mới có thể khiến họ vui vẻ đến thế

Tả lại hữu tranh giành gieo thưởng

Tiền như bùn ước lược qua qua

Vương hầu thua vẻ hào hoa

Ngũ Lăng chàng trẻ ai mà kể chi"

Tài năng ấy đã một lần được hoàn toàn xác nhận khi ta thấy được phản ứng vui vẻ, hạnh phúc của người nghe. Việc tiếng đàn ấy được bỏ phiếu đến mức tối đa đã làm vẻ vang, dù chỉ một phút, một thời cho người nghệ sĩ. Bởi vì đó không chỉ là nghệ thuật của việc phối hợp âm thanh, mà là người đàn đã tấu lên qua âm nhạc tất cả tâm hồn mình. Còn người nghe cũng là nghe bằng những trái tim hết mình như thế. Có thế mới tạo được một hạnh ngộ cho cả hai từ cái hạt ngọc vô giá của đất Tràng An được chưng cất và lọc sàng từ 36 cung đàn xuân của kẻ giai nhân tài tử. Tiếng đàn ấy phải gặp những người nghe đàn ấy. Đây là một sự ăn ý tuyệt vời, một chói lọi vinh quang nghệ thuật ngang tầm với sự chói lọi vinh quang của một thể chế tân triều. Sự sóng đôi ấy trong lịch sử, với đời thường là sự hiếm có đến lạ, nó chỉ nảy sinh từ một cảm quan lãng mạn, một giấc mơ giữa ban ngày không phải lúc nào cũng có và nếu có, nó cũng chưa hẳn có thể lâu bền.

Quả thật đắm chìm vào quá khứ, tiếng đàn một thời làm thi sĩ say mê, đã đánh thức người xưa trở về thực tại. Sự "giật mình" của Nguyễn Du là cái tỉnh ra từ một ngộ nhận. Tỉnh ra mà buồn bã, mà đau đớn biết nhường nào. Thì ra cuộc đời chỉ là một chớp mắt, cái chớp mắt kinh hoàng. Bởi vị thời gian không chỉ trôi chảy rất nhanh mà còn là có sức tàn phá, hủy hoại rất lớn. Mà làm sao nó cứ hướng vào những người với nhà thơ là một hội, một thuyền như thế! Một bữa tiệc đã qua. Một sự nghiệp long trời lở đất đã qua. Tất cả chỉ còn tro bụi:

Hai mươi năm, tiệc qua nhanh,

Tây Sơn sụp đổ thì mình về nam

Nhà thơ đã xót thương cho thân phận của người phụ nữ. Đây không đơn thuần chỉ là sự chuyển dịch của thời gian. Bởi nhà thơ đã đau đáu trong lòng mình nỗi đau của sự mất mát, sự còn mất của con người.

"Nghĩ thân phù thế mà đau

Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê

Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ

Đường thế đồ gót rỗ kì khu

Sóng cồn cửa bể nhấp nhô

Chiếc thuyền bào ảnh lô xô gập ghênh".

Có lẽ triết học hiện sinh, văn học hiện sinh xuất hiện ở phương Tây như một thứ hướng đạo tinh thần một phần cũng là trên cơ sở ấy. Từ đó dẫn đến những cực đoan là điều không thể khác. Bởi thế mà con người mới bé nhỏ trước cái hiện thực cuộc sống khắc nghiệt, đành rằng nó là quy luật của cuộc sống, nhưng có ai là không đau khổ mà xót thương cho những người phải chịu đựng cái quy luật đó khi nó đến quá nhanh.

Xót thương thay thân phận người phụ nữ, nhà thơ đã khẳng định cái quy luật khắc nghiệt ấy của tạo hóa. Tài hoa, sắc đẹp rồi một ngày sẽ tàn phai, dẫu biết là thế nhưng nhà thơ đã có một tâm hồn đồng điệu với người phụ nữ cầm đàn ấy. Đồng điệu đến mức dẫu có là hai mươi năm sau, nhà thơ vẫn nhớ mãi tiếng đàn đã làm rung động siết bao thính giả lúc bây giờ.

“Mé cuối tiệc một người nhỏ nhỏ.

Tóc hoa râm mặt võ minh gầy,

Bo pho chang sia doi may,

Tài hoa ai biết đất này không hai !

Thoáng mấy tiếng, thần rơi giọt lệ,

Lọt tai mà như xé tấc son

Giật mình hai chục năm tròn,

Tiệc bên hồ Giám người còn chưa quên.

Cuộc thương hải tang điền thấm thoát

Cõi nhân gian thành quách đổi dời

Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi,

Mà làng ca vũ một người còn trơ.

Ngàn trăm năm thì giờ chớp mắt,

Lệ thương tâm ướt vạt áo là

Nam về đầu bạc ngẫm ta

Trách gì hương phấn bông hoa chẳng tàn !

Trừng trừng đôi mắt mơ màng,

Quen mà hóa lạ nghĩ càng thêm thương”

Hai mươi năm gặp lại con người ấy,tài hoa vẫn ở đó nhưng sắc đẹp đã tàn phai, trong cái xã hội phong kiến xưa cũ, con người ấy lại thật nhỏ bé làm sao.

“"Mé cuối tiệc một người nho nhỏ

Tóc hoa râm mặt võ mình gầy

Bơ phơ chẳng sửa đôi mày..."

Tính nhất quán trong cách phác họạ danh tính, hình hài ở bài thơ về nhân vật phải chăng giúp chúng ta một định hướng. Đó là sự dân chủ hóa đồi với nghệ thuật, đối với người sáng tạo nghệ thuật, của nhà thơ. Thì ra tài năng, nhất là tài năng thiên bẩm không phải là độc quyền của gia đình quyền quý. Ít nhất như Thúy Kiều "Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung". Về phương diện này, người có tên là Cầm ở bài thơ rất giống với số phận của người gảy đàn trong Tì bà hành của Bạch Cư Dị. Chỉ nghe mấy tiêng đàn cùng vài lời tâm sự, nhà thơ lớn đời Đường đã có thể xúc động đến nghẹn lời:

"Cùng một lứa bên trời lận đận

Gặp gỡ nhau lọ sẵn quen nhau".

Tiếng đàn ấy là một thứ "đồng thanh tương ứng" với một thân kiếp nổi nênh thứ "kì oan" của những người "phong vận". Nó là một thứ dấu hiệu tiêng để họ nhận ra nhau, thương nhau không một khoảng cách , tên tuổi hay sự giàu sang có thể phân chia. Vì vậy, trong nỗi niềm thương cảm của nhiều người có mặt "khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi", người đau đón nhiêu hơn do sự cộng hưởng sâu hơn không thể là ai khác ngoài Giang Châu tư mã:

"Lệ ai chan chứa hơn người

Giang Châu tư mã đượm mùi áo xanh"

Mạch nguồn cảm xúc trong bài lại mang nét đượm buồn trong câu chữ.Có lẽ đó chính là sự đồng cảm,bất lực của nhà thơ khi ông không thể cứu vớt lấy những số phận bi thương ấy,và cũng là sự sầu não của ông khi chính thi sĩ cũng không thể thoát ra khỏi cái giới hạn ngặt nghèo của số phận, để rồi tất cả chỉ còn là tình bạn giữa hai tâm hồn đồng điệu, giữa cái cô quạnh và nhỏ bé trước cuộc đời

“Chốn Long thành tất gang chẳng tới

Còn nói chi những buổi đàn ca

Nặng tình quan sứ tiễn ta

Tiệc hoa kén những bông hoa nói cười

Nguyễn Du làm quan mà như kẻ đi đày. Lần này ra Bắc, được hưởng thụ một bữa tiệc hát mứa ở kinh thành, đó cũng là niềm vui nho nhỏ này sạu một chặng đường dài nhà thơ trở lại đất văn vật ngàn năm. Ý thơ này giống với niềm mong đợi của Bạch Cư Dị trong những tháng ngày dằng dặc ở đất Giang Châu:

"Từ xa kinh khuyết bấy lâu,

Tầm Dương đất trích gối sầu hôm mai.

Chốn cùng tịch lấy ai vui thích,

Tai chẳng nghe đàn địch cả năm..."

Nhưng tình huống nghe đàn của hai nhà thơ thì khác hẳn. Người đánh đàn trong thơ họ Bạch ở đất Hà Mô - nghĩa là có một chút tiểu sử.Người ca nhi ấy lại tự kể về cuộc đời hoa trôi bèo dạt tới đất Giang Châu.Và dù là cùng ở đất Giang Châu, Bạch Cư Dị mới gặp người ấy lần đầu. Còn trong thơ Nguyễn Du, người gẩy đàn không lạ. Nguyễn Du, gặp lại con người mà nhà thơ đợi chờ bấy lâu .Chỉ vài âm sắc phát ra, cho dù tàn tạ đến không còn một chút hình hài của cái thuở "ánh hồng trang lộng lẫy mặt hoa" Nguyễn Du đã nhận ra cô gái "Xuân độ ấy đương hồi ba bảy".

Người gẩy đàn ấy lặng lẽ xuất hiện ở đây như dấu tích tang thương của hai chục năm biến thiên dâu bể. Phàm những người như thế sẽ xót thương cho phận mình, nhưng người phụ nữ ấy lại thờ ơ trước số phận, lạnh lùng đến nỗi nhà thơ cũng phải xót thương thay cho cuộc đời đầy những biến thiên bất trắc

"Cuộc thương hải tang điền thấm thoát

Cõi nhân gian thành quách đổi đời

Tây Sơn cơ nghiệp đâu rồi

Mà làng ca vũ một người còn trơ."

Người con gái tên Cầm ấy có lẽ là nhân chứng rõ ràng nhất cho sự biến đổi. Lần đầu tiên, cô là kĩ nữ trứ danh một thời, là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn còn xót lại trong xã hội phong kiến.Lần thứ hai, khi nhà thơ phải thốt lên “giật mình hai chục năm tròn”, đó là những cảm xúc đượm buồn của nhà thơ, khi hai mươi năm đã trôi qua, tài năng vẫn ở đó nhưng nhan sắc lại chóng tàn phai, nó đã để lại cho ông một niềm tiếc thương sâu sắc. Nhưng người phụ nữ ấy vẫn mảy may không quan tam. Đó là một tâm hồn bình thản, một sự thờ ơ đối với những biến chuyển của xã hội, không buồn bã xót thương mặc dù cô chính là sự khẳng định rõ nhất của sự biến chuyển ấy, biến chuyển của xã hội cũng chính là biến chuyển cho chính thân phận của người phụ nữ. Cô ấy đã không còn là người đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” mà cả đất Long Thành ngợi ca, chỗ ngồi của cô cũng đã không còn là trung tâm mà lại là: mé cuối bữa tiệc”.  Tất thảy giờ chỉ còn lại là sự lạc long, không ăn nhập giữa tiếng đàn. Thời gian đang trôi đi nghiệt ngã, lạnh lùng. Hai câu thơ về một sự nghiệp và một con người kia như một câu hỏi. Nỗi đau nhân thể của nhà thơ thật lớn, thất sâu đã đem lại cho nó - hai ý thơ ấy một cái gì mang tính nhân loại nồi chung. Và nói riêng, với sự nghiệp Tây Sơn, một sự nghiệp mà chính ông đã chối từ giờ đây đã nằm gọn trong quỹ đạo của lòng cảm mến nếu không nói là người phục hết lòng. Bởi sự nghiệp Tây Sơn đã có một anh hùng, và sự nghiệp ấy còn có thể hiểu được một tài năng.

Nhà thơ đã thương xót cho thân phận ấy, và cũng chính là thương xót cho số phận của chính mình, cái quy luật ấy của thời gian là không tránh khỏi, cái nỗi đau xót ấy đã vươn lên, trở thành niềm thương cảm hướng ngoại

"Ngàn trăm năm thì giờ chớp mắt

Lệ thương tâm ướt vạt áo là"

Cùng một xúc cảm,nhà thơ khóc thương cho hai con người.Họ đều là những người đáng kính trọng,những người tài năng “tót vời”. Trước hết, nhà thơ khóc thay cho thân phận người phụ nữ cầm đàn. Đáng nhẽ ra,cô là người phải được xã hội kính trọng, vì cái tài sắc vẹn toàn mà được người người ngợi khen, nhưng cô lại là một kĩ nữ, đến cả tên họ cũng không được biết đến.  Tiếp đến, nhà thơ khóc thay cho số phận chính mình. Khóc thương cho cuộc đời bạc bẽo của chính người thi nhân. Lịch sử đang xem ông như một nhân chứng. Và bằng những chiêm nghiệm ấy, nỗi xót xa bi thương được ông gửi gắm mới thấm thía làm sao

"Nam về đầu bạc ngẫm ta

Trách gì hương phấn bông hoa chẳng tàn!"

Nỗi bi thương ấy không chỉ dừng lại ở đó, nó còn vươn lên, bậc lêm thành nỗi đau đớn tột cùng của người nghệ sĩ. Nhiều con sông nhỏ đã tạo nên một con sóng lừng tưởng chừng êm ả, xuôi lặng nhưng lại dập dìu bấp bênh. Đó là hai câu kết. Một mặt, nó trở lại câu chuyện thương tâm về cái người vừa quen vừa lạ, một mặt nó tạo ra một thứ gạch nối đáng buồn trong sự cảm thông:

"Trừng trừng đôi mắt mơ màng

Quen mà hóa lạ nghĩ càng thêm thương".

Hai câu thơ trong nguyên bản thật hay:

"Song nhãn trừng trừng không tưởng tượng

Khả liên đối diện bất tương tri".

Sự thương cảm, tấm lòng ấy đều được sẻ chia với nhau, quan tâm và lo lắng cho nhau thì có nhẽ sẽ là tình cảm đẹp đẽ nhất giữa hai tâm hồn đồng điệu. Nhưng thứ tình cảm đó lại không được biết đến, cũng không được nhắc đến. Phải chi những uất ức và xót thương ấy được nói ra thành lời, phải chi có thể đỡ đần nhau đôi chút thì thật đáng trân trọng biết nhường nào bởi nếu không được nói ra, có lẽ nó sẽ nhức nhối mãi ở trong tâm hồn. Cho cùng, đến cả những người là nhân chứng cho sự chuyển biến của thời gian và xã hội còn thờ ơ như thế, liệu người ngoài sẽ hiểu được bao nhiêu? Bởi vậy, toàn bộ bài thơ là một câu chuyện buồn mà nhà thơ tự kể. Cái cốt ở đây là nhà thơ muốn cho người đọc có thể hiểu, cho bản thân có thể hiểu: hiểu đời hiểu mình. Nhà thơ trước hết đã có thể thương lấy chính mình, bởi có thế, mới có thể xót thương cho những tâm hồn giống mình, như ông bài ta thường nói “thương người như thể thương thân”. Đó là thức tình cảm trong sáng nhất, giản dị mà đẹp đẽ nhất của nhà thơ.

Mạch nguồn cảm xúc chính chảy trôi xuyên suốt bài thơ chính là nỗi đau xót và thương cảm, là lòng đồng cảm của nhà thơ dành cho thân phận người phụ nữ. Đồng thời bên cạnh đó là nỗi đau đáu tận cùng của nhà thơ về cái khắc nghiệt mà thời gian mang lại. Thời gian chảy trôi, quy luật cứ thế tiếp diễn mà khoong kiêng nễ bất cứ người nào.  Vì vậy dù rằng họ đều là những người tài hoa xuất sắc, dù rằng tài năng của họ làm rung động biết bao tâm hồn đồng điệu, họ vẫn phải chấp nhận cái quy luật ấy của cuộc đời, họ vẫn phải chấp nhận. Dù rằng biết như thế, nhà thơ vẫn không thể nào thoát khỏi cái khắc nghiệt mà cuộc đời này đem lại, nó là nỗi xót thương đến tột cùng của thi nhân, cũng chính là tấm long thương cảm sâu sắc nhất mà ông muốn gửi gắm đến cho người phụ nữ mà ông chưa một lần được chuyện trò cùng.

4. Viết bài văn nghị luận phân tích giá trị đặc sắc của một bài hát mà bạn yêu thích

Thế giới âm nhạc là một thế giới rộng lớn và đầy màu sắc. Đó cũng là một thế giới đặc biệt nơi mọi cá tính, phong cách được phô diễn. Mỗi người lại có một gu âm nhạc riêng, có người thì thích nhạc pop, nhạc rock, có người lại thích nhạc dân gian, nhạc nhẹ,...Và trong số ấy mỗi người lại có một bài hát yêu thích khác nhau. Riêng đối với em, thì em thích nhất là bài hát "Em là bông hồng nhỏ" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được biết tới là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của Tân nhạc Việt Nam. Ông đã đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam với một kho tàng bài hát đáng ngưỡng mộ với số lượng lên tới 600 bài hát. Đó là một con số không hề nhỏ đối với bất kì ai. Những sáng tác của ông thường là những bài tình ca, thế nhưng trong số những sáng tác của ông vẫn có những bài hát viết về tình yêu cuộc sống hay tình cảm gia đình. Các tác phẩm nổi tiếng của ông có thể kể tới như "Cát bụi", "Nắng thủy tinh",... Ông cũng có những sáng tác cho thiếu nhi có thể kể đến như "Mẹ đi vắng", "Tuổi đời mênh mông" nhưng đáng chú ý nhất vẫn là bài hát "Em là bông hồng nhỏ". Bài hát là nhạc phim được viết cho bộ phim "Cho cả ngày mai" của đạo diễn Long Vân sản xuất năm 1981. Lời bài hát là những lời tâm tình về tình cảm của em bé dành cho cha mẹ của mình.

Em là điều quý giá nhất đối với cha mẹ, là điều mà cha mẹ luôn luôn yêu thương và bảo vệ. Mùa xuân là lúc mà đất trời bừng tỉnh sau một giấc mộng dài. Vạn vật như được hồi sinh, rũ mình khỏi giấc ngủ đông dài để vươn mình đón lấy cái ấm áp của mùa xuân. Mùa xuân là mùa của sự sống, cũng là đại diện cho sự sinh sôi nảy nở. Em cũng giống như mùa xuân vậy, nhưng mùa xuân này là mùa xuân cho riêng mẹ em. Em là điều khiến trái tim mẹ như được nở rộ, được vui mừng, háo hức, giống như mùa xuân của đất trời khi đến với thiên nhiên. Nắng là một trong những hiện tượng tự nhiên, cũng như là một thành phần quan trọng của sự sống. Em đã trở thành tia nắng, trở thành một phần quan trọng không thể thiếu của cha. Giờ đây, cũng có thể nói rằng em chính là mặt trời nhỏ trong thế giới riêng của gia đình.

Em cũng như bao bạn nhỏ khác, được đi học, được tới trường để tiếp thu biết bao kiến thức mới lạ để có thêm những tri thức về thế giới ngoài kia. Được tiếp xúc, được làm quen với những điều mới lạ xung quanh mình khiến em bé cảm thấy mình thật tuyệt vời biết bao. Nụ cười của em chính là bông hoa đẹp nhất mà cha mẹ có được. Bông hoa ấy luôn được cha mẹ nâng niu, yêu thương và bao bọc để có thể sinh trưởng trong một môi trường tốt nhất. Em bé được lớn lên qua những lời thơ, lời hát nuôi lớn tâm hồn mình để em bay theo trí tưởng tượng rộng lớn đi muôn nơi. Những dòng thơ được “Em gối đầu” đã khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh người mẹ kể chuyện ru con chìm dần vào giấc ngủ. Đó có lẽ là một hình ảnh đẹp thể hiện rõ tình cảm yêu thương giữa những người thân yêu trong gia đình. Chính những tri thức mà em được học ở trường, ở nhà đã trở thành một bài học quý giá cho em trên con đường trưởng thành sau này. Trời đất rộng lớn ngoài kia chính là nơi nuôi lớn tâm hồn em sau này.

Trong rừng thì luôn có cây cối phát triển. Nhắc đến rừng là ta đã nghĩ ngay tới một nơi mà muôn thú tụ tập để sinh sống. Trong số đó chiếm số lượng đông nhất có lẽ là loài chim. Bởi vậy câu hát “Cây có rừng bầy chim làm tổ” dường như là một câu khẳng định một sự việc hết sức hiển nhiên. Câu thơ tiếp theo “Sông có nguồn từ suối chảy ra” khiến ta liên tưởng tới câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” mà cha ông ta từ lâu đã truyền lại. Chúng ta luôn phải nhớ về cội nguồn của mình, về nơi mà mình đã sinh ra và lớn lên. Nhà là nơi ấm áp nhất đối với mỗi người. Đó là nơi mà ngay cả khi ta thành công hay thất bại đều mong ngóng ta trở về. Là nơi để chúng ta được thoải mái làm chính mình và cũng là nơi để chúng ta trú mình khỏi những cơn giông tố đáng sợ ngoài kia. "Tim mỗi người là quê nhà nhỏ" đã minh chứng cho sự gắn bó, khăng khít giữa con người với quê hương của mình. Chỉ cần trái tim vẫn còn đang đập cháy bỏng trong lồng ngực, thì nỗi niềm nhớ mong, yêu thương gia đình, quê hương vẫn sẽ còn mãi nơi đây. Quê hương là chốn chữa lành tinh thần đối với mỗi người con, sẽ chẳng thể ở đâu có được cảm giác như khi chúng ta ở nhà. Tình cảm ấy giống như mặt trời rực rỡ trên bầu trời kia.

"Em là bông hồng nhỏ" là một bài hát đầy ý nghĩa và cảm xúc đối với chúng ta. Bài hát không chỉ khơi gợi tình cảm tình cảm gia đình, mà còn là tình yêu quê hương, tình yêu đất nước. Tuy cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời cõi tạm hơn hai mươi năm, thế nhưng các tác phẩm của ông nói chung và "Em là bông hồng nhỏ" nói riêng sẽ mãi sống cùng năm tháng.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
13 44.750
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm