Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội lớp 11 trang 48

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội là nội dung bài học trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1. Trong bài viết này các em sẽ rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội để giúp cho người đọc có thái độ và cách nhìn nhận đúng đắn về vấn đề đó. Sau đây là gợi ý soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội trang 50 SGK văn 11 Chân trời sáng tạo tập 1, mời các em cùng tham khảo.

1. Phân tích Tầm quan trọng của việc học, phương pháp học

Câu 1. Bài viết bàn về vấn đề gì? Nhận xét của bạn về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản

- Bài viết bàn luận về việc lựa chọn phương pháp học phù hợp.

- Hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản chặt chẽ, có tính thuyết phục cao; thu hút được người đọc, người nghe.

Câu 2. Tóm tắt nội dung phần mở bài, thân bài, kết bài

- Tóm tắt mở bài: Phương pháp học chính là chìa khóa thành công trên hành trình lĩnh hội tri thức.

- Tóm tắt thân bài: Đồng tình với quan điểm của Phrit-men “Kĩ năng đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần có trong thế giới hiện đại là khả năng học phương pháp học”. Phương pháp học giúp chúng ta thích nghi, hội nhập với thế giới trong bối cảnh hiện đại. Cần phương pháp học để trau dồi tri thức trọn đời.

- Tóm tắt kết bài: Để thành công, mỗi chúng ta cần phải tìm phương pháp học hiệu quả, phù hợp với bản thân và mục tiêu học tập.

Câu 3. Bài viết đã sử dụng những cách thức nào để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng?

Bài viết đã sử dụng những ý kiến và câu nói của các nhà văn/ triết gia… nổi tiếng để phần mở bài và kết bài gây ấn tượng và thu hút người đọc, người nghe.

Câu 4. Cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều có gì đáng lưu ý?

Tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều đã khẳng định và nêu rõ quan điểm cá nhân. Tác giả khẳng định ý kiến đó là sai và nhấn mạnh vai trò của việc học và phương pháp học phù hợp.

Thực hành viết theo quy trình trang 50 SGK Văn 11 CTST tập 1

Sau đây là một số đề tài gợi ý:

+ Những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập.

+ Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?

+ Có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?

+ Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?

Gợi ý

Nghị luận về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập

Lá xanh tươi rồi cũng sẽ về với cội, cuộc sống con người hối hả cũng sẽ lắng vào dòng cát bụi của thời gian. Nên lá kia đâu có thể mãi màu xanh tháng năm. Nên tuổi đời con người đâu có thể hai lần thắm lại. Nên là người thì phải sống một cuộc sống ý nghĩa. Phải có ý chí, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh khó khăn, gian nan phía trước. Giống như anh Nguyễn Ngọc Ký, anh Hoa Xuân Tứ, anh Đỗ Trọng Khơi họ đều là những người không may mắn nhưng họ vẫn tự mình vươn lên. Họ là “những người không chịu thua số phận “làm tấm gương sáng cho chúng ta học tập.

Có thể nói, những con người không chịu thua số phận là những người đáng quý. Họ có nhận thức đúng đắn về số phận. Họ nhận thức đúng đắn về số phận. Họ nhận ra rằng cuộc sống này thật tươi đẹp, thật ý nghĩa. Họ biết chắc rằng số phận nằm trong tay mỗi người và họ quyết tâm vươn lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân. Mục tiêu, lý tưởng sống của họ chính là trở thành người có ích cho xã hội. Họ có nhiều đóng góp cho xã hội, họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội. Một trong số con người đó phải kể đến Nick ujicic- chàng trai người úc sinh ra với vơ thể không tay không chân, nhưng điều đó không khiến anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơ thể mình. Anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi người biết đến như tấm gương của sự vượt khó. Họ là những tấm gương sáng.

Nhưng tấm gương ấy vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng hát ca ngợi cuộc đời. Nhói lên niềm tin, lẽ sống cho mọi người. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký, mặc dù liệt hai tay,từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyết tâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học trở thành nhà giáo ưu tú, nhà văn nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bản thân,thầy Nguyễn Ngọc Ký đã viết lên trang huyền thoại cho mình và trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam . Và hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong đời mình có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người khâm phục bởi ý chí phi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, có cống hiến cho xã hội. Tất cả họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịu khuất phục sự nghiệt ngã.

Nhờ đâu họ có sức mạnh để vươn lên số phận, sức mạnh ấy được nhen nhóm từ ý chí, nghị lực, niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn, gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận mình. Họ là bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời. Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bề xã hội nên họ có đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai phía trước.

Cuộc đời luôn có hai mặt đúng- sai, phải- trái cho nên bên cạnh ca ngợi những tấm gương vượt khó thì chúng ta cũng cần phải phê phán những cá nhân không kiên cường, nhút chí trước những chông gai cuộc sống. Mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ỷ lại, hoặc phản ứng tiêu cực…. Đó là những người hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc.

Những tinh thần vượt khó học giỏi sẽ truyền tải, lan tỏa khắp xã hội và được mọi người tôn trọng, yêu quý ngưỡng mộ và hằng năm cũng có những tấm gương học giỏi được các báo đài truyền thông trên internet để truyền đi những thông điệp quý báu, để những người khác có hoàn cảnh tương noi theo và tự biết vươn lên và gây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn.

Nghị luận Học đại học có phải là con đường duy nhất để thành công?

Bài văn nghị luận về suy nghĩ "Đại học là con đường duy nhất dẫn đến thành công"Những ngày cuối tháng sáu đầu tháng bảy không khí ở khắp các tỉnh thành trên cả nước lại nóng bỏng hơn bao giờ hết. Hàng triệu thí sinh bước vào kì thi Trung học phổ thông Quốc gia đầy cam go, căng thẳng. Đã từ lâu, in hằn trong nếp nghĩ của mọi người về việc bằng mọi giá phải vào được đại học, bởi đó là con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất. Liệu thực sự có phải vào đại học mới là con đường duy nhất giúp chúng ta vươn đến thành công.

Theo như định nghĩa, giáo dục đại học có nghĩa là “giáo dục thường được diễn ra ở các trường đại học, viện đại học, đại học, trường cao đẳng, học viện và viện công nghệ. Giáo dục đại học nói chung bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học và gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn luyện nghề và trường kinh doanh có trao văn bằng, học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp. Hiện nay nhiều người quan niệm rằng vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của giới trẻ. Nhận định này chỉ đúng ở một phần nào đó, không đúng hoàn toàn.

Đại học là con đường, là mơ ước khát vọng đẹp đẽ mà bất cứ người trẻ nào cũng hướng đến. Đó là chân trời rộng mở, chân trời của tri thức, tự do và sự khám phá, trải nghiệm của bản thân. Vào đại học cũng là cách thức để chúng ta khẳng định bản thân và lập nghiệp. Chúng ta đang sống trong thời đại khoa học kĩ thuật, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ. Nền kinh tế tri thức làm chủ đạo, bởi vậy nếu con người không ngừng học tập sẽ trở nên thụt lùi, lạc hậu và không bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Bên cạnh đó, nền kinh tế ngày càng có sự phân loại và chuyên môn hóa cao, nếu chúng ta chỉ có kiến thức của cấp bậc phổ thông không thôi sẽ là chưa đủ, mà cần phải có kiến thức chuyên sâu của bậc đại học để tham gia vào quá trình lao động sản xuất. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi để dễ dàng tiếp thu các tri thức mới, tiến bộ của nhân loại, lại cộng thêm với sự truyền đạt của những người thầy hàng đầu sẽ giúp các bạn trẻ tiếp cận tri thức một cách dễ dàng hơn. Và cuối cùng, cuộc đời con người là cả một quá trình học hỏi không ngừng, đúng như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Sau khi học phổ thông chúng ta tiếp tục học đại học sẽ tạo nên mạch liên tục cho việc tiếp thu tri thức.

Vào đại học cũng là con đường ngắn nhất để các bạn có nền tảng vững chắc, được theo đuổi một công việc mình mơ ước, đáp ứng nhu cầu sống của bản thân. Bởi vậy, mỗi chúng ta khi bước chân vào cánh cổng đại học cần phải chuyên cần, tập trung năng lực để tiếp thu tri thức. Không nên ham chơi, mải mê, lãng phí thời gian, tuổi trẻ.

Nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thấy rõ rằng: Đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất đối với mỗi người. Tùy vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi cá nhân mà chúng ta có những cách lập thân và lập nghiệp khác nhau. Nếu điều kiện gia đình bạn không cho phép học đại học, hãy trở thành một người thợ lành nghề, làm việc thật cần cù, chăm chỉ, khi ấy bạn sẽ trở thành người thành công. Trong cuộc sống của chúng ta có không ít người không vào đại học nhưng vẫn trở thành tấm gương thành công để mọi người noi gương học tập. Có thể kể đến như Michael Dell, nhà sáng lập của tập đoàn Dell. Ông bỏ học đại học năm 19 tuổi và với số vốn ít ỏi ông đã mở công ty, phát triển công ty nhỏ bé của mình thành một tập đoàn hùng mạnh như hiện nay. Hay Henry Ford, ông chưa tốt nghiệp trung học, nhưng ông đã sáng lập nên một trong những tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất thế giới Ford.

Quả thực vào đại học là con đường nhanh nhất, ngắn nhất để chúng ta đi đến cái đích của sự thành công. Nhưng chúng ta cũng cần hiểu rằng vào đại học không phải là con đường duy nhất. Chúng ta sẽ có rất nhiều con đường khác nhau, có thể xa hơn, vòng vèo, vất vả hơn nhưng nếu có ý chí và nghị lực, nhất định ai cũng sẽ vươn đến cái đích của sự thành công. Vào đại học chỉ là một bước đệm còn quan trọng nhất vẫn là ở bản thân, ở ý chí, nghị lực của mỗi con người.

Nghị luận có phải lúc nào cũng nên theo đuổi đam mê?

Tỷ phú Bill Gates đã từng nói rằng “Đam mê và thành công luôn đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ rằng, có đam mê chúng ta sẽ có động lực để thực hiện được ước mơ, hoài bão của mình và rồi ta sẽ thành công. Vậy thì tại sao, bản thân mỗi người lại không thể vẽ ra cho mình một đam mê và ước muốn cống hiến mình vì niềm đam mê đó.

Đam mê là một cái gì đó lớn lao hơn sở thích và niềm vui. Sở thích có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh, tùy theo trạng thái nhưng đam mê thì không. Nó bền bỉ và gắn kết với con người một cách keo sơn khó có thể thể tách rời. Cũng giống như ý chí và nghị lực, đam mê là động lực để con người vượt qua mọi khó khăn, rào cản để đến với niềm khát khao của mình. Vì có đam mê, chúng ta sẽ không sợ bất kì thử thách nào cả, dù nó có khó khăn và vất vả đến đâu, ta cũng sẽ cố gắng để vượt qua. Đam mê là đòn bẩy, là động lực để con người vươn xa hơn và cao hơn trời bầu trời mơ ước.

Trên con đường đi đến thành công, ta sẽ gặp biết bao gian nan, thử thách, nó chưa bao giờ là bằng phẳng với bất kì ai. Thành công ngày hôm nay là sự tích tụ của biết bao mồ hôi, nước mắt. Những đắng cay, ngọt bùi ta đều phải trải qua trên con đường chinh phục ước mơ. Chính niềm đam mê đã tạo nên sức mạnh và ý chí quật cường để ta quật ngã tất cả những trắc trở. Niềm đam mê vẽ ra một con đường đi cho tương lai, và cuộc đời ta sẽ dấn mình và theo đuổi con đường ấy đến khi nào ta chạm đến cuối đường. Niềm đam mê quả thật là rất cần thiết và có ý nghĩa lớn lao trong cuộc đời mỗi con người.

Nếu một người không có hoài bão, không có ước mơ và đam mê thì họ sống cũng chỉ như không sống. Những con người ấy thật tầm thường và nhỏ bé. Sống mà không ước mơ khác gì đi một con đường mà không có điểm đến. Niềm đam mê và được hết mình vì đam mê là một ý nghĩa lớn lao của cuộc sống. Có đam mê ắt sẽ có những nỗ lực để đi đến thành công. Chúng ta sẽ không ngừng cố gắng vì đam mê và cũng sẽ không bao giờ hối hận vì bản thân mình đã dám đam mê dù biết rằng đam mê đó có thực hiện được hay không. Nhưng hãy cứ đam mê, hãy làm cho cuộc sống này có một hướng đi đúng đắn. Đam mê sẽ luôn theo bạn đến suốt cuộc đời và nó làm cho cuộc sống của bạn rực rỡ sắc màu hơn.

Như vậy đam mê là nguồn lực cần có ở mỗi người. Có đam mê ắt chúng ta sẽ có được thành công. Cho dù thế nào đi nữa, đam mê vẫn là ngọn lửa rực cháy trong trái tim mỗi người.

Nghị luận về một vấn đề xã hội Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định?

Chọn lựa nghề nghiệp: nghe theo cha mẹ hay tự mình quyết định? Có thể đây là một câu hỏi luôn nhận được sự quan tâm lớn từ các bạn trẻ, phụ huynh.

Khi đứng trước sự lựa chọn nghề nghiệp, có không ít bạn trẻ cảm thấy bối rối. Bởi bên cạnh việc không biết bản thân phù hợp với lĩnh vực nào, nhiều bạn còn lâm vào tình trạng ngành mình muốn theo học lại trái với mong muốn của cha mẹ. Điều này đã gây ra những bất đồng, căng thẳng trong gia đình và làm phụ huynh lẫn học sinh mệt mỏi. Vậy, nên chọn nghề theo sở thích hay theo ý cha mẹ?

Định hướng nghề nghiệp cho con cái luôn là vấn đề được các đấng sinh thành quan tâm bởi cha mẹ nào cũng muốn con mình có được một công việc ổn định, thu nhập cao và đạt nhiều thành công. Vì vậy, trong quá trình chọn nghề, phụ huynh đã hướng con đến với một số ngành mà họ cho là tốt nhất.

Nguyên nhân của việc này có thể vì trong mắt cha mẹ, các con chưa va chạm nhiều với cuộc sống, còn non nớt nên cần sự định hướng ngành học đến từ người lớn. Bên cạnh đó, một số người lại mong muốn con nối nghiệp gia đình hoặc thực hiện giấc mơ còn dang dở của họ.

Điều này đôi khi lại khiến các bạn học sinh cảm thấy áp lực vì phải gồng mình thực hiện những gì cha mẹ muốn. Đã có nhiều trường hợp các bạn chọn nghề theo ý gia đình nhưng lại đánh mất động lực học tập, thậm chí bỏ ngang khiến mọi việc vừa dở dang vừa tốn công sức và tiền của.

Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta bỏ qua hoàn toàn những ý kiến, quan điểm của phụ huynh, lý do vì đây là những điều đã được đúc kết qua nhiều năm kinh nghiệm làm việc của họ. Đôi khi đó lại là những lời khuyên hữu ích giúp bạn có thể xem xét và chọn được ngành học phù hợp với mình.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Nghĩa, Phó giám đốc Đại học Quốc gia TP. HCM chia sẻ: “Giữa nghề yêu thích và nghề dự báo nhu cầu cao, nếu là tôi, tôi sẽ chọn nghề yêu thích bởi nếu giỏi nghề đó, dù nghề đó không thời thượng thì cũng rất dễ tìm việc làm và tự biến nó thành nghề có thu nhập cao”. Có thể thấy, việc chọn học ngành mà bản thân thích thú và mong muốn theo đuổi rất quan trọng.

Đây cũng là ý kiến chung của nhiều chuyên gia tư vấn hướng nghiệp. Lý do vì khi làm công việc yêu thích, bạn sẽ có động lực để học hỏi, vượt qua những khó khăn, phát huy được hết năng lực, sở trường. Ngược lại, bạn chắc chắn sẽ không có sự đầu tư, không sáng tạo và đặc biệt là không có khát vọng vươn lên trong sự nghiệp nếu làm nghề mình không hứng thú.

Chính vì vậy, khi quyết định lựa chọn nghề nghiệp bạn cần phân tích đầy đủ các mặt ưu khuyết điểm giữa lựa chọn của bản thân cũng như những phân tích của cha mẹ để đưa ra một quyết địng đúng đắn nhất. Hiểu mình biết gì muốn gì và có cố gắng thì ắt sẽ thành công.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 1.159
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm