Thuyết minh tác phẩm Đời thừa

Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học là một dạng bài viết thuộc chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 2 Kết nối tri thức. Thông qua bài học này các em sẽ nắm được các yêu cầu và cách thức viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học. Sau đây là mẫu dàn ý thuyết minh về tác phẩm Đời thừa của Nam Cao kèm theo bài văn mẫu, mời các bạn cùng tham khảo.

Dàn ý thuyết minh tác phẩm Đời thừa

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao và truyện ngắn “Đời Thừa”

2. Thân bài:

a. Giới thiệu ngắn gọn về quê quán, gia đình, con người, sự nghiệp văn chương của tác giả

* Cuộc đời nhà văn Nam Cao:

- Nam Cao (1917 - 1951), tên khai sinh Trần Hữu Tri.

- Quê hương: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Học xong bậc thành chung vào Sài Gòn kiếm sống, sau 3 năm lại trở về quê.

- Dạy học ở ngoại ô Hà Nội, chật vật xoay sở bằng nghề viết văn, làm gia sư.

- Năm 1943 tham gia Văn hóa cứu quốc.

- 1946 là phóng viên đoàn Nam tiến vào Nam Trung Bộ

- 1947 - 1950 lên Việt Bắc tham gia chiến dịch Biên Giới. 1951 bị giặc phục kích sát hại.

* Con người của tác giả Nam Cao:

- Bề ngoài lạnh lùng, vụng về, ít nói nhưng nội tâm phong phú.

- Có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương.

* Sự nghiệp sáng tác của tác giả Nam Cao:

- Quan điểm nghệ thuật tiến bộ, tự giác, hệ thống và nhất quán.

- Tư tưởng nhân đạo là yêu cầu tất yếu, đòi hỏi cao sự tìm tòi sáng tạo, nhà văn phải có lương tâm.

- Các đề tài chính: người trí thức nghèo, người nông dân nghèo và văn xuôi kháng chiến.

b. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác và thể loại của tác phẩm

- Truyện ngắn “Đời thừa” đăng lần đầu tiên trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy”, số 49, ngày 4 – 12 – 1943, là một trong những truyện ngắn đặc sắc về đề tài trí thức tiểu tư sản. Tác phẩm thể hiện khá đầy đủ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

c.Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm

c.1. Giá trị tư tưởng

*Truyện ngắn “Đời thừa” kể về cuộc đời của một người trí thức nghèo, một nhà văn, một người yêu nghệ thuật, khao khát cái đẹp và theo đuổi một cuộc sống hoàn hảo – đó là Hộ. Hộ là nhân vật chính trực, nhân hậu, sẵn sàng cưu mang mẹ con nhà Từ. Hộ viết văn bằng sự chân thành của một người sống công bằng, không hời hợt, không lơ là công việc và vô cùng có trách nhiệm. Hộ yêu vợ, thương con và hết mực yêu thương gia đình nhỏ của mình. Nhưng cuộc sống thực tế khó khăn, Hộ không có tiền, không chăm sóc được vợ con dù suốt ngày làm việc vất vả, thậm chí không đủ tiền mua thức ăn, thuốc men cho con ốm. Là một người chồng, một người cha có lòng tự trọng cao và rất tôn trọng nghề nghiệp của mình nhưng khi bước vào cuộc sống nghèo khó, chứng kiến ​​vợ con đau khổ, vật lộn, đau khổ, ông vô cùng đau đớn, rối bời, luôn dằn vặt bản thân. Vì cái nghèo mà Hộ không còn được viết văn thỏa thích, không được cháy bỏng với niềm đam mê của mình. Hộ phải gác lại cái tôi để viết một thứ văn cẩu thả, lê thê, không đâu vào đâu để kiếm tiền. Điều đó làm hắn đau khổ vì có lỗi với lương tâm, có lỗi với ước mơ mà bấy lâu nay mình theo đuổi.

* Tác phẩm làm nổi bật rõ 2 nỗi bi kịch lớn:

+ Bi kịch của một nhà văn giàu khát vọng, yêu cái đẹp nhưng lại mang gánh nặng áo cơm, phải chịu đựng một cuộc sống vô ích, đời thừa.

Hoài bão của Hộ là viết những tác phẩm có giá trị "nó sẽ làm mờ hết các tác phẩm khác cùng một thời". Hoài bão mà Hộ quyết đạt tới bằng tất cả nghị lực và ý chí phi thường. Thế nhưng, "những lo lắng tủn mủn vật chất", "những bận rộn tẹp nhẹp vô nghĩa lí" trong đời thường đã quật ngã mộng ước của anh. Thế mà anh "phải viết những bài báo để rồi người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc".

Đó là nỗi đau giằng xé tinh thần và khó có gì xoa dịu được, đối với người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống, khao khát được sống có ý nghĩa mà phải sống kiếp "đời thừa".

+ Bi kịch của một con người coi tình thương là nguyên tắc sống nhưng lại vi phạm lẽ sống tình thương ấy.

Sự mâu thuẫn của Hộ là không nỡ vứt bỏ gia đình để theo đuổi sự nghiệp văn chương. Có lúc anh phát biểu như giọng điệu của một triết gia phương Tây về kiểu "siêu nhân chủ nghĩa", kiểu phát xít. Thế nhưng dù đau đớn bế tắc, anh vẫn chọn lấy gia đình, một sự chọn lựa giàu tính truyền thống đạo đức của cha ông ta. Đó là có thể bỏ tình yêu vị kỉ nhưng không nỡ bỏ tình thương.

Sự hi sinh vì từ bỏ lí tưởng nghệ thuật để giữ lấy tình thương quả là một sự hi sinh quá lớn đối với anh.

Hộ đã dau đớn vì anh vốn là kẻ giàu tình thương, vậy mà anh lại mang lại đau khổ cho người vợ cần được che chở và đáng thương nhất. Như vậy, anh đã chà đạp lên lẽ sống tình thương của chính mình, như một kẻ nhân cách thấp hèn.

->Trong “Đời Thừa”, qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã phát biểu ý kiến thật sâu sắc, thật tiến bộ về quan điểm nghệ thuật. Đồng thời phản ánh chân thực tình cảm đau khổ bế tắc của người trí thức nghèo và cuộc đấu tranh tự vượt lên giữ lấy nhân phẩm của họ trong cảnh bế tắc đó.

c.2. Giá trị nghệ thuật

-Đời thừa có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn. Toàn bộ câu chuyện chỉ diễn ra từ ngày hôm trước đến sáng hôm sau với sự kiện chính là trận say rượu của nhà văn Hộ. Câu chuyện không được thuật lại theo trình tự thời gian. Cách tổ chức mạch truyện phá vỡ trật tự sự kiện như vậy chính là một đặc trưng nổi bật của nghệ thuật tự sự hiện đại so với truyền thống.

- Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc hoạ nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng .Nương theo dòng suy nghĩ của nhân vật, người kể chuyện như giúp người đọc “quan sát cận cảnh” xung đột nội tâm thường trực ở Hộ.

- Hình thức lời trần thuật nửa trực tiếp với các câu hỏi mang tính chất tự vấn đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả sự tự đay nghiến cũng như nỗi thất vọng của nhân vật về chính mình: “Khốn nạn! Khốn nạn Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là thằng khốn nạn!

- Giọng điệu trần thuật, người kể chuyện có những đồng cảm nhất định với cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ, ghi nhận sự chân thành trong thái độ ăn năn, biết lỗi của nhân vật sau trận say. Nhưng mặt khác, người kể chuyện cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với Hộ qua cách dùng đại từ nhân xưng “hắn” để gọi nhân vật, qua giọng điệu kể hàm chứa sự mỉa mai ngầm đối với cơn cao hứng của Hộ khi tuyên ngôn về văn chương giữa cuộc say,

-Với nhân vật của mình, Nam Cao vừa đồng cảm, vừa trân trọng, vừa lên án, tố cáo xã hội đã bóp nghẹt hơi thở cuộc sống của gia đình anh, bóp nghẹt tài năng và ước mơ chân chính của họ.

3. Kết bài: Khẳng định sức sống trường tồn của tác phẩm “Đời thừa” dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao cho nền văn học hoặc cho đời sống văn hóa của đất nước và thế giới với giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao quý.

Thuyết minh tác phẩm Đời thừa của Nam Cao

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực tiêu biểu của văn đàn Việt Nam. Với những sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết gây được tiếng vang và ấn tượng với độc giả. Không chỉ những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống mà còn có cả những tác phẩm viết thể hiện tuyên ngôn của nhà văn về nghệ thuật. Tiêu biểu là truyện ngắn “Đời Thừa”.

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, bút danh Nam Cao được lấy trong tên huyện và tên tổng nơi quê của ông là làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lí Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân tỉnh Hà Nam). Ông sinh năm 1917 trong một gia đình nông dân bình thường, gia đình khá đông con và ông là người con duy nhất được ăn học tử tế. Chính Nam Cao đã từng nói về mình rằng "có cái mặt không chơi được", ấy là vì vẻ ngoài ông lạnh lùng, ít nói nhưng thực ra bên trong nội tâm ông lại vô cùng phong phú, luôn sôi sục.. Nam Cao giàu ân tình với quê hương, sống gần gũi, gắn bó và có tấm lòng đồng cảm với những người nghèo khổ bị khinh miệt, áp bức trong xã hội lúc bấy giờ. Cuộc đời ông gói gọn trong sáng tạo nghệ thuật và hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính mà bao thế hệ nhà văn khác phải noi gương. Vào năm 1996 Nam Cao được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Các đề tài chính của Nam Cao cũng được chia theo giai đoạn lịch sử đó là trước và trong Cách mạng. Trước Cách mạng ông viết nhiều về đề tài người trí thức nghèo và người nông dân nghèo, trong cách mạng, ông dùng ngòi bút để đấu tranh, ông viết nhiều về đề tài chiến tranh, người lính, người tri thức nghèo với tác phẩm tiêu biểu như: Giăng sáng, Đời thừa, Nước mắt, Cười, tiểu thuyết Sống mòn....

Truyện ngắn “Đời Thừa” được đăng lần đầu tiên trên tuần báo “Tiểu thuyết thứ bảy”, số 49, ngày 4 – 12 – 1943, là một trong những sáng tác đặc sắc về đề tài trí thức tiểu tư sản. Tác phẩm thể hiện khá đầy đủ tư tưởng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao. Truyện ngắn “Đời thừa” kể về cuộc đời của một người trí thức nghèo, một nhà văn, một người yêu nghệ thuật, khao khát cái đẹp và theo đuổi một cuộc sống hoàn hảo – đó là Hộ. Ông là nhân vật chính trực, nhân hậu, sẵn sàng cưu mang mẹ con nhà Từ. Ông viết văn bằng sự chân thành của một người sống công bằng, không hời hợt, không lơ là công việc và vô cùng có trách nhiệm. Hộ yêu vợ, thương con và hết mực yêu thương gia đình nhỏ của mình. Nhưng cuộc sống thực tế khó khăn, Hộ không có tiền, không chăm sóc được vợ con dù suốt ngày làm việc vất vả, thậm chí không đủ tiền mua thức ăn, thuốc men cho con ốm. Là một người chồng, một người cha có lòng tự trọng cao và rất tôn trọng nghề nghiệp của mình nhưng khi bước vào cuộc sống nghèo khó, chứng kiến ​​vợ con đau khổ, vật lộn, đau khổ, ông vô cùng đau đớn, rối bời, luôn dằn vặt bản thân. Vì cái nghèo mà Hộ không còn được viết văn thỏa thích, không được cháy bỏng với niềm đam mê của mình. Hộ phải gác lại cái tôi để viết một thứ văn cẩu thả, lê thê, không đâu vào đâu để kiếm tiền. Điều đó làm hắn đau khổ vì có lỗi với lương tâm, có lỗi với ước mơ mà bấy lâu nay mình theo đuổi.

Trước hết, “Đời Thừa” để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc với giá trị tư tưởng vô cùng cao đẹp. Đầu tiên, Hộ lâm vào bi kịch vỡ mộng văn chương. Vốn là một nhà văn giàu đam mê, yêu cái đẹp, coi văn chương là tất cả nhưng hoàn cảnh cuộc sống lại đưa đẩy đến với gánh nặng áo cơm gạo tiền khiến anh phải sống cuộc sống vô nghĩa, bị đẩy vào cảnh “đời thừa” đúng nghĩa. Trong cuộc đời mình, Hộ luôn coi văn chương là lẽ sống, tôn thờ và hết lòng vì một ngòi bút trong sáng, thiên lương mang giá trị nhân văn. Cả đời mình ông luôn ấp ủ để lại được cho đời một tác phẩm có thể đạt giải Nobel về văn học, nghệ thuật. Tuy nhiên lý tưởng sống đáng quý ấy đã sớm tan biến bởi sự thảm khốc của hiện thực cuộc sống. Đó là khi anh gặp Từ, một người đàn bà bị gã tình nhân vô liêm sỉ bỏ chị cùng đàn con và quyết định cưu mang chị và nhận nuôi cả con chị. Lúc ấy, Từ rất biết ơn và mang nặng nghĩa tình với Hộ. Cũng từ ấy trên vai Hộ còn cả gánh nặng mưu sinh, lo miếng cơm, manh áo cho vợ và cả đàn con. Hoàn cảnh túng thiếu về cả vật chất và tinh thần đè nặng lên đôi vai gầy của người trí thức nghèo. Có lẽ vì không thể làm cách nào khác nên Hộ đã đành phải bán rẻ cái tôi trong ngòi bút của mình. Thứ văn chương mà bấy lâu ông tôn thờ giờ chỉ còn là những dòng văn nhạt nhẽo, cẩu thả, không còn chút sức nặng nào của ngôn từ bởi ông chỉ quan tâm đến số lượng đạt được để có tiền nuôi vợ con. Để rồi cho đến khi anh đọc lại những tác phẩm của mình đã phải đỏ mặt lên vì xấu hổ, “nghiến răng vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn”.

Không chỉ rơi vào bi kịch khát vọng văn chương mà Hộ còn rơi vào bi kịch rạn nứt tình thương. Vốn là một người giàu tình thương người với minh chứng là cứu vớt mẹ con nhà Từ. Với gia đình mình, Hộ luôn cố gắng trở thành một người hoàn hảo, là trụ cột cho gia đình. Cũng vì những gánh nặng vì hoàn cảnh khó nhọc khiến anh từ bỏ, hi sinh ý thức cao cả về nghệ thuật. Nhất là khi con cái nhiều, nheo nhóc, khóc ốm, căn nhà chẳng còn được yên tĩnh, anh không còn không gian yên ắng để đọc sách để viết văn… Tất cả đã khiến một người giàu tình thương, chan hòa trở nên cau có, gắt gỏng, khó chịu. Hộ gắt gỏng với chính mình, với cả vợ con hắn. Hộ tìm đến rượu để giải tỏa mọi ưu phiền, những bực tức và khi đến với rượu thì anh lại chẳng kiểm soát nổi hành vi của mình, gây tổn thương cho vợ con. Để rồi khi tỉnh dậy anh lại thấy hối hận, đau lòng. Điều đáng chú ý trong tác phẩm là khi miêu tả rất chân thực tình trạng con người bị đẩy vào chỗ phải tàn nhẫn, Nam Cao vẫn dứt khoát lên án cái ác, bảo vệ tình thương. Nhân vật của ông dù lâm vào tình thế bi kịch bế tắc, vẫn vật vã quằn quại cố vươn lên lẽ sống nhân đạo.

Tác phẩm đã xây dựng thành công về cuộc đời, về quan niệm văn chương của người trí thức nghèo trong hoàn cảnh xã hội bấy giờ. Với ngòi bút hiện thực tinh tế, sắc sảo đã lên án xã hội tàn nhẫn nhưng đồng thời cũng ca ngợi tình yêu thương con người và tình cảm gia đình. Qua nhân vật Hộ, Nam Cao đã phát biểu ý kiến thật sâu sắc, thật tiến bộ về quan điểm nghệ thuật. Quan điểm ấy có tầm vóc và chiều sâu của một nhà văn tự giác về những nguyên tắc sáng tác hiện thực - nhân đạo. Dù văn chương chân chính thấm nhuần một tinh thần nhân đạo lớn lao, nhưng vẫn chưa vượt qua được thực tế tàn khốc để cứu lấy những mảnh đời bị vùi dập.

Ngoài thành công trong giá trị tư tưởng cao, truyện ngắn còn vô cùng đặc sắc với giá trị nghệ thuật. Đời thừa có cấu trúc điển hình của một truyện ngắn. Câu chuyện không được thuật lại theo trình tự thời gian. Cách tổ chức mạch truyện phá vỡ trật tự sự kiện như vậy ,chính là một đặc trưng nổi bật của nghệ thuật tự sự hiện đại so với truyền thống.

Người kể chuyện ở ngôi thứ ba, trần thuật theo điểm nhìn bên trong gắn với ý thức của nhân vật hơn là từ điểm nhìn bên ngoài. Hình thức trần thuật hướng nội này phù hợp với việc khắc hoạ nhân vật như là một con người có đời sống tư tưởng .Nương theo dòng suy nghĩ của nhân vật, người kể chuyện như giúp người đọc “quan sát cận cảnh” xung đột nội tâm thường trực ở Hộ.

Hình thức lời trần thuật nửa trực tiếp với các câu hỏi mang tính chất tự vấn đóng vai trò quan trọng trong việc diễn tả sự tự đay nghiến cũng như nỗi thất vọng của nhân vật về chính mình: “Khốn nạn! Khốn nạn Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì hắn chính là thằng khốn nạn! Giọng điệu trần thuật, người kể chuyện có những đồng cảm nhất định với cuộc đấu tranh nội tâm của Hộ, ghi nhận sự chân thành trong thái độ ăn năn, biết lỗi của nhân vật sau trận say. Nhưng mặt khác, người kể chuyện cũng thể hiện thái độ nghiêm khắc đối với Hộ qua cách dùng đại từ nhân xưng “hắn” để gọi nhân vật, qua giọng điệu kể hàm chứa sự mỉa mai ngầm đối với cơn cao hứng của Hộ khi tuyên ngôn về văn chương giữa cuộc say Với nhân vật của mình, Nam Cao vừa đồng cảm, vừa trân trọng, vừa lên án, tố cáo xã hội đã bóp nghẹt hơi thở cuộc sống của gia đình anh, bóp nghẹt tài năng và ước mơ chân chính của họ.

“Đời Thừa” dưới ngòi bút của nhà văn Nam Cao , đã đóng góp cho nền văn học của đất nước một giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao quý về đề tài người trí thức Những đóng góp lớn lao của ông đã giúp hoàn thiện việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hóa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
2 7
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm