Cô hàng xén đọc hiểu (4 đề có đáp án)
Bộ đề đọc hiểu truyện ngắn Cô hàng xén
Cô hàng xén là một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Truyện xoay quanh cô hàng xén tên là Tâm với những thay đổi về cuộc sống của cô khi còn là một thiếu nữ cho đến khi lấy chồng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bộ đề đọc hiểu tác phẩm Cô hàng xén của nhà văn Thạch Lam giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như phương thức biểu đạt.
1. Đọc hiểu Cô hàng xén đề 1
(1) Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất mầu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm. Nàng rảo bước cho mau chóng đến chợ.
(2) Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bước đi. Chịu khó, chịu khó từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô; trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn, như nhiều người khác cũng làm việc, cũng sống như nàng. Tâm cứ bước đều chân và đến chợ hãy còn sớm. Nàng bày hàng trên khoảng đất nàng vẫn ngồi xưa nay. Ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên mặt kính các ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn của Tâm: những cuộn chỉ mượt, những cái cúc xà cừ, những gương lược sáng loáng. Cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, nhỏ nhắn như công việc, như ý nghĩ của cô hàng xén.
(Trích Cô hàng xén, Thạch Lam, Thạch Lam tuyển tập, NXB. Thời đại, 2011, tr.210-211)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Anh/Chị tìm những chi tiết miêu tả bức tranh thiên nhiên sáng sớm gần gũi, thân thuộc trong đoạn (1)?
Câu 3. Tìm và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ trong đoạn trích?
Câu 4. Anh/Chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Thạch Lam trong đoạn trích.
Gợi ý
Câu 1. Phương thức biểu đạt Cô hàng xén: biểu cảm, miêu tả, tự sự.
Câu 2.
- gió bấc lạnh
- Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng
- mùi rơm rác và cỏ ướt
Câu 3.
- Liệt kê
- Tác dụng
+ Nhấn mạnh những đặc trưng của cô hàng xén.
+ Thể hiện tình cảm của tác giả
Câu 4.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Thạch Lam tinh tế khi đưa những hình ảnh, chi tiết đặc trưng nhất để làm nổi bật lên thiên nhiên thật gần gũi và thân thuộc.
2. Đọc hiểu Cô hàng xén đề 2
Cô Tâm lại nghĩ đến mình, mẹ già đang mong đợi và các em đang nóng ruột vì quà. Gói kẹo bỏng cô đã gói cần thận để ở dưới thẳng, mỗi đứa sẽ được hai cái. Chắc hẳn chúng sẽ vui mừng lắm. Tâm vội vã bước mau. Trước đình, sân gạch rộng đầy bóng tối và yên lặng; con sấu đá vẫn phục yên trên bệ ở ngoài, hình dáng quen thuộc quả. Bỗng cô dừng lại; cô suýt va phải một người ở ngõ rẽ ra. Người kia cũng tránh sang bên, sát vào hàng rào. Nhưng Tâm nhận ra ngay: - Bác Mỹ đẩy ư ? Đi đâu mà tối thế ?
Người kia tiến một bước, nhìn tận mặt: "Ai ? A, cô Tâm, cô đi chợ về." Tâm đã bước xa rồi, hàng tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa gỗ chưa đóng. Cô xoay đầu đòn gánh đầy cửa rồi bước vào. Tất cả cái tối tăm rét mướt, và cảnh đồng hoang vắng cô đề lại ở ngoài. Đây là nhà rồi. Mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ; thoáng qua, cô nghe tiếng chân trâu đập trong chuồng. Con và thấy động sủa lên, rồi chạy lại vấp vào chân quân quít. Trong nhà mây đứa em reo: - A, á. Chị Tâm đã về.
(Trích Cô hàng xén -Thạch Lam, NXB Văn hóa Thông tin, 2007, tr. 165)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Hình ảnh nói về quê nhà được thể hiện qua những từ ngữ nào?
Câu 3. Nêu tâm trạng của nhân vật Tâm khi trở về nhà trong đoạn trích.
Câu 4. Anh/ Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích.
Gợi ý
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là: Tự sự
- Các phương thức biểu đạt khác là: Miêu tả, biểu cảm
Câu 2:
- Hình ảnh nói về quê nhà được thể hiện qua những từ ngữ: sân gạch, con sấu đá, Cánh cửa gỗ, cảnh đồng hoang vắng
Câu 3:
Tâm trở về nhà trong nỗi buồn và lo sợ, “nàng cúi đầu đi nhanh vào bóng tối”. Sự sợ hãi loang dần trong bóng tối ở kết thúc tác phẩm không phải một nỗi sợ sinh lý, mang tính bản năng mà đó là sự sợ hãi, hoang mang của một mảnh đời loanh quanh trong nghèo đói, không tìm ra được lối thoát cho ngày mai. Nếu như Sinh vùng vẫy trong cái đói với trạng thái hèn hạ cay đắng, Bào lại trong tình trạng bơ vơ, bất lực thì Tâm lại gắn cái nghèo đói với nỗi lo âu không vun vén chu toàn được cho hai gia đình nội, ngoại.
Câu 4:
Một truyện ngắn đầy chất thơ, là những trang viết về hơi thở của cuộc sống đời thường, thấm đượm cảm xúc. Đặt mình vào nhân vật chính, Thạch Lam cảm nhận được những vất vả khổ cực, thiếu thốn vật chất của cô hàng xén. Cuộc đời cô cứ thế trôi đi với những nỗi lo toan đè nặng lên vai là những gánh hàng xén, lo cho em, cho mẹ , cho chồng. Cái tinh tế, nhạy cảm của Thạch Lam là ở đó, ông len lỏi vào ngõ ngách tâm hồn người, lắng nghe những vang động sâu thẳm bên trong để thông cảm đồng cảm với những thân phận khác nhau. Nếu không bằng một tấm lòng chân thành và giàu tình yêu thương liệu Thạch Lam có thể viết về những mảnh đời ấy chân thực và sinh động đến thế.
3. Đọc hiểu Cô hàng xén đề 3
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu: (Trắc nghiệm)
Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng ... lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng; mùi rơm rác và cỏ ướt thoang thoảng bốc lên, mùi quen của quê hương và của đất mầu khiến Tâm thấy dễ chịu và thêm can đảm. Nàng rảo bước cho mau chóng đến chợ.
Cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp điệu của bước đi. Chịu khó, chịu khó từng tí một, hết bước nọ sang bước kia, cứ thế mà đi không nghĩ ngợi. Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày mai cũng thế nữa; tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô; trong những lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em. Tâm không chán nản cũng không tự kiêu, chỉ thấy yên tâm chắc chắn, như nhiều người khác cũng làm việc, cũng sống như nàng. Tâm cứ bước đều chân và đến chợ hãy còn sớm. Nàng bày hàng trên khoảng đất nàng vẫn ngồi xưa nay. Ánh sáng đầu tiên của mặt trời lấp lánh trên mặt kính các ô hàng. Các màu đua nhau thắm tươi dưới ngón tay xinh xắn của Tâm: những cuộn chỉ mượt, những cái cúc xà cừ, những gương lược sáng loáng. Cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, nhỏ nhắn như công việc, như ý nghĩ của cô hàng xén.
(Trích Cô hàng xén, Thạch Lam, Thạch Lam tuyển tập, NXB Thời đại, 2011, tr.210-211)
Lựa chọn đáp án đúng (Mỗi câu 0.5 điểm):
Câu 1: Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích?
A. Thuyết minh, tự sự.
B. Tự sự, miêu tả.
C. Nghị luận, tự sự.
D. Nghị luận, thuyết minh.
Câu 2: Từ kĩu kịt trong văn bản diễn tả?
A. Tiếng trầm bổng, dài ngắn vang lên đều đều như tiếng của hai vật bằng tre, gỗ cọ xiết vào nhau.
B. Tiếng hai vật cứng xiết mạnh vào nhau, nghe hơi chói và ghê tai.
C. Tiếng nhịp tay vung ra đều đều khi mang vác đồ nặng.
D. Tiếng trầm bổng, nhịp nhàng như tiếng đối quang cọ vào đòn gánh khi gánh nặng.
Câu 3: Đâu là hai biện pháp nghệ thuật xuất hiện trong hai câu văn cuối của đoạn văn bản?
A. Điệp ngữ, ẩn dụ
B. Điệp ngữ, hoán dụ
C. Liệt kê, so sánh
D. Liệt kê nhân hóa
Câu 4: Qua đoạn văn bản trên, tác giả phác họa Tâm là cô gái như thế nào?
A. Yêu tự do, tự lập
B. Tảo tần, chịu thương chịu khó
C. Mải miết, đi sớm về muộn
D. Mạnh mẽ, bản lĩnh
Câu 5: Đâu là đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam?
A. Truyện hấp dẫn bởi tình huống truyện độc đáo, li kì
B. Truyện hấp dẫn bởi nhiều xung đột cao trào; có thắt, mở nút
C. Truyện hấp dẫn bởi cốt truyện nhẹ nhàng, truyện mà không có truyện.
D. Truyện hấp dẫn bởi giọng điệu biến hóa, ma mị.
Câu 6: Em hiểu thế nào là hàng xén?
A. Hàng bán đồ dùng đã cũ, được nhập từ nước ngoài.
B. Hàng được bày bán ở quán nhỏ hai ven đường.
C. Hàng dùng cho sinh hoạt nói chung.
D. Hàng tạp hóa nhỏ bán ở vỉa hè hoặc chợ.
Câu 7: Qua nhân vật cô hàng xén, Thạch Lam hướng ngòi bút ca ngợi phẩm chất gì của người phụ nữ?
A. Giàu đức hi sinh
B. Giàu lòng trắc ẩn
C. Giàu sự vị tha
D. Giàu lòng nhân ái
Trả lời câu hỏi:
Câu 8(0,5 điểm): Trong đoạn trích, bức tranh thiên nhiên sáng sớm gần gũi, thân thuộc được miêu tả bằng những chi tiết nào?
Câu 9 (1,0 điểm): Nêu tâm trạng của nhân vật Tâm khi gánh hàng ra chợ bán trong đoạn trích?
Câu 10 (1,0 điểm): Anh/Chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Thạch Lam trong đoạn trích?
4. Đề đọc hiểu Cô hàng xén mới nhất
Văn bản Cô hàng xén của nhà văn Thạch Lam mới đây đã xuất hiện trong đề thi khảo sát lớp 11 môn Văn năm 2024 tại Hà Nội. Đây là đề thi theo cấu trúc mới của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đề đọc hiểu Cô hàng xén mới nhất trong bài kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn lớp 11 năm 2024 của SGDĐT Hà Nội có đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.
CÔ HÀNG XÉN*
(Trích)
Tâm đã bước xa rồi, tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt. Cô đi qua nhà bà cụ Nhiêu rồi về đến ngõ. Cánh cửa gỗ chưa đóng. Cô xoay đòn gánh đẩy cửa, rồi bước vào. Tất cả tối tăm rét mướt, và cảnh đồng hoang vắng cô để lại ở ngoài. Đây là nhà rồi. Mùi phân trâu nồng ấm sặc ngay vào cổ; thoáng qua cô nghe tiếng chân trâu đập trong chuồng. Con Vả thấy động sủa lên, rồi chạy lại vấp vào chân, quấn quýt. Trong nhà, mấy đứa em reo:
- A, a! Chị Tâm đã về!
Tâm đặt gánh ở trên thềm. Ánh đèn chiếu ra, cô thấy quần áo lấm tấm ướt vì mưa bụi. Thằng Lân chạy ra trước nhất, suýt nữa vấp vào cửa bức bàn. Rồi thằng Ái, con Bé cũng theo ra.
- Quà của chúng em đâu, chị?
Nó cúi xuống định lục vào gánh hàng. Tâm vội bảo em:
- Ấy chớ, để chị lấy cho, không khéo vỡ cả kính.
Cô nhìn xuống ô hàng: mưa chỉ hơi phớt trên kính, chưa việc gì. Hàng không có cái gì ướt. Kẹo đây, mỗi đứa hai chiếc.
Chúng nó xúm cả quanh chị. Em bé ngoan ngoãn quả, đây phần riêng chị dành em đây này. Bỗng tiếng dịu dàng của bà Tú ở dưới nhà đưa lên:
- Tâm, con đã về đấy ư?
- Thưa u, vâng ạ.
Bà Tú đến dắt lũ con, khẽ bảo:
Chúng mày háu ăn quá, không để cho chị vào đến nhà nữa. Rồi quay lại Tâm - Con rửa chân tay rồi ăn cơm kẻo đói. Sao về muộn thế, con?
- Thưa u, hôm nay con ngồi chợ Son ạ.
[...]
Em Bé nói theo:
Chị ở nhà với chúng em chị ạ. Mai chủ nhật chúng em được nghỉ.
Tâm mỉm cười xoa đầu em. Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc, các em yêu mến. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả. Những lúc này khiến cô quên hết cả bao nhiêu nỗi e ngại khó khăn. Cô thấy vui vẻ và nảy nở trong thâm tâm những ý muốn tốt đẹp cho gia đình.
(Thạch Lam truyện ngắn, NXB Văn hóa Thông tin, 2010, tr. 143-145 )
Chú thích:
* Hàng xén: hàng tạp hoá bán ở vỉa hè, ở chợ.
Thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:
Câu 1: Xác định ngôi kể của người kể chuyện ở văn bản trên?
Câu 2: Tìm và ghi lại các từ ngữ, hình ảnh thể hiện sự vất vả, đảm đang của cô Tâm trong đoạn trích?
Câu 3: Nêu tác dụng của hai từ láy được sử dụng trong câu văn sau để thấy được sự tinh tế trong ngòi bút của Thạch Lam: Tâm đã bước xa rồi, tre vi vút thêm, trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt.
Câu 4: Chỉ ra và lí giải sự giống nhau trong cách cư xử của nhân vật mẹ Tâm và Tâm trong đoạn trích trên.
Câu 5: Từ những câu văn sau đây, nêu suy nghĩ về ý nghĩa của tình thân thể hiện qua những quan tâm, chăm sóc trong cuộc sống: Tâm mỉm cười xoa đầu em. Cô sung sướng vì thấy mẹ săn sóc, các em yêu mến. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc cô thấy tiêu tán cả.
Đáp án
1. Ngôi thứ ba: Người kể chuyện toàn tri.
2. Học sinh chỉ ra các từ ngữ, hình ảnh sau: trời lại lấm tấm mưa lạnh rơi xuống mặt; tất cả tối tăm rét mướt; cánh đồng hoang vắng; quần áo lấm tấm ướt vì mưa bụi...
Học sinh nêu được 3 dẫn chứng: 0,75 điểm; nêu được 2 dẫn chứng: 0,5 điểm, nêu được 1 dẫn chứng: 0,25 điểm.
3.
- Học sinh chỉ ra hai từ láy: vi vút, lấm tấm
- Học sinh nêu tác dụng: tả cảnh thiên nhiên khi tối muộn vừa vắng lặng vừa mang nét bình dị của làng quê trong cảm xúc của nhân vật Tâm; tăng sức gợi hình, gợi cảm...
Học sinh chỉ ra được hai từ láy: 0,25 điểm; Chi ra được 2 ý về tác dụng: 0,5 điểm.
4.
- Điểm giống nhau trong cách cư xử của mẹ Tâm và Tâm: Biết quan tâm, chăm lo cho người thân.
- Lí giải: Tâm có cách cư xử ấy là do tình cảm yêu thương của hai mẹ con dành cho nhau, Tâm có được sự ảnh hưởng tốt đẹp từ mẹ. Đó còn là vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Học sinh chỉ ra điểm giống nhau: 0,5 điểm; Học sinh lí giải: 0,5 điểm.
5.
Học sinh nêu được ý nghĩa của tình thân qua sự quan tâm, chăm sóc trong cuộc sống từ nội dung của ngữ liệu. Dưới đây là một số gợi ý:
- Sự quan tâm, chăm sóc của tình thân có ý nghĩa rất lớn.
- Khi có được tình cảm ấm áp của những người thân, mỗi người đều thấy hạnh phúc.
- Giúp vượt qua được khó khăn và vươn tới những thành công.
- Từ đó lan toả những điều tích cực đến mọi người.
Học sinh nêu được ý nghĩa và trình bày được từ 3 ý: 1,0 điểm; Học sinh nêu được ý nghĩa và trình bày được 2 ý: 0,75 điểm; Học sinh nêu được ý nghĩa và trình bày được 1 ý: 0,5 điểm; Học sinh trả lời chung chung: 0,25 điểm.
Tóm tắt Cô hàng xén
Cô hàng xén” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Truyện xoay quanh cuộc sống của một cô hàng xén tên là Tâm. Nội dung chính của Cô hàng xén có thể chia làm 2 phần.
Phần thứ nhất là khi cô còn là một thiếu nữ và được ở cùng gia đình. Đây là những tháng ngày vô cùng hạnh phúc đối với Tâm mỗi khi bán hàng ở chợ xong cô lại được trở về cùng với gia đình, được nhìn những đứa em bé bỏng ngây thơ đáng yêu và người mẹ hiền từ của mình Tâm lại thấy lòng nhẹ nhõm và cảm thấy mình là chỗ dựa vững chắc cho cả gia đình.
Phần thứ 2 là giai đoạn sau khi Tâm lấy chồng. Chồng của Tâm là một ông giáo nghèo. Ngày lấy chồng lòng Tâm nặng trĩu vì lo cho mẹ và những đứa em. Tâm đi lấy chồng rồi thì ai sẽ lo cho họ đây. Gánh nặng lo cho nhà chồng và cả những đứa em đang tuổi ăn học làm cho Tâm ngày một gầy mòn. Nàng đã không còn là cô gái đẹp nhất chợ luôn được đám trai trẻ vây quanh nữa, nàng cũng chẳng còn những hồn nhiên ngây thơ của một cô gái mới lớn. Những khó khăn khổ cực của cuộc sống đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của Tâm và làm chai mòn đi những cảm xúc vui tươi trong cuộc sống.
Khép lại truyện ngắn Cô hàng xén, người đọc có thể cảm nhận được sự lắng kết cái mặn mòi từ cuộc đời của những số phận nghèo trong xã hội cũ cũng như chút xót xa, lo âu, thương cảm, nhưng trên hết vẫn là niềm tin vào vẻ đẹp ẩn trong sâu thẳm tâm hồn người con gái ấy - tấm lòng ấm áp, nhân hậu của cuộc đời bình dị, đời thường.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Nêu cảm nhận về từ dợn dợn
Top 4 bài phân tích 16 câu giữa bài Vội vàng
Qua bài thơ Tràng giang tác giả muốn gửi gắm điều gì?
Top 5 bài phân tích quan niệm về thời gian trong Vội vàng
Đề thi giữa kì 2 Địa lí 11 có đáp án
Liên hệ mở rộng bài Chí phèo
Phân tích bài thơ Cây chuối
Phân tích 4 câu đầu bài Vội vàng
Gợi ý cho bạn
-
Văn bản Chiếu cầu hiền hướng tới đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?
-
Phân tích nghệ thuật đối trong bài Đọc Tiểu Thanh kí hay
-
Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích Nỗi niềm tương tư?
-
Theo bạn, hình ảnh nào trong bài thơ Nhớ đồng mang tính tượng trưng rõ nét hơn cả?
-
Soạn bài Thề nguyền lớp 11 Cánh Diều ngắn gọn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2025 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2025
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2025
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2025
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Đọc hiểu Trẻ con không được ăn thịt chó - Nam Cao (3 đề)
Thuyết minh Vọng phu thạch - Nguyễn Du
Văn bản Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp gồm mấy phần?
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật trong tác phẩm Lão Hạc
Phân tích cấu tứ bài thơ Lá đỏ hay nhất
Soạn bài Chiếu cầu hiền lớp 11 ngắn nhất