Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo

Đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 11 CTST

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo được Hoatieu chia sẻ trong bài viết sau đây là file word ôn tập môn Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo học kì 1 bao gồm các nội dung kiến thức các bài học thuộc học kì 1. Sau đây là nội dung chi tiết file đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 11 CTST, mời các bạn cùng tham khảo và tải về sử dụng.

Đề cương ôn cuối kì 1 Văn 11 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: (6 điểm)

- HS chú ý một số nội dung sau đây để hoàn thành phần trắc nghiệm (3.5 điểm) và tự luận (2.5 điểm)

- Các văn bản về: Truyện kí, tuỳ bút/tản văn văn nghị luận, truyện thơ (Truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm) hoặc một tác phẩm nghệ thật (bài hát).

I. BÀI 1: THÔNG ĐIỆP TỪ THIÊN NHIÊN (TUỲ BÚT, TẢN VĂN)

Tri thức Ngữ Văn: HS nắm các khái niệm

1. Tùy bút

- Tùy bút là tiểu loại thuộc loại hình kí, thường tập trung thể hiện cái “tôi” của tác giả, luôn có sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình.

- Ở tùy bút chi tiết, sự kiện chỉ là cái cớ, là tiền đề để bộc lộ cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá về con người và cuộc sống.

- Ngôn ngữ của tùy bút giàu chất thơ (có chất trữ tình, giàu nhạc điệu, sức gợi…)

2. Tản văn

- Tản văn là một dạng văn xuôi gần với tùy bút; thường kết hợp tự sự, trữ tình, nghị luận, miêu tả thiên nhiên, khắc họa nhân vật.

- Tản văn chú trọng việc nêu lên được nét chính của các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ tình cảm, ý nghĩ của tác giả.

- Nếu sức hấp dẫn của tùy bút là tính chất tự do, tài hoa trong liên tưởng gắn với cái tôi tác giả thì sức hấp dẫn của tản văn chủ yếu ở khả năng phát hiện những nét đặc thù, đặc biệt của sự việc, đối tượng hay khả năng kết nối, xâu chuỗi các sự việc, đối tượng có vẻ rời rạc, nhỏ nhặt để hướng đến thể hiện chủ đề của tác phẩm.

3. Yếu tố tự sự trong tùy bút, tản văn: là yếu tố kể chuyện, thể hiện qua việc ghi chép, thuật lại các sự việc, câu chuyện, chuỗi tình tiết liên quan tới hành vi, diễn biến tâm trạng, tình cảm của nhân vật hay lịch sử, phong tục được đề cập trong tác phẩm.

4. Yếu tố trữ tình trong tùy bút, tản văn: là yếu tố thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của cái tôi tác giả trong tùy bút hay của người kể chuyện, quan sát, miêu tả trong tản văn.

5. Cái “tôi” tác giả trong sáng tác văn học: là tổng thể những nét riêng biệt, nổi bật làm nên phẩm chất tinh thần độc đáo của tác giả thể hiện trong tác phẩm văn học nói chung, đặc biệt là trong các tác phẩm giàu yếu tố trữ tình như thơ trữ tình hay tùy bút, tản văn.

6. Ngôn ngữ văn học: là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong tác phẩm văn chương, có tính nghệ thuật, thể hiện qua các đặc điểm:

1) Giàu sức truyền cảm, biểu cảm: có khả năng chứa đựng nhiều tình cảm, cảm xúc. 2) Tính đa nghĩa: các hình thức ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng… khiến câu văn, câu thơ hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa. 3) Tính hình tượng: có khả năng khơi gợi hình ảnh, hình tượng, mang lại cho người đọc ấn tượng sinh động về sự vật được nói đến, từ đó có những liên tưởng, phán đoán thú vị. 4) Tính thẩm mĩ: ngôn ngữ văn học phải được gọt giũa, tinh luyện từ ngôn ngữ chung để đạt tới giá trị nghệ thuật, tạo được rung động thẩm mĩ trong người đọc. Ngôn ngữ trong tùy bút, tản văn, ngoài các đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học còn có thêm nét riêng của thể loại; thường thấm đượm chất thơ và dấu ấn riêng của tác giả.

7. Cách giải thích nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

Ví dụ: Hắn (khẩu ngữ): từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, với hàm ý coi thường hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế.

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

Ví dụ: Đẫy đà: to béo, mập mạp

Bất chợt: chợt

Bất an: không yên ổn

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

Ví dụ: Tươi trẻ: tươi tắn và trẻ trung.

Sơn hà: sơn là núi, hà là sông, sơn hà: núi sông, thường dùng để chỉ đất đai thuộc chủ quyền của một nước.

- Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

+ Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ

Ví dụ: Tấm thảm trải sàn này đẹp quá!

Thảm ở ví dụ trên mang nghĩa gốc, chỉ “hàng dệt bằng sợ to, thường có hàng trang trí, dùng trải trên lối đi, trên sàn nhà”.

+ Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Ví dụ: Tôi yêu những thảm lá vàng tuyệt đẹp ở nơi này

Thảm trong trường hợp này là nghĩa chuyển, chỉ “lớp lá cây dày phủ trên mặt đất”

II. BÀI 2: HÀNH TRANG VÀO TƯƠNG LAI (VĂN BẢN NGHỊ LUẬN)

Tri thức Ngữ Văn: HS nắm các khái niệm

1. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận

Để làm nên sức hấp dẫn, thuyết phục của văn bản nghị luận, cần có những lí lẽ, bằng chứng thích hợp, chính xác, đầy đủ. Tính thuyết phục của lí lẽ thể hiện ở chỗ soi chiếu vấn đề trên nhiều khía cạnh, có những cơ sở vững chắc (từ lí thuyết và thực tiễn) để làm điểm tựa cho lập luận. Lí lẽ được lập luận một cách chặt chẽ, đảm bảo đủ cơ sở và kết luận. Tính thuyết phục của bằng chứng thể hiện ở việc lựa chọn bằng chứng phù hợp, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ. Tính thuyết phục của lí lẽ, bằng chứng còn thể hiện ở những cách biểu đạt độc đáo, ấn tượng, giàu tính hùng biện, nhằm tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc.

2. Yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn nghị luận

- Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự được đưa vào văn bản nghị luận giúp người đọc hình dung về luận đề, bằng chứng trong văn bản. Yếu tố thuyết minh cung cấp tri thức về nguồn gốc, cấu tạo, vai trò, ý nghĩa… của đối tượng cần bàn luận. Yếu tố miêu tả thể hiện các đặc điểm tính chất nổi bật của con người, con vật, đồ vật, cảnh sinh hoạt… Yếu tố tự sự thuật lại các sự việc liên quan đến luận đề, luận điểm, các bằng chứng trong văn bản. Các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận cần đáp ứng mục đích của văn bản là thuyết phục người đọc về ý kiến, quan điểm của người viết.

3. Nhan đề của văn bản nghị luận.

Nhan đề của văn bản nghị luận thường khái quát nội dung chính của văn bản. Bên cạnh đó, để tăng sức thuyết phục, người viết có thể chọn những nhan đề độc đáo, khơi gợi cảm xúc nơi người đọc.

4. Cách giải thích nghĩa của từ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. Nghĩa của từ được nhận diện thông qua nhận thức, sự hiểu biết của mỗi người.

- Có thể giải thích nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Phân tích nội dung nghĩa của từ bằng một số cách chính sau đây:

+ Dùng một (hoặc một số) từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

+ Đối với từ ghép, có thể giải thích nghĩa của từ bằng cách giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ.

- Không giải thích từ, cần chú ý đến nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

+ Nghĩa gốc là nghĩa ban đầu của từ

+ Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc

III. TRUYỆN THƠ DÂN GIAN, TRUYỆN THƠ NÔM.

* Tri thức ngữ văn

1. Truyện thơ dân gian.

- Truyện thơ dân gian là một thể loại văn học dân gian, sáng tác dưới hình thức văn vần thường xoay quanh đề tài tình yêu, hôn nhân, kết hợp tự sự với trữ tình, rất gần gủi với ca dao, dân ca, phát triển nhiều ở các dân tộc miền núi. Ví dụ “Tiễn dặn người yêu” (dân tộc Thái). “Nàng con Côi, Út Lót Hồ - Liêu (dân tộc Tày-Nùng)....

- Cốt truyện dân gian: Cốt truyền đơn giản, thường xoay quanh số phận của một vài nhân vật chính, có thể sử dụng yếu tố kì ảo (ví dụ: Nàng con côi, Kim Quế…) hoặc không sử dụng (vì dụ Tiễn dặn người yêu).

- Nhân vật chính trong truyền thơ dân gian thường là những con người có số phận ngang trái, bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu như nhân vật chàng trai, cô gái “anh", "em") trong “ tiễn dặn người yêu” (Xống chụ xon xao).

2. Truyện thơ Nôm:

Truyện thơ Nôm là 1 thể loại tự sự trong văn học trung đại Việt Nam; viết bằng chữ Nôm, dưới hình thức văn vần (thường là thơ lục bát) có cốt truyện, phát triển mạnh mẽ nhất vào nửa cuối thế kỉ XVIII và thế kỉ XIX, có khả năng phản ảnh hiện thực xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng lớn. Truyện thơ Nôm thường chia làm hai loại - Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh ) sáng tác chủ yếu lưu hành trong dân gian, nội dung phản ánh cuộc sống và khát vọng của người dân tầng lớp dưới. Ngôn ngữ giản dị, gần với lời ăn, tiếng nói hàng ngày của người dân. Ví dụ Thạch Sanh, Tổng Trân Cúc Hoa..

- Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là tri thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác, lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa, có nội dung phản ánh số phận và nhu cầu của giới tri thức, có chất lượng nghệ thuật cao. Ví dụ: Truyền Kiểu (Nguyễn Du), Mai đỉnh mồng kí (Nguyễn Huy Hổ), Sơ kính tân trang (Phạm Thái).

Cốt truyền trong truyền thơ Nôm. Truyện thơ Nôm có thể sử dụng cốt truyện dân gian, cốt truyền trong văn học viết Trung Quốc hoặc cốt truyện lấy từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống. Cốt truyền trong truyện thơ Nôm thường được chia làm hai nhóm, thể hiện qua các mô hình sau:

- Mô hình gặp gỡ (Hội ngộ – Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ (Đoàn viên)

Một số truyện thơ tiêu biểu cho mô hình này. Phạm Công Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa, Truyện Kiểu…

- Mô hình Nhân - Quả

Ở hiền - > Thử thách/Biến cố - > Gặp lành

Ở ác - > Thử thách/Biến cố - > Gặp dữ

Một số truyện thơ tiêu biểu cho mô hình này. Thạch Sanh. Trê Cóc…

- Nhân vật trong truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái đẹp, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác. cái bảo thủ). Nhân vật chính diện thường được xây dụng theo khuôn mẫu như chàng trai tài giỏi (tài tử), chung tình, hiếu học, trải qua nhiều khó khăn về sau thành đạt cô gái xinh đẹp (giai nhân), nết na, đảm đang, hiếu thảo, luôn sát bên, chung thuỷ.

- Ngôn ngữ trong truyện thơ Nôm: Truyện thơ Nôm được viết bằng chữ Nôm, có sự kết hợp giữa tự sự với trữ tình. Truyện thơ Nôm bình dân có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày, còn truyện thơ Nôm bác học sử dụng nhiều biện pháp tu từ và điển tích, điển cố.

.............................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem chi tiết 10 trang đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 11 CTST.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 732
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi