(4 đề) Đề kiểm tra HK1 môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 11 năm học 2023 - 2024

Bộ đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Giáo dục quốc phòng lớp 11 năm học 2023 - 2024 được Hoatieu.vn chia sẻ trong bài viết dưới đây là các đề thi cuối học kì 1 môn GDQPAN lớp 11 sách Kết nối tri thức có đáp án theo chương trình mới.

Cấu trức đề kiểm tra HK1 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 11 KNTT bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, không có phần kiểm tra tự luận. Bộ tài liệu gồm 4 đề thi hoàn chỉnh và đáp án để các thầy (cô) và các bạn học sinh tham khảo tốt hơn. Đây cũng là bộ tài liệu ôn thi môn Giáo dục quốc phòng - An ninh, gồm các câu hỏi trắc nghiệm tổng hợp kiến thức của các bài tập đã học, giúp các bạn học sinh chuẩn bị cho kỳ thi chu đáo hơn. 40 câu hỏi làm trong 45 phút, như vậy học sinh chỉ có khoảng 1 phút để hoàn thành mỗi câu hỏi, thời gian còn lại dành cho soát bài. Do đó, các bạn cần trang bị kỹ kiến thức để hoàn thành tốt bài kiểm tra nhé. Ngoài ra bạn đọc có thể tham khảo thêm Đề cương ôn tập học kì 1 GDQPAN lớp 11 sách Kết nối tri thức để chuẩn bị kế hoạch ôn tập tốt hơn.

Tài liệu là bản word do Hoa Tiêu sưu tầm có thể tải về và chỉnh sửa để phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Đề kiểm tra cuối HK1 môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 11 KNTT

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I

MÔN: GDQPAN 11

Thời gian làm bài: 45 phút;

(40 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các tác nhân tiêu cực dẫn đến việc di cư tự do?

A. Tài nguyên suy giảm, cạn kiệt. B. Môi trường không khí trong lành.

C. Đất canh tác bị ô nhiễm, suy thoái. D. Hệ sinh bị phá hủy.

Câu 2: Để bảo vệ môi trường đất, chúng ta không nên thực hiện biện pháp nào sau đây?

A. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong sản xuất.

B. Xem xét tác động và có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm trước khi quy hoạch.

C. Nhà nước tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường đất ở các khu vực ô nhiễm.

D. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường đất của cộng đồng cư dân

Câu 3: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng chức năng của hoạt động phòng không nhân dân?

A. Là một bộ phận của thế trận quốc phòng toàn dân trên mặt trận đối không.

B. Bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân.

C. Góp phần bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

D. Khắc phục hậu quả các hành động xâm nhập, tiến công đường không của địch.

Câu 4: “Sự biến đổi tính chất vật lí, hoá học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kĩ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Ô nhiễm môi trường. B. An ninh môi trường.

C. Bảo vệ môi trường. D. Biến đổi khí hậu.

Câu 5: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……. là tổng thể các hoạt động và biện pháp phòng không để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm bớt thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân, góp phần bảo tồn tiềm lực chiến tranh”.

A. Địa bàn phòng không nhân dân. B. Phòng không nhân dân.

C. Lực lượng phòng không nhân dân. D. Thế trận phòng không nhân dân.

Câu 6: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……. là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hoá học nhanh, mạnh, toả nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm thuốc nổ và phụ kiện nổ”.

A. Vũ khí.

B. Vật liệu nổ.

C. Công cụ hỗ trợ.

D. Vũ khí quân dụng.

Câu 7: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng hoạt động phòng không nhân dân trong thời bình?

A. Tổ chức huấn luyện, diễn tập phòng không nhân dân.

B. Xây dựng công trình phòng không nhân dân.

C. Tổ chức trinh sát, quan sát và thông báo, báo động.

D. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục về phòng không nhân dân.

Câu 8: Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán đến khi tình hình ổn định được áp dụng đối với ………. ?

A. lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân.

B. trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không.

C. học sinh, sinh viên ở những vùng có nguy cơ địch tập trung bắn phá.

D. các khu vực có nguy cơ kẻ địch tập trung lực lượng đánh phá.

Câu 9: Hành vi: cưa cắt, đục hoặc thực hiện các thao tác khác để tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn. quả nổ, ngư lôi, thuỷ lôi và các loại vũ khí khác trái phép… sẽ bị xử phạt theo hình thức nào sau đây?

A. Phạt cải tạo không giam giữ.

B. Phạt tù có thời hạn.

C. Xử phạt vi phạm hành chính.

D. Phạt tù không thời hạn.

Câu 10: Hoạt động phòng không nhân dân không bao gồm lực lượng chuyên môn nào sau đây?

A. Lực lượng trinh sát. B. Lực lượng đánh địch.

C. Lực lượng công an. D. Lực lượng ngụy trang.

Câu 11: Đối tượng nào sau đây không được trang bị vũ khí quân dụng?

A. Quân đội nhân dân. B. Công an nhân dân.

C. Cảnh sát biển. D. Viên chức hành chính.

Câu 12: Trong bảo vệ môi trường, pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Xả nước thải, khí thải chưa được xử lí kĩ thuật ra môi trường.

B. Chôn, lấp, đổ chất thải rắn, chất thải nguy hại đúng quy định.

C. Phát tán, thải chất độc hại, vi rút chưa kiểm định ra môi trường.

D. Sử dụng nguyên liệu chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép.

Câu 13: Kẻ địch không thực hiện thủ đoạn nào sau đây khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam?

A. Phối hợp với chiến tranh thông tin, chiến tranh tâm lí và các hoạt động khác.

B. Tiến công từ nhiều hướng, từ xa; giành và giữ quyền làm chủ trên không, trên biển.

C. Tiến hành đánh phá đơn giản và chỉ diễn ra trong đêm tối.

D. Tăng cường hoạt động tình báo, trinh sát, nắm chắc các mục tiêu định tiến công.

Câu 14: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…….. là súng được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để săn bắn”.

A. Súng săn. B. Vũ khí thô sơ.

C. Vũ khí thể thao. D. Vũ khí quân dụng.

Câu 15: “Vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Súng săn. B. Vũ khí thể thao.

C. Vũ khí thô sơ. D. Vũ khí quân dụng.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nguyên tắc quản lí, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ?

A. Sử dụng phải đảm bảo đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.

B. Việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

C. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải đúng thẩm quyền.

D. Khi không còn nhu cầu sử dụng, có thể cấp phát cho người dân nếu họ có nhu cầu.

Câu 17: “Sự thay đổi của khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu và sự thay đổi này làm tăng khả năng biến động tự nhiên của khí hậu” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Biến đổi khí hậu. B. Ô nhiễm môi trường.

C. An ninh môi trường. D. Bảo vệ môi trường.

Câu 18: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng các hoạt động phòng không nhân dân trong thời chiến?

A. Tổ chức khắc phục thiệt hại, hậu quả.

B. Tổ chức sơ tán, phân tán.

C. Tổ chức đánh địch tiến công đường không.

D. Lập Ban chỉ đạo phòng không nhân dân ở cấp xã, phường.

Câu 19: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng giải pháp bảo vệ môi trường nước?

A. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư.

B. Xả nước thải chưa qua xử lí kĩ thuật ra sông, biển.

C. Không để rò rỉ hóa chất độc hại ra môi trường nước.

D. Không vứt chất thải xuống các sông, suối, ao, hồ.

Câu 20: Lực lượng nào giữ vai trò nòng cốt trong việc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân?

A. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.

B. Dân quân tự vệ và bộ đội chủ lực.

C. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.

D. Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Câu 21: Để bảo vệ môi trường không khí, chúng ta không nên thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Cảnh báo kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường không khí

B. Xả khí thải, chất độc hại chưa qua xử lí kĩ thuật ra môi trường.

C. Thực hiện giám sát, công bố chất lượng môi trường không khí.

D. Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của dân cư.

Câu 22: Trong thời bình, Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân không được thành lập ở cấp nào sau đây?

A. Huyện. B. Xã, thôn. C. Tỉnh. D. Quân khu.

Câu 23: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ môi trường?

A. Bị động trong việc phòng ngừa, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

B. Tố giác các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

C. Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

D. Thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

Câu 24: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về nguyên tắc tổ chức, hoạt động phòng không nhân dân?

A. Do hệ thống chính trị, toàn dân và lực lượng vũ trang thực hiện.

B. Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng; theo sự chỉ huy và hướng dẫn của Bộ Công an.

C. Được tổ chức và điều hành tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương.

D. Chuẩn bị từ thời bình và triển khai khi có biểu hiện, hành động xâm nhập của địch.

Câu 25: Bảo vệ môi trường không bao gồm hoạt động nào sau đây?

A. Ứng phó với các sự cố môi trường.

B. Khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường.

C. Cải thiện chất lượng môi trường.

D. Khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Câu 26: “Tổng thể các yếu tố, các lợi thế về địa hình, lực lượng. Bố trí trang thiết bị phòng không để tiến hành các hoạt động tác chiến phòng không. Phù hợp với kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Hoạt động phòng không nhân dân. B. Lực lượng phòng không nhân dân.

C. Thế trận phòng không nhân dân. D. Địa bàn phòng không nhân dân.

Câu 27: Trong thời chiến, việc sơ tán, phân tán tại chỗ được áp dụng đối với …….. ?

A. trẻ em, người già yếu, phụ nữ mang thai ở vùng trọng điểm phòng không.

B. học sinh, sinh viên ở những vùng có nguy cơ địch tập trung bắn phá.

C. các khu vực có nguy cơ kẻ địch tập trung lực lượng đánh phá.

D. lực lượng bám trụ ở những địa bàn trọng điểm về phòng không nhân dân.

Câu 28: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện phòng không nhân dân?

A. Học tập đầy đủ chương trình, kế hoạch giáo dục ở trường phổ thông.

B. Tham gia xây dựng các công trình phòng không nhân dân: hầm, hào trú ẩn.

C. Mặc trang phục sáng màu, đội mũ vải,… để tránh máy bay địch phát hiện.

D. Sơ tán, phân tán đến nơi quy định để bảo đảm an toàn tuyệt đối về người.

Câu 29: “Vũ khí có cấu tạo, nguyên lí hoạt động đơn giản và được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Vũ khí thô sơ. B. Vũ khí quân dụng.

C. Vũ khí thể thao. D. Súng săn.

Câu 30: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng biểu hiện của biến đổi khí hậu?

A. Nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng cao.

B. Mực nước biển dâng cao.

C. Lượng mưa thay đổi thất thường.

D. Giảm các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Câu 31: “Phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp” đó là nội dung của khái niệm nào sau đây?

A. Vũ khí. B. Vật liệu nổ.

C. Vũ khí quân dụng. D. Công cụ hỗ trợ.

Câu 32: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của môi trường?

A. Là không gian sống và là nơi cung cấp, lưu trữ thông tin của riêng loài người.

B. Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sản xuất và cuộc sống.

C. Là nơi lưu giữ lịch sử tiến hoá của con người, các loài sinh vật và Trái Đất.

D. Cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và sản xuất của con người

Câu 33: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “……… là các huyện, quận, thành phố, thị xã thuộc tỉnh hoặc những vị trí trọng yếu nằm trong hệ thống phòng thủ của cấp tỉnh và quân khu”.

A. Thế trận phòng không nhân dân. B. Địa bàn phòng không nhân dân.

C. Lực lượng phòng không nhân dân. D. Hoạt động phòng không nhân dân.

Câu 34: Vấn đề nào dưới đây không liên quan đến an ninh môi trường ?

A. Dịch bệnh. B. An ninh lương thực.

C. An ninh thông tin. D. Thiên tai.

Câu 35: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……….. bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên”.

A. Không khí. B. Sinh vật. C. Môi trường. D. Hệ sinh thái.

Câu 36: Loại vũ khí quân dụng nào dưới đây không được trang bị cho các đối tượng mà pháp luật quy định để thi hành công vụ?

A. Súng ngắn. B. Súng tiểu liên.

C. Súng trường. D. Tên lửa phòng không.

Câu 37: Yếu tố vật chất nào dưới đây không phải là thành phần của môi trường tự nhiên?

A. Sinh vật. B. Không khí. C. Dân cư. D. Ánh sáng.

Câu 38: Khi tiến công đường không vào lãnh thổ Việt Nam, kẻ địch không tập trung tiến đánh mục tiêu nào sau đây?

A. Các sở chỉ huy tác chiến chiến lược, chiến dịch.

B. Các đầu mối giao thông, kho tàng, cơ sở hậu cần, kĩ thuật.

C. Những địa phương vùng sâu, vùng xa, thưa thớt dân cư.

D. Trụ sở các cơ quan lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

Câu 39: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Mua bán, tàng trữ, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

B. Nghiên cứu, chế tạo trái phép vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

C. Đào bới và thu gom trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

D. Sở hữu vũ khí thô sơ là đồ gia bảo, hiện vật để trưng bày, triển lãm.

Câu 40: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (……) trong khái niệm sau đây: “……… là hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cùng các loài sinh vật trong hệ thống đó”.

A. An ninh môi trường. B. Ô nhiễm môi trường.

C. Biến đổi khí hậu. D. Bảo vệ môi trường.

..........................

Nội dung các bộ đề còn lại mời bạn đọc tải file Word để tham khảo chi tiết nhé.

Trên đây là các bộ đề kiểm tra học kì 1 môn Giáo dục quốc phòng an ninh lớp 11 năm học 2023 - 2024 do Hoatieu.vn sưu tầm. Mời thầy (cô) tải bản đầy đủ file word về để sử dụng.

Mời các bạn đón đọc các thông tin hữu ích khác tại mục Học tập - Lớp 11 nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.284
0 Bình luận
Sắp xếp theo