Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 1

C. Mác từng nói: "Trong khi tác động vào tự nhiên ở bên ngoài thông qua sự vận động đó, và làm thay đổi tự nhiên, con người cũng đồng thời làm thay đối bán tính cúa chính nó." Từ đó có thể thấy được tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn của con người đối với sự phát triển kinh tế. Là một công dân Việt Nam, trong thời đại đất nước đang trên đà phát triển, chúng ta cần phải hiểu rõ bản chất của quá trình sản xuất này. Bạn đọc có thể tham khảo điều đó trong bài Sơ đồ tư duy GDCD 11 bài 1 Hoatieu.vn chia sẻ dưới đây

1. Sản xuất của cải vật chất.

1.1. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên biến đổi các yếu tố tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

1.2. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

  • Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại của con người và xã hội loài người.
  • Thông qua lao động sản xuất, con người được cải tạo, hoàn thiện và phát triển về thể chất và tinh thần.
  • Hoạt động sản xuất là trung tâm là tiền đề thúc đẩy các hoạt động khác của xã hội.
  • Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.
  • Lịch sử xã hội loài người là một quá trình phát triển và liên tục hoàn thiện các phương tiện xản suất, là một quá trình thay thế phương thức sản xuất cũ lạc hậu thành phương tiện sản xuất mới hiện đại hơn.

⇒ Sản xuất của cải vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của con người và xã hội loài người.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.

Mối quan hệ giữa 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất: Sức lao động → Tư liệu lao động → Đối tượng lao động → Sản phẩm được diễn tả trong sơ đồ tư duy dưới đây:

Sơ đồ tư duy các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
Sơ đồ tư duy các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

2.1. Sức lao động

  • Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất. Sức lao động gồm: thể lực và trí lực.
  • Lao động là sự tiêu dung sức lao động trong hiện thực. Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

2.2. Đối tượng lao động

  • Đối tượng lao động là những yếu tố của giới tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.
  • Đối tượng lao động có hai loại:

+ Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được => đối tượng của ngành công nghiệp khai thác (đất, tôm cá,…)

+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu à đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến (sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,…)

  • Cùng với sự phát triển của lao động sản xuất và khoa học kĩ thuật, đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú. Con người ngày càng tạo ra những nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng theo ý muốn.
  • Cần có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái.

2.3. Tư liệu lao động

Khái niệm: Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Phân loại tư liệu lao động:

  • Công cụ lao động
  • Kết cấu hạ tầng
  • Hệ thống bình chứa

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

3.1. Phát triển kinh tế

Là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội.

Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:

  • Sự tăng trưởng kinh tế: sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định.
  • Quy mô tăng trưởng kinh tế.
  • Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Cơ sở của tăng trưởng kinh tế:

  • Dựa trên cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.
  • Đi đôi với công bằng và tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có quyền bình đẳng trong đóng góp và hưởng thụ kết quả của tăng trưởng kinh tế.
  • Phù hợp với sự biến đổi nhu cầu phát triển toàn diện của con người và xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
  • Gắn với chính sách dân số phù hợp.

Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ:

  • Cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuôc và quy định lẫn nhau cả về quy mô và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
  • Cơ cấu kinh tế hợp lí là phát huy được mọi tiềm năng, nội lực của toàn bộ nền kinh tế; phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ hiện đại; gắn với phân công lao động và hợp tác quốc tế.
  • Cơ cấu kinh tế tiến bộ: là có tỉ trọng của các ngành dịch vụ và công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân tăng dần, tỉ trọng của các ngành nông nghiệp giảm dần.

3.2. Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào với mỗi cá nhân, gia đình và xã hội?

- Đối với cá nhân:

  • Có công ăn việc làm, bảo đảm đời sống cá nhân đầy đủ diều kiện để chăm sóc sức khỏe.
  • Đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần để con người phát triển toàn diện

Đối với gia đình:

  • Là cơ sở và là tiền đề để thực hiện tốt các chức năng của gia đình.
  • Chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện.

Đối với xã hội:

  • Giải quyết các vấn đề xã hội: Tăng thu nhập quốc dân, phúc lợi xã hội, giải quyết công ăn việc làm, giảm tệ nạn xã hội
  • Tạo điều kiện phát triển và ổn định kinh tế - văn hóa - giáo dục
  • Củng cố an ninh quốc phòng Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.

→ Kết luận: Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nươc mạnh, xã hội công bằng văn mình dân chủ.

Trên đây, Hoatieu.vn xin chia sẻ với các bạn sơ đồ tư duy lớp 11 bài 1 để các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về các yếu tố cơ bản trong quá trình sản xuất và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Mời các bạn tham khảo thêm các bài liên quan khác trong chương trình lớp 11, mảng Học tập.

Đánh giá bài viết
2 3.251
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm