Nghĩa của từ hờ hững trong câu có chồng hờ hững cũng như không là gì?

Trong bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương, tác giả đã khắc họa hình ảnh bà Tú - người vợ tảo tần, chịu thương chịu khó vì gia đình. Một trong những câu thơ nổi bật thể hiện nỗi xót xa của tác giả là: "Có chồng hờ hững cũng như không". Vậy Nghĩa của từ hờ hững trong câu có chồng hờ hững cũng như không là gì? Để hiểu rõ hơn về sắc thái biểu cảm và ý nghĩa của từ "hờ hững" trong tác phẩm, mời các bạn tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết sẽ giúp bạn nắm bắt được cảm xúc mà Trần Tế Xương muốn truyền tải, đồng thời làm rõ tâm trạng của bà Tú khi phải chịu đựng cảnh sống bên người chồng thiếu quan tâm, vô tâm. Hãy cùng tìm hiểu để có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phẩm văn học này.

1. Câu hỏi trắc nghiệm Thương vợ

Câu hỏi: Nghĩa của từ "hờ hững" trong câu "Có chồng hờ hững cũng như không" là:

A. Chỉ có cái vẻ bên ngoài hoặc trên danh nghĩa, chứ sự thật không phải.

B. (Làm việc gì) tỏ ra chỉ là làm lấy có, không có sự chú ý.

C. (Làm việc gì) chỉ vừa đến mức được cái vẻ như đã làm.

D. Tỏ ra lạnh nhạt trong quan hệ tình cảm, không chút để ý đến.

Đáp án đúng: D

2. Tìm hiểu chung về Thương vợ - Trắc nghiệm

Câu 1: Câu thơ "Lặn lội thân cò khi quãng vắng" trong bài Thương vợ của Trần Tế Xương, có nội dung gần với câu ca dao nào nhất?

A. "Nước non lận đận một mình - Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay".

B. "Con cò lặn lội bờ sông - Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non".

C. "Cái cò là cái cò con - Mẹ đi xúc tép để con ở nhà".

D. "Con cò mà đi ăn đêm - Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao..."

Câu 2: Giá trị nội dung của bài thơ “Thương vợ” thể hiện rõ nét nhất là:

A. Đề cao hình ảnh người phụ nữ trong xã hội và những bất công mà họ đã hứng chịu.

B. Bài thơ là nỗi niềm của những người chồng quanh năm sống nhờ vả vào sự tần tảo, vất vả đáng thương của những người vợ.

C. Sự cảm thông chia sẻ với những khó khăn vất vả của người phụ nữ và thể hiện thái độ trân trọng đối với những hy sinh của họ cho gia đình và xã hội.

D. Phản ánh một cách đầy đủ gia cảnh của Tú Xương, xuất phát từ sự thất thế của lớp nhà Nho cuối mùa.

Câu 3: Bài thơ “Thương vợ” của Trần Tế Xương viết bằng chữ gì?

A. Chữ Hán

B. Chữ Nôm

C. Chữ Quốc ngữ

D. Chữ Pháp

Câu 4: Bài thơ "Thương vợ" được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn trường thiên

D. Lục bát

Câu 6: Hai câu sau thuộc phần nào của bài "Thương vợ"

"Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không."

A. Đề

B. Thực

C. Luận

D. Kết

Câu 7: Nội dung chính của hai câu thơ dưới đây là: "Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không"

A. Hình ảnh vất vả, chịu khó của bà Tú

B. Nỗi lòng của Tú Xương

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8: Lời “chửi” ở hai câu thơ cuối là lời của ai?

A. Bà Tú

B. Con bà Tú

C. Ông Tú

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Nhận định sau đây về bài thơ "Thương vợ" đúng hay sai?

“Với tình cảm thương yêu, quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hi sinh. "Thương vợ" là bài thơ tiêu biểu cho thơ trữ tình của Trần Tế Xương: cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc.”

A. Đúng

B. Sai

Câu 10: Giá trị nghệ thuật đặc sắc của bài thơ "Thương vợ" là:

A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm

B. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

C. Hình tượng thơ hàm súc, gợi cảm

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. Đề đọc hiểu bài thơ Thương vợ

Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn tổng hợp một số đề đọc hiểu Thương vợ hay nhất có đáp án chi tiết để các bạn củng cố thêm kiến thức khi học tác phẩm Thương vợ.

Đọc hiểu Thương vợ - Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Quanh năm buôn bán ở ven sông,

Nuôi hết năm con với một chồng.

Lặn lội thân gầy khi quãng vắng

Sì sèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,

Có chồng hờ hững cũng như không.

(Ngữ văn 11, tập một, NXB giáo dục – 2009, tr.29 – 30).

Câu 1. Chỉ ra những lỗi sai trong văn bản và sửa lại cho đúng với nguyên tác.

Câu 2. Nêu đề tài của văn bản. Giới thiệu vài nét về tác giả.

Câu 3. Phân tích cách tính thời gian, cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú và chuyện bà Tú nuôi cả con lẫn chồng trong hai câu thơ đề.

Câu 4. Nêu giá trị tu từ của nghệ thuật đối trong hai câu thơ thực.

Bài làm:

Câu 1:

Lỗi sai trong văn bản: Ven, hết, gầy, sì.

- Chữa các lỗi sai:

+ Ven: Mom.

+ Hết: Đủ.

+ Gầy: Cò.

+ Sì: Eo.

Câu 2:

- Đề tài: Viết về bà Tú – vợ của Tú Xương.

- Vài nét về tác giả:

+ Trần Tế Xương (1870 – 1907), cuộc đời ngắn ngủi (chỉ sống 37 năm), nhiều gian truân (chỉ đỗ tú tài) nhưng sự nghiệp thơ ca của ông đã trở thành bất tử.

+ Thơ trào phúng và trữ tình của ông đều xuất phát từ tấm lòng gắn bó sâu nặng với dân tộc, đất nước; có cống hiến quan trọng về phương diện nghệ thuật cho thơ ca dân tộc.

Câu 3:

- Cách tính thời gian:

+ Quanh năm: Là suốt cả năm, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng không có sự nghỉ ngơi. Quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến chóng mặt, đến rã rời chứ đâu phải một năm.

- Cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú:

+ Buôn bán: Là công việc khó nhọc, vất vả, phải lặn lội sớm hôm, dấn thân vào chốn thương trường đầy bon chen, đầy những tranh giành, kèn cựa.

+ Mom sông: Là phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông. Đây là nơi chon von, rất nguy hiểm.

-> Câu thơ đầu nói về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú. Hoàn cảnh vất vả, lam lũ được gợi lên qua cách nói thời gian, cách nêu địa điểm.

- Cách nó về chuyện bà Tú nuôi đủ cả con lẫn chông:

+ Nuôi đủ nghĩa là không để cho thiếu thốn. Khái niệm đủ với các con là ăn no, mặc ấm. Còn riêng với ông Tú thì đủ không chỉ có nghĩa ăn no, mặc aamsmaf còn là đáp ứng đủ mọi thú ăn chơi: Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ, Rượu chè trai gái đủ tam khoanh; Sáng nem bữa tối đòi ăn chả, Nay kiệu ngày mai lại giở cờ,...

+ Số lượng: Năm con với một chồng, tức là sáu người. Mình bà Tú gánh trách nhiệm nuôi đủ sáu người (cả bà là bảy người) trên vai. Tú Xương khôi hài, trào phúng về đức ông chồng – là chính mình – tự hạ mình, coi mình là thứ con đặc biệt, kẻ ăn theo, ăn bám, ăn tranh với năm đứa con.

=> Cách tính thời gian, cách nói về nơi và công việc làm ăn của bà Tú và chuyện bà nuôi cả con lẫn chồng thể hiện nỗi gian truân, vất vả của bà Tú đồng thời cho thấy sự tri ân của ông Tú đối với người vợ của mình.

Câu 4:

- Hai câu thơ thực đối nhau rất chỉnh, gồm cả đối ngang (lặn lội thân cò – khi quãng vắng, eo sèo mặt nước – buổi đò đông):

+ Lặn lội thân cò: Gợi nỗi gian truân, vất vả của thân kiếp con người (bà Tú) giữa cái rợn ngợp của không gian, thời gian.

+ Eo sèo mặt nước: Gợi cảnh chen chúc, bươn bả trên sông nước của những người buôn bán nhỏ. Sự cạnh tranh không đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại.

+ Khi quãng vắng: Thể hiện cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian. Đó là không gian, thời gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm. + Buổi đò đông: Nơi bà Tú dấn thân không chỉ có những lời phàn nàn, mè nheo, cáu gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa đầy bất trắc nguy hiểm (Con ơi nhớ lấy câu này, Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua).

-> Hai câu thơ thực đối nhau về từ ngữ nhưng lại thừa tiếp nhau về nghĩa.

- Phép đối trước hết mang lại sự đăng đối nhịp nhàng cho lời thơ. Sau nữa, nó góp phần làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú đồng thời cho thấy nỗi cảm thông sâu sắc của ông Tú trước sự tần tảo của người vợ.

Đọc hiểu Thương vợ - Đề 2

Đọc và trả lời những câu hỏi sau:

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Èo sèo mặt nược buổi đò đông.

Câu 1: Nghệ thuật của hai câu:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng,

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

Câu 2: Từ ngữ nào trong câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” có giá trị miêu tả ngoại hình bà Tú? Ý nghĩa của hình ảnh đó?

Câu 3: Câu "Nuôi đủ năm con với một chồng" diễn tả nỗi vất vả của bà Tú như thế nào?

Câu 4: Khái quát nội dung của đoạn thơ?

Bài làm:

Câu 1:

- Sử dụng lối nói dân gian một cách sáng tạo.

- Sử dụng từ láy giàu giá trị gợi hình biểu cảm.

- Sử dụng biện pháp đảo ngữ và nghệ thuật đối.

Câu 2:

- Hình ảnh thơ độc đáo, sáng tạo:

Thân cò: lam lũ, vất vả, chịu thương, có phần xót xa, tội nghiệp xuất hiện trong cái rợn ngợp của cả không gian và thời gian.

- Trong ca dao hình ảnh con cò thường dùng để chỉ người phụ nữ trong xã hội cũ. Ở đây Tú Xương đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ để chỉ sự lam lũ cực nhọc của bà Tú.

Câu 3:

- Nuôi năm đứa con đã vô cùng vất vả, lại thêm người chồng với đầy đủ nhu cầu ăn, mặc, và cả những thú phong lưu kẻ sĩ của ông, ngần ấy làm oằn đôi vai của bà Tú.

Câu 4.

- Bà Tú là người đảm đang, tháo vát và chu toàn.

- Cụ thể hơn về cuộc sống tần tảo, xuôi ngược của bà Tú.

-> thể hiện lòng tri ân, thương quý vợ của ông Tú.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
3 5.964
Nghĩa của từ hờ hững trong câu có chồng hờ hững cũng như không là gì?
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Đóng
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ Twitter
    Đóng