Báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong trường tiểu học

Mẫu báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong trường tiểu học được thực hiện như thế nào? Quy định về việc giáo dục QPAN trong trường tiểu học là gì? Mời bạn đọc tham khảo các mẫu báo cáo công tác Giáo dục QPAN trong trường tiểu học chi tiết trong bài viết sau đây của Hoatieu.vn

1. Nội dung báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong nhà trường

Báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong nhà trường là văn bản hành chính do nhà trường lập nên nhằm mục đích báo cao với cấp có thẩm quyền (phòng giáo dục, sở giáo dục - đào tạo quản lý trực tiếp) về kết quả thực hiện công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường học.

Do đó, nội dung chính của bản báo cáo công tác Giáo dục QPAN trong trường học sẽ bao gồm những nội dung chính gồm:

- Đặc điểm tình hình thực tế tại nhà trường: thuận lợi, khó khăn.

- Kết quả thực hiện công tác dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong nhà trường:

+ Về việc kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp trên yêu cầu các trường thực hiện nghiêm túc công tác GPQPAN trong nhà trường.

+ Nhiệm vụ của giáo viên trong việc lồng ghép GPQPAN vào giảng dạy học sinh.

+ Tình hình học tập của học sinh với môn học.

- Đánh giá ưu điểm, hạn chế của những kết quả đạt được, xác định nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng, giải pháp khắc phục khó khăn trong năm học tiếp theo.

- Đề xuất kiến nghị với cấp trên nhằm nâng cao chất lượng lồng ghép GPQPAN trong nhà trường (nếu có)

Do đây là một văn bản hành chính báo cáo sự việc cụ thể lên cấp có thẩm quyền trực tiếp quản lý, do đó, bản báo cáo cần được trình bày đúng tiêu chuẩn, với đầy đủ quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn vị viết báo cáo ở đầu trang. Nội dung báo cáo trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý như đã nêu ở trên.

Việc dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong trường tiểu học nhằm mục đích:

  • Bồi dưỡng nhân cách con người Việt nam với những phẩm chất tốt đẹp như: lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống kiên cường bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm.
  • Xây dưng phát triển tư duy, bồi dưỡng kỹ năng sống, lý tưởng sống từ sớm cho lớp măng non tương lai, giúp các em biết học tập và làm việc theo kỷ luật, có tinh thần đoàn kết với mọi người, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
  • Xây dựng nội dung bài hoc phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh cấp một. Bên cạnh những nội dung liên quan đến giáo dục an ninh quốc phòng, nhà trường còn có thể lồng ghép kiến thức thông qua hoạt động ngoại khóa như: tham quan bảo tàng, nhà tưởng niệm, khu di tích lịch sử, các đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, hội thi kể chuyện Bác Hồ, hội thi tìm hiểu lịch sử Việt Nam... Qua đó, tạo dựng cho học sinh niềm yêu thích đối với những kiến thức liên quan đến quốc phòng an ninh và chủ động học hỏi, tìm hiểu về chúng.

Dưới đây là một số mẫu Báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong trường tiểu học do Hoatieu.vn tổng hợp được. Bạn đọc tải bản đầy đủ file .DOC hoặc .PDF về để tham khảo và sử dụng nhé.

2. Mẫu báo cáo công tác Giáo dục QPAN trong trường tiểu học

2.2. Mẫu báo cáo kết quả dạy học lồng ghép GPQPAN theo kỳ học - Mẫu 1

UBND HUYỆN..............................

TRƯỜNG TIỂU HỌC..........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: ... /BC-......................., ngày... tháng... năm.......

BÁO CÁO SƠ KẾT

Công tác dạy giáo dục quốc phòng và an ninh học kỳ 1 năm học 20...-20...

Thực hiện nhiệm vụ năm học 20...-20...; Trường tiểu học ............. báo cáo kết quả công tác tích hợp Giáo dục QP&AN kỳ 1 năm học 20...-20... như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Thuận lợi:

- Nhà trường nằm trên địa bàn xã ........., trong những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định.

- Nhận thức của người dân trên địa bàn và học sinh về QP&AN ngày càng được nâng cao.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thường xuyên được tập huấn để nâng cao trình độ kiến thức QP&AN. Có tài liệu, văn bản hướng dẫn chỉ đạo của cấp trên kịp thời, đầy đủ.

2. Khó khăn

- Đối tượng học sinh là bậc tiểu học, do vậy nhận thức của các em về kiến thức QP&AN còn hạn chế.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên thực hiện giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục QP&AN qua các môn học, hoạt động ngoại khóa,..

- Kịp thời rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy giữa các tổ chuyên môn
để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục.

2. Đối với giáo viên

- Nội dung dạy học lồng ghép được thực hiện thông qua các môn học: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Đạo đức,... tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của dân tộc Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ (có danh mục địa chỉ các bài và nội dung dạy học lồng ghép kèm theo).

- Qua các bài giảng, giáo viên đã sưu tầm thêm các tranh ảnh, video, hình ảnh, hiện vật, tấm gương điển hình về nội dung có liên qua đến công tác QP&AN

- Tổ chức dạy học theo các địa chỉ lồng ghép đã thống nhất, mức độ lồng ghép phù hợp với đối tượng học sinh các lớp.

- Các nội dung lồng ghép được thể hiện rõ trong giáo án, tổ chức thành hoạt động. Có hệ thống câu hỏi phù hợp, học sinh được quan sát trình bày, bày tỏ quan điểm hoặc rút kinh nghiệm bản thân, nội dung của các hoạt động giúp định hướng suy nghĩ và hành động tích cực trước các vấn đề đặt ra.

3. Đối với học sinh

Tất cả học sinh đều tham gia thực hiện tốt các hoạt động giáo dục của nhà
trường đề ra. Qua các tiết học các em được bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống; có ý
thức tổ chức, kỷ luật, đoàn kết với bạn bè; yêu tổ quốc, yêu đồng bào,...

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

- Đội ngũ giáo viên của trường nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục QP&AN đối với học sinh. Do vậy đã có sự đầu tư về nội dung, hình thức, phương pháp trong từng tiết dạy.

- Qua từng bài giảng giáo viên đã truyền cảm cho học sinh về ý thức trách nhiệm bản thân trong công tác QP&AN.

- Học sinh có thêm nhiều hiểu biết, trang bị kiến thức về công tác QP&AN.

2. Hạn chế và nguyên nhân

- Một số tiết học của giáo viên chưa khai thác hết nội dung lồng ghép. Liên hệ thực tế chưa cụ thể, hình thức tổ chức chưa thực sự phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

- Nguyên nhân: giáo viên trẻ, ít kinh nghiệm thực tế, thiết bị học tập chưa phong phú nên chưa thu hút được học sinh.

IV. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤHỌC KỲ II

1. Tiếp tục chỉ đạo giáo viên tổ chức giảng dạy tích hợp nội dung giáo dục QP&AN theo kế hoạch.

2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức giáo dục QP&AN cho đội ngũ giáo viên để nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

3. Tăng cường hoạt động ngoại khóa thông qua các buổi sinh hoạt dưới cờ và tiết sinh hoạt tập thể để các em hiểu thêm về kiến thức QP&AN.

Trên đây là báo cáo sơ kết công tác Giáo dục QP&AN học kỳ 1, năm học 20...-20... của Trường Tiểu học.....................

Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Chi ủy, BGH
- Tổ CM;
- Lưu VT.

KT. PHÓ HIỆU TRƯỞNG

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên)

2.2. Mẫu báo cáo kết quả dạy học lồng ghép GPQPAN - Mẫu 2

PHÒNG GDĐT....................

TRƯỜNG TIỂU HỌC................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: … ./BC-

..............., ngày... tháng... năm.....

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh học kỳ I

Năm học 20...-20...

Căn cứ Công văn số ....../SGDĐT-CTTT ngày..................của Phòng Giáo dục và Đào tạo..................................... về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm Giáo dục tiểu học năm học 20...-20...;

Căn cứ Quyết định số ............/GDĐT ngày....................của Phòng GDĐT...............................về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục Quốc phòng và an ninh năm học 20... - 20...;

Thực hiện Kế hoạch số ........../KH-CMTD ngày................... của trường Tiểu học.............................. về việc thực hiện công tác giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 20.... - 20...;

Trường Tiểu học................. báo cáo kết quả thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng và An ninh học kỳ I Năm học 20.... - 20... như sau:

I. Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện

1. Thuận lợi

Được sự quan tâm chỉ đạo của các các cấp nhà trường đã đi vào hoạt động, thực hiện công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục đạt hiệu quả.

- Chi bộ luôn phát huy vai trò lãnh đạo nhà trường trong công tác chính trị tư tưởng. BGH nhà trường luôn nghiêm túc, chú trọng công tác dạy học tích hợp GDQP - AN trong bài giảng;

- Cán bộ, giáo viên được đào tạo, bồi dưỡng đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ . Giờ học được sắp xếp hợp lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.

- Học sinh hăng hái, nhiệt tình trong học tập và có tình cảm, nhận thức tích cực về môn học cũng như ý thức được vai trò, nhiệm vụ của mỗi cá nhân trong công tác QP-AN . Học sinh có động cơ học tập đúng đắn, biết tự hào về truyền thống, lịch sử của địa phương, đất nước.

2. Khó khăn

- Cơ sở vật chất nhà trường chưa đáp ứng học 2 buổi/ngày (khối 2, 3 học 8 buổi/tuần)

- Nhà trường có nhiều giáo viên hợp đồng, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ, còn nuôi con nhỏ phần nào ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động giáo dục nhà trường.

II. Kết quả cụ thể

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện

1.1.Triển khai, quán triệt các văn bản chỉ đạo của cấp trên

- Triển khai, quán triệt đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.

- Tiếp tục quán triệt thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và triển khai thực hiện Luật GDQP&AN năm 2013.

- Triển khai việc dạy học lồng ghép QPAN vào nội dung bài học theo TT số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/1/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường Tiểu học và THCS.

- Trên cơ sở đó lãnh đạo nhà trường cụ thể hóa thành chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, đề ra chương trình hành động, sát với thực tế và nội dung chương trình học.

1.2.Công tác chỉ đạo thực hiện dạy lồng ghép QP và AN của nhà trường

Tổ chức tập huấn cho toàn thể cán bộ, giáo viên nhà trường học tập, trao đổi, thống nhất các nội dung bài học và lồng ghép công tác QP và AN vào bài học phù hợp có hiệu quả, nhằm giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh của trường thấy rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện.

Phân công giáo viên theo đúng chuyên môn, có kiểm tra, đôn đốc và đánh giá thông qua các tiết dạy chuyên đề, dự giờ và kiểm tra chuyên môn nhằm phát huy khả năng dạy và học của giáo viên và nhận thức của học sinh.

Các nội dung lồng ghép phải được thể hiện rõ trong giáo án, tổ chức thành hoạt động: có hệ thống câu hỏi phù hợp, học sinh được quan sát trình bày, bày tỏ quan điểm hoặc rút kinh nghiệm bản thân, nội dung của các hoạt động giúp định hướng suy nghĩ và hành động tích cực trước các vấn đề đặt ra, tránh tản mạn, ảnh hưởng đến nội dung bài học; trong từng bài giảng, chú trọng kết hợp các hình ảnh minh họa;

Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm về quy chế chuyên môn, về đạo đức nhà giá.

2. Kết quả bồi dưỡng QPAN

- Tổng số CB, GV, NV: 41đ/c, trong đó 15 đ/c được tập huấn học tập QPAN được cấp giấy chứng nhận do các trường chuyên nghiệp và UBND phường tổ chức.

- Thực hiện Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ GDĐT về phương pháp lồng ghép GDQP&AN trong trường tiểu học, trung học cơ sở năm học 20...-20.... Đầu năm nhà trường tổ chức tập huấn cho giáo viên về phương pháp lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, nhằm thống nhất nội dung, phương pháp giảng dạy lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh theo Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời giúp cho giáo viên hiểu được phương pháp lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong một số môn học.

- Tham gia tập huấn giáo viên được hướng dẫn, thực hành phương pháp thiết kế giảng dạy lồng ghép trong các bài học của môn học cấp tiểu học gồm: Tiếng việt; Đạo đức; TNXH; Lịch sử & Địa lý; Truyền thống lịch sử của quân đội và công an; một số kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển của xã hội; giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, yêu hòa bình và yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, giữ gìn và xây dựng đất nước của dân tộc.

3. Kết quả thực hiện

Công tác giáo dục QP và AN được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa. Chương trình về dạy học lồng ghép quốc phòng và an ninh thực hiện có nền nếp, chiều sâu, tác dụng thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

- Tổng số học sinh: 859 em

- Số lớp được học lồng ghép về QP và AN là 24/24 lớp

Chương trình học kì 1 cho từng khối như sau:

Lớp 1

STTMôn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép
1Tiếng Việt tập 1Bài 29: tr- chGiới thiệu trích đoạn bài “Cây tre Việt Nam” tác giả Thép Mới. Từ “ trong mỗi gia đình Việt Nam đến Tre anh hùng chiến đấu” . Cho HS quan sát tranh GDQP hình ảnh tre ngà và hình ảnh gậy tầm vông cha ông ta đi đánh giặc.
2Bài 65.iên-iêtGiới thiệu và cho HS quan sát bản đồ Việt Nam. Nói cho HS biết vị trí đất nước, lãnh thổ của Việt Nam bao gồm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…khẳng định chủ quyền đất nước
3Bài 70. Ôn- ôtGiới thiệu Cột cờ Hà Nội qua hình ảnh cột cờ, có thể đọc cho HS nghe về bài thơ cột cờ Hà Nội. Chỉ trên bản đồ cho HS những cột mốc chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc: Cột cờ Lũng Cú điểm cao địa đầu của Tổ quốc, cột cờ Hà Nội trung tâm thủ đô của đất nước, cột cờ Cà Mau điểm cực nam của Tổ quốc, cột cờ Trường Sa cột mốc của Tổ quốc trên biển Đông.
4Đạo đứcBài 1:Em với nội quy trường lớpHS biết thực hiện việc sinh hoạt , nề nếp, chấp hành đúng nội quy trường, lớp.
5Bài 2: Gọn gàng, ngăn nắpHọc tập chú bộ đội sắp đặt nội vụ gọn gàng, ngăn nắp.
6Bài 6: Em tự giác làm việc của mìnhHS tự giác làm việc của bản thân
7Bài 7: Yêu thương gia đìnhHs biết thể hiện những việc làm, hành động yêu, không yêu gia đình; tình yêu gia đình với tình yêu nước.
8Tự nhiên và xã hộiBài 1 : Gia đình emGia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
9Bài 2: Ngôi nhà của emHs biết sử dụng an toàn một số đồ dùng trong nhà, sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn nắp.
10Bài 5: Trường học của emHS biết lựa chọn và chơi những trò chơi an toàn.
11Bài 6 : Bản làng, khu phố nơi em ởQua hình ảnh học sinh biết Lễ Khao Lề Thế lình Hoàng Sa – Đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi- một Lễ hội đặc sắc, tri ân những người con bất tử của dân tộc Việt Nam

Lớp 2

STTMôn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép
Tiếng Việt T1Tuần 3. Tập đọc: Bạn của Nai Nhỏ. Trang 22Kể chuyện nói về tình bạn là phải biết giúp đỡ, bảo vệ nhau, nhất là khi gặp hoạn nạn

Lớp 3

STTMôn học

Tên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép
1Tiếng Việt T1Tuần 13. Tập đọc: Người con của Tây Nguyên. Trang 103Kể chuyện ca ngợi tinh thần chiến đấu mưu trí, sáng tạo của các dân tộc Việt Nam trong kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
2

Tuần 13. Luyện từ và câu: Cá heo ở vùng biển Trường Sa.Trang 108

Giới thiệu về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khẳng định là của Việt Nam
3

Tuần 13. Tập đọc: Cửa Tùng

Trang 109

Nêu sự kiện chiến đấu của quân và dân ta ở Cửa Tùng trong chiến tranh chống Mỹ
4Tuần 14. Tập đọc: Người liên lạc nhỏ. Trang 112Kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên Việt Nam mà học sinh biết

 Lớp 4

STTMôn họcTên bài

Hình thức, nội dung lồng ghép

1Tiếng Việt T1Tuần 5. Tập đọc: Gà Trống và Cáo. Trang 50Phải có tinh thần cảnh giác mới có thể phòng và tránh được nguy hiểm
2Tuần 7. Tập đọc: Trung thu độc lập. Trang 66Ca ngợi tình cảm của các chú bộ đội, công an dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn nghĩ về các cháu thiếu niên và nhi đồng
3

Tuần 12. Chính tả: Người chiến sĩ giàu nghị lực

Trang 116

Ca ngợi tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ của các chú bộ đội và công an
4Lịch sử và Địa lýPhần Mở đầu. Bài 2: Làm quen với bản đồ, trang 4; Bài 3: Làm quen với bản đồ (tiếp theo). Trang 7Giới thiệu Bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
5Phần Địa lý. Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn. Trang 70Nêu ý nghĩa và tầm quan trọng của dãy Hoàng Liên Sơn trong cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
6Phần Địa lý. Bài 5: Tây Nguyên. Trang 82Tinh thần đoàn kết, đồng cam cộng khổ của các dân tộc Tây Nguyên cùng với bộ đội trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ
7Đạo đứcBài 1. Trung thực. Trang 3Nêu những tấm gương nhặt được của rơi trả lại người mất
8

Bài 3. Biết bày tỏ ý kiến. Trang 8

Biết nhận khuyết điểm, biết phê bình cái xấu là tốt
9Bài 11. Giữ gìn các công trình công cộng. Trang 34Giải thích cho học sinh hiểu được lợi ích của việc bảo vệ tài sản chung
10Bài 13. Tôn trọng Luật Giao thông. Trang 40Ý nghĩa của việc tôn trọng Luật Giao thông, giữ gìn được tính mạng và tài sản của bản thân và cộng đồng
11

Bài 14. Bảo vệ môi trường. Trang 42

Nêu tác hại ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Lớp 5

STTMôn học

Tên bài

 Hình thức, nội dung lồng ghép
1Tiếng Việt T1Tuần 1. Kể chuyện Lý Tự Trọng. Trang 9Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2

Tuần 3. Tập đọc: Lòng dân

Trang 24

Nêu lên sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
3Tuần 6. Tập đọc: Sự sụp đổcủa chế độ A- Pác-Thai. Trang 54Lấy ví dụ minh họa về tội ác diệt chủng ở Campuchia 1975-1979
4Tuần 13. Tập đọc: Người gác rừng tí hon. Trang 124Nêu những tấm gương học sinh có tinh thần cảnh giác, kịp thời báo công an bắt tội phạm
5Tuần 13. Kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia, Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường. Trang 127Nêu những tấm gương học sinh tích cực tham gia phong trào xanh, sạch, đẹp ở địa phương, nhà trường
6Lịch sử và Địa lýPhần Địa lý. Bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta. Trang 66Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
7

Bài 5: Vùng biển nước ta

Trang 77

Làm rõ tầm quan trọng của vùng biển nước ta trong phát triển kinh tế và quốc phòng, an ninh
8Đạo đứcBài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình. Trang 6Dũng cảm nhận trách nhiệm khi làm sai một việc gì đó, quyết tâm sửa chữa trở thành người tốt

Giáo dục QP và AN được lồng ghép thông qua hoạt động nhân các ngày kỷ niệm của đất nước, địa phương như 30/4, 27/7 hằng năm và thông qua các hoạt động ngoại khóa như: tham quan di tích lịch sử, đọc sách, nghe, kể chuyện truyền thống được triển khai vào buổi sinh hoạt. Đưa nhiều loại hình trò chơi dân gian vào nhà trường, tổ chức nhiều hoạt động lễ hội, tham quan, du lịch, dã ngoại, sinh hoạt tập thể giúp học sinh hòa nhập với thiên nhiên; giáo dục truyền thống cách mạng, rèn kỹ năng sống cho học sinh, giao tiếp hòa nhã, thân thiện, không nói tục, không cư xử thô bạo, bạo lực với bạn bè; đẩy mạnh việc thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nội dung sinh hoạt gắn với các ngày truyền thống trong năm.

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện công tác Giáo dục Quốc phòng và An ninh học kỳ I, năm học 20...-20... của trường Tiểu học...................../.

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT (B/c);

- Lưu VT.

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên)

2.3. Báo cáo kết quả công tác thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh - Mẫu 3

PHÒNG GDĐT..................

TRƯỜNG...................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:..../BC-TH ............, ngày... tháng... năm......

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện quốc phòng và an ninh

Năm học 20...-20...

Căn cứ vào cv số .......................cuả phòng Giáo dục Đào tạo.................... về hướng dẫn giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học năm học 20...-20...;

Căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 20...-20...

Trường Tiểu học ................... báo cáo kết quả việc thực hiện giáo dục quốc phòng an ninh năm học20...-20..., cụ thể như sau:

I. Nội dung và biện pháp đã thực hiện:

1. Các nội dung giáo dục tích hợp, lồng ghép:

Nội dung dạy học lồng ghép được thực hiện thông qua các môn học: Âm nhạc, và Mỹ thuật tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân; pháp luật Nhà nước CHXHCN Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam XHCN.

2. Biện pháp:

- Tổ chuyên môn đã thực hiện và yêu cầu các nhóm xây dựng tốt kế hoạch và chương trình lồng ghép vào các bộ môn.

- Tổ chuyên môn duyệt kế hoạch nội dung chương trình lồng ghép ở các môn.

- Đánh giá việc thực hiện ở các cuộc họp tổ chuyên môn.

- Trong các tiết có chương trình lồng ghép giáo dục ở các nội dung giáo viên cần soạn vào KHDH và góp ý sau các tiết dự giờ.

- Giáo viên sưu tầm nội dung tài liệu, hình ảnh minh họa cho các hoạt động đạt hiệu quả cao hơn.

II. Kết quả đạt được:

Qua thời gian thực hiện đạt được kết quả sau:

- Giáo viên đã nắm vững được các nội dung lồng ghép cho học sinh trong các tiết dạy. Dạy học theo các địa chỉ lồng ghép đã thống nhất, mức độ lồng ghép phù hợp với đối tượng học sinh các lớp. Có hệ thống câu hỏi phù hợp, học sinh được quan sát và bày tỏ quan điểm của mình, rút ra kinh nghiệm bản thân trước các vấn đề đặt ra.

- Xây dựng tốt các kế hoạch, hệ thống tài liệu và nguồn dữ liệu cho việc dạy học lồng ghép.

- Thông qua giảng dạy lồng ghép giảng dạy an ninh quốc phòng qua các môn học: Âm nhạc, và Mỹ thuật giúp cho học sinh trong nhà trường: Nắm vững những đặc điểm, tiềm năng và thế mạnh kinh tế-xã hội, an ninh và quốc phòng về biên giới, biển-đảo đất nước; giáo dục chủ quyền thiêng liêng và quan điểm ứng xử của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam về vấn đề biên giới, biển - đảo.

- Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thân đoàn kết yêu tổ quốc, yêu đồng bào.

- Với Giáo viên:100% đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng dạy học lý thuyết gắn thực tiễn, tăng cường các hoạt động vận dụng của học sinh.

III. Hạn chế:

- Việc thực hiện ở các bộ môn chưa đồng đều.

- Một số học sinh chưa nắm bắt kỹ các kỹ năng mà giáo viên đã truyền đạt.

IV. Đề xuất:

Cần có thêm tài liệu tham khảo để giáo viên thực hiện đạt kết quả cao hơn.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện lồng ghép giáo dục quốc phòng an ninh qua các môn học cho học sinh của trường Tiểu học.................................. năm học20...-20...

Nơi nhận:

- Phòng GDĐT;

- Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

(Ký tên)

3. Quy định thực hiện chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2023 – 2024

Theo Công văn 5031/BGDĐT-GDQPAN của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 15/9/2023 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh năm học 2023-2024:

- Lớp 5 cấp tiểu học tiếp tục thực hiện dạy học lồng ghép GDQPAN theo Thông tư 01/2017/TT-BGDĐT.

- Năm học 2023-2024, các lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện dạy học lồng ghép tập trung các chủ đề: giáo dục tinh thần yêu nước; truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước; tình yêu quê hương, yêu hoà bình, yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Các lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thực hiện dạy học lồng ghép tập trung các chủ đề: giáo dục truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc; truyền thống lịch sử của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; tình yêu quê hương, biển đảo Việt Nam,...

Nội dung lồng ghép GDQPAN được thực hiện thông qua các bài học trong các môn học; hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; tham quan di tích lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

4. Thời gian báo cáo kết quả dạy học lồng ghép GDQPAN trường học

Báo cáo kết quả dạy học lồng ghép Giáo dục Quốc phòng an ninh trong trường tiểu học thường được thực hiện 2 lần trong năm học:

  • Lần thứ nhất là báo cáo sơ kết thực hiện khi hết học kỳ I, thường vào khoảng thời gian tháng 1 đầu năm mới.
  • lần thứ 2 là báo cáo tổng kết thực hiện khi hết học kỳ II, vào khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6 của năm.

Trên đây là các mẫu báo cáo kết quả dạy học lồng ghép GDQPAN trong trường tiểu học do Hoatieu.vn sưu tầm. Mời bạn đọc đón đọc các thông tin hữu ích khác tại mục Biểu mẫu - Giáo dục Đào tạo nhé.

Đánh giá bài viết
1 1.293
0 Bình luận
Sắp xếp theo