Nhà mẹ Lê đọc hiểu (4 đề) có đáp án

Nhà mẹ Lê đọc hiểu - Nhà mẹ Lê mà một truyện ngắn của tác giả Thạch Lam, Tác phẩm là câu chuyện buồn về cuộc đời những người dân ngụ cư mà nhân vật chính là mẹ Lê cùng mười một đứa con. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các em học sinh bộ đề đọc hiểu đoạn trích Nhà mẹ Lê giúp các em hiểu rõ hơn nội dung tác phẩm cũng như Nhà mẹ Lê phương thức biểu đạt chính... giúp các em có thêm tài liệu tham khảo ôn thi giữa kì môn Ngữ văn.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Bộ đề đọc hiểu Nhà mẹ Lê được Hoatieu chia sẻ đến bạn đọc trong bài viết dưới đây là đề Nhà mẹ Lê đọc hiểu trắc nghiệm có đáp án cùng với các mẫu đề đọc hiểu Nhà mẹ Lê tự luận. Thông qua bộ đề đọc hiểu văn bản Nhà mẹ Lê dưới đây sẽ giúp các em nắm được nội dung chính của đoạn trích nhà mẹ Lê cũng như thông điệp của bài nhà mẹ Lê. Sau đây là nội dung chi tiết đề đọc hiểu Nhà mẹ Lê của Thạch Lam, mời các em cùng tham khảo.

Đọc hiểu Nhà mẹ Lê - đề 1

Đọc hiểu Nhà mẹ Lê

Đề bài

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 4: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 5: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

Lời giải chi tiết

Câu 1: Văn bản sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê.

Câu 2: Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê.

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ [đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn] song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó [dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con].

Câu 4: Biện pháp tu từ so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết]⟶ Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.

Câu 5: Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.

Đọc hiểu Nhà mẹ Lê - đề 2

Đọc hiểu 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi đã cho:

Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khỏang rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

(Trích Nhà mẹ Lê – Thạch Lam)

Câu 1: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

Câu 2: Tìm và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ bất kì được tác giả sử dụng trong văn bản trên.

Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai? Anh/chị cảm nhận như thế nào về nhân vật đó?

Câu 4: Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 5: Văn bản trên có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt nào? Tác dụng của việc kết hợp đó là gì?

Gợi ý

Câu 1: Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc.

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản là bác Lê. Đó là một người phụ nữ cực khổ đông con, nghèo đói, phải đi làm thuê làm mướn song giàu tình thương con, chịu thương chịu khó dậy sớm đi làm thuê suốt 4 mùa, bất kể nắng mưa, rét mướt; ủ ấm cho đàn con.

Câu 3: Nội dung văn bản: Gia cảnh nghèo túng, đói khổ của nhà mẹ Lê.

Câu 4: BPTT so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] → Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê.

Câu 5: VB sử dụng kết hợp phương thức biểu đạt tự sự và miêu tả để khắc họa một cách chân thực và làm nổi bật gia cảnh nhà mẹ Lê.

Đọc hiểu Nhà mẹ Lê trắc nghiệm

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

“Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một

quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi! Đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn? Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.”

(Trích Nhà mẹ Lê - Thạch Lam, Nhà xuất bản Đời nay, 1937)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Ai là người kể chuyện trong văn bản trên?

A. Tôi

B.Tác giả

C. Mẹ Lê

D. Người hàng xóm

Câu 2. Với bác Lê những ngày sung sướng là những ngày?

A. Kiếm được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà.

B. Mấy mẹ con chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát.

C. Được đi chơi

D. Được nghỉ ngơi không phải làm gì.

Câu 3. Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng lúa đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa.”

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Hoán dụ

Câu 4. Có mấy từ láy trong đoạn văn sau: “Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi”

A. 3

B.4

C. 5

D. 6

Câu 5. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

A. Những ngày đói ở nhà bác Lê.

B. Cuộc đời bác Lê

C. Gia cảnh khó khăn, khốn khó của nhà bác Lê.

D. Những đứa trẻ con nhà bác Lê.

Câu 6. Chi tiết “Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.” thể hiện ý nghĩa gì?

A. Tình yêu thương của người mẹ nghèo dành cho những đứa con của mình.

B. Bác Lê ủ ấm cho những đứa con khỏi giá rét mùa đông.

C. Bác Lê cùng các con chen chúc trong ổ rơm chật hẹp.

D. Hoàn cảnh nghèo khó của mẹ con bác Lê

Câu 7. Cảm hứng chủ đạo trong đoạn trích trên là?

A. Ngợi ca cuộc đời bác Lê

B. Yêu thương, xót xa cho hoàn cảnh sống của nhà bác Lê.

C. Ngưỡng mộ người mẹ như bác Lê.

D. Căm phẫn xã hội đương thời.

Câu 8. Theo tác giả, vì sao bác Lê lo sợ không ai mướn bác làm việc?

Câu 9. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc”

Câu 10. Qua đoạn trích trên, theo em, chúng ta cần làm gì để cuộc đời không còn những hoàn cảnh như Nhà mẹ Lê?

Đáp án

Phần/Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU

1

1-B

3,5

2

2-A

3

3-B

4

4-B

5

5-C

6

6-A

7

7-B

Hướng dẫn chấm:

- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 3,5 điểm

- Học sinh trả lời sai mỗi đáp án trừ 0,5 điểm

8

Bác Lê lo sợ không ai mướn bác làm việc vì: “cả nhà sẽ phải nhịn đói”

0.5

Hướng dẫn chấm

- Học sinh trả lời chính xác như đáp án: 0.5 điểm

- Học sinh trả lời được nhưng chưa đủ ý: 0.25 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm

9

- Biện pháp tu từ: So sánh: “trông như một cái ổ chó”

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, biểu cảm; nhằm miêu tả chi tiết, rõ tình cảnh nghèo khổ, đáng thương của nhà mẹ Lê

+ Bày tỏ cảm xúc xót xa, thương cảm của tác giả

Hướng dẫn chấm

- Học sinh trả lời đủ ý: 1,0

- Học sinh trả lời được nhưng chưa đủ ý: 0.5 điểm

- Học sinh trả lời không đúng hoặc không trả lời: không cho điểm

1,0

10

Gợi ý:

- Hs trình bày những việc làm cụ thể để xã hội không còn những hoàn cảnh khổ cực như nhà mẹ Lê phù hợp văn hóa, phong tục tập quán, pháp luật của nhà nước.

VD: quan tâm chăm lo đến đời sống của người lao động nghèo Tạo môi trường, công ăn việc làm

Chính sách an sinh xã hội

Hướng dẫn chấm

- Học sinh trình bày thuyết phục: 1.0điểm Học sinh trình có ý : 0.5 điểm

- Học sinh trình bày sơ lược: 0.25 điểm

- Học sinh không trình bày hoặc tư tưởng sai lệch: 0 điểm

1,0

Trắc nghiệm Nhà mẹ Lê

1. Truyện "Nhà mẹ Lê" sử dụng ngôi kể nào?

A. Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là mẹ Lê.

B. Ngôi kể thứ ba, người kể chuyện ẩn danh

C. Ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện là đứa con cả.

D. Ngôi kể thứ ba, điểm nhìn trần thuật đặt ở mẹ Lê.

2. Sự kiện nào sau đây đã tạo nên bước ngoặt cho truyện Nhà mẹ Lê?

A. Bác Lê sinh đứa con thứ mười một, trong khi đứa lớn nhất mới bảy tuổi.

B. Mùa hè đến, con bác Lê đứa nào cũng bị lở đầu.

C. Thương đàn con đói rét, bác Lê sang nhà cụ Bá xin ít gạo và bị chó cắn.

D. Bác Lê đi khắp làng xin làm mướn nhưng không được ai thuê.

3. Nội dung chính của truyện ngắn Nhà mẹ Lê là gì?

A. Sự bất hạnh của người phụ nữ.

B. Tình cảnh bần cùng hóa của người nông dân

C. Nỗi thiếu thốn, cực khổ của tầng lớp bình dân

D. Sự tàn ác, vô lương tâm của tầm lớp thống trị

4. Thạch Lam đã miêu tả hoàn cảnh sống của mẹ Lê qua những phương diện nào?

A. Ngôi nhà, ngoại hình, công việc của mẹ Lê.

B. Ngoại hình, công việc, sự tha hóa của mẹ Lê.

C. Ngôi nhà, hành động bán con, ngoại hình của mẹ Lê.

D. Công việc, cuộc hôn nhân, ngoại hình.

5. Vì sao khi đứa con ngăn cản, mẹ Lê vẫn "liều mình" sang nhà cụ Bá xin gạo?

A. Vì mẹ Lê là người phụ nữ liều lĩnh, gan dạ.

B. Vì mẹ Lê thương con đến mức bất chấp mọi nguy hiểm.

C. Vì cuộc sống nghèo khổ đã khiến mẹ Lê đánh mất lòng tự trọng.

D. Vì mẹ Lê là người phụ nữ ít học, thiếu hiểu biết và cố chấp.

6. Dòng nào sau đây không nêu chính xác ý nghĩa của cơn mê sảng trước khi qua đời của mẹ Lê?

A. Diễn tả niềm hạnh phúc, thanh thản của mẹ Lê khi được thoát li khỏi hiện thực đau khổ.

B. Giây phút hiếm hoi mẹ được nhìn ngắm lại cuộc đời mình để tự nhận thức về thân kiếp khổ đau của mình.

C. Thể hiện năng lực phân tích tâm lí nhân vật với những biến chuyển tinh tế của Thạch Lam.

D. Bày tỏ nỗi thương cảm của Thạch Lam đối với những con người bất hạnh.

Trên đây là một số mẫu đề đọc hiểu văn bản Nhà mẹ Lê cũng như trắc nghiệm đọc hiểu Nhà mẹ Lê có đáp án sẽ giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa cũng như nghệ thuật của truyện ngắn Nhà mẹ Lê của nhà văn Thạch lam. Để từ đó vận dụng những kiến này để làm bài sao cho đạt kết quả tốt nhất.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
72 166.438
1 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Huyền Đạo
    Huyền Đạo

    cuộc đời gia đình bác lê...như đẻ nhớ lại chuyện gì đã lâu phân tích đạn trích này giúp e với ạ


    Thích Phản hồi 25/12/22