Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây?

Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây? Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ hay về vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế. Bài thơ cũng là tiếng lòng tha thiết yêu đời, yêu người của tác giả. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ bài văn cảm nhận đoạn thơ gió theo lối gió mây đường mây giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của câu gió theo lối gió mây đường mây trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

1. Ý nghĩa câu thơ Gió theo lối gió, mây đường mây

Ý nghĩa câu thơ Gió theo lối gió, mây đường mây

- Ý nghĩa biểu đạt: tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế (gió mây nhè nhẹ bay đi).

- Ý nghĩa biểu cảm: nhịp thơ 4/3 và sự vận động ngược chiều của hình ảnh thơ (gió, mây) gợi sự chia li, tan tác, để lại sự trống vắng của không gian, gợi tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ.

2. Giải thích ý nghĩa câu thơ Gió theo lối gió, mây đường mây

Mẫu 1

Câu thơ như bức tranh êm đềm, thơ mộng về sông Hương với những nét vẽ mềm mại, tinh tế mà trĩu nặng suy tư. Gió và mây vốn là 2 sự vật gán bó với nhau, gió thổi mây bay vậy mà ở câu thơ này, cách ngắt nhịp 4/3 cùng điệp từ "gió", "mây" để chúng về 2 hướng nghịch chiều nhau. Gió cứ lối gió, mây cứ đường mây, gió đóng khung trong gió, mây cô đơn trong mây, không có lấy một sự khăng khít. Khoảng cách chia lìa giữa gió và mây càng lớn thì sự cô đơn, trống trải của con người càng rộng. Muốn trở về thôn Vĩ mà người lai có quá nhiều ngáng trở, cùng giống như gió và mây sinh ra là ở bên nhau nhưng vẫn chia tách như nghịch cảnh, quả thật " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

Mẫu 2

Nếu như ở khổ thơ trước có một Vĩ Dạ ắp đầy sự sống mơn mởn tươi xanh thì đến đây mạch thơ đã thay đổi. Cảnh và tình cũng đều thay đổi. Vẫn là vĩ dạ nhưng trong cảnh dòng sông bến nước vĩ dạ ấy lại lạc điệu vô sắc vô hương. Cảnh non nước Vĩ Dạ hiện lên với những hình ảnh quen thuộc như gió mây... nhưng tất cả đều trong trạng thái buồn bã chia li. Gió chỉ thổi nhẹ mây cũng chỉ chậm bay dòng nước lững lờ trôi. Điều đặc biệt là xưa nay gió thổi mây bay gió và mây vốn sóng đôi gắn bó vậy mà đi vào thơ Hàn Mặc Tử gió - mây lại không chung một trời "gió theo lối gió mây đườn mây". Câu thơ bị ngắt làm đôi tạo ra cả một bầu trời chia li giã biệt. Nỗi buồn của con người nỗi mặc cảm về sự chia li của con người đã chia lìa cả những thứ tưởng như không thể chia lìa, đã cắt lẻ cả những thứ vốn đã có cặp có đôi.

3. Cảm nhận đoạn thơ sau gió theo lối gió mây đường mây

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam. “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ. Bài thơ đã để lại cho người đọc sâu sắc về một hồn thơ thật độc đáo. Khổ thơ thứ hai của bài thơ là một khổ thơ đẹp về cảnh và tình.

Đối lập với bức tranh thiên nhiên đầy tươi sáng nơi thôn Vĩ ở khô thứ thứ nhất, đoạn thơ thứ hai là bức tranh sông nước đêm trăng:

“Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”

Hai câu thơ mở đầu của khổ thơ thứ hai, tuy là tả cảnh nhưng khi đọc lên lại thấy nhuốm màu tâm trạng. Hình ảnh thiên nhiên gợi ra sự chia ly “gió theo lối gió, mây đường mây”. Nếu trong tự nhiên, gió và mây vốn là những sự vật luôn quấn quýt, gắn bó với nhau thì ở đây Hàn Mặc Tử lại để “mây và gió” chia cách đôi ngả. Ta tự hỏi đó là sự chia ly của thiên nhiên hay của chính con người? Và đến cả dòng nước - một sự vật vô tri, vô giác nhưng qua cái nhìn của nhà thơ giờ đây cũng có cảm xúc. Dòng nước “buồn thiu” - biện pháp tu từ nhân hóa khiến con sông giống như một con người, có tâm trạng. Cuối cùng là hình ảnh “hoa bắp lay” - bông hoa bắp nhỏ bé trôi theo dòng nước cũng giống như cuộc đời lưu lạc trôi nổi của con người.

Và bức tranh sông nước trong đêm trăng thì sao có thể thiếu mất đi ánh trăng:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

“Trăng” đã trở thành một biểu tượng quen thuộc của thi ca. Đặc biệt trong thơ Hàn Mặc Tử thì ánh trăng xuất hiện rất nhiều. Trăng có lúc được ẩn dụ, lúc được nhân hóa làm cho nó mang một phong cách độc đáo và khác lạ, kiểu như:

“Trăng nằm sóng soài trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”

(Bẽn lẽn)

Hay ánh trăng có lúc trở nên thật điên cuồng:

“Ta nằm trong vũng trăng đêm ấy
Sáng dậy điên cuồng mửa máu ra”

(Say trăng)

Còn ở “Đây thôn Vĩ Dạ” lại là “sông trăng” - gợi ra hình ảnh ánh trăng vàng in bóng xuống mặt nước. Ánh trăng lan tỏa ra khắp dòng sông tạo nên một dòng sông trăng. Kết thúc khổ thơ là câu hỏi tu từ “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Từ “kịp” được tác giả sử dụng nhằm thể hiện tâm trạng lo âu. Bởi với một người bình thường, nếu không kịp trở về vào “tối nay” thì sẽ còn những đêm khác, Còn với Hàn Mặc Tử, thì đêm nào cũng có thể là đêm cuối cùng.

Qua phân tích trên, người đọc có thể cảm nhận được một hồn thơ mãnh liệt, luôn khát khao giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử. Đoạn thơ đã khơi gợi được những cảm xúc trong sáng mà đầy sâu sắc.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
11 38.317
0 Bình luận
Sắp xếp theo