Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu
Đoạn văn ngắn về bức tranh thu trong Thu điếu
Viết đoạn văn ngắn về Câu cá mùa thu - Câu cá mùa thu (Thu điếu) là một trong 3 bài thơ thu nằm trong chùm thơ thu nổi tiếng của tác giả Nguyễn Khuyến. Bài thơ là một bức tranh thu tuyệt tác được Nguyễn Khuyến khắc họa qua những câu thơ đầu. Cùng với những hình ảnh xao xuyến lòng người về mùa thu, tác giả cũng cho người đọc cảm nhận được nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn tác giả. Sau đây là đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong bài thơ Câu cá mùa thu hay chọn lọc, mời các bạn cùng tham khảo.
1. Đoạn văn cảm nhận bức tranh thu trong Thu điếu
Mùa thu với vẻ đẹp kiều diễm của mình đã làm say đắm biết bao nhà thơ. Nếu như Xuân Diệu có Đây mùa thu tới hay Lưu Trọng Lư với Tiếng thu thì Nguyễn Khuyến cũng gửi hồn mình vào chùm thơ thu bất hủ của ông. Đặc biệt Thu điếu là một bức tranh thu mang vẻ đẹp đặc trưng của mùa thu Bắc bộ nhưng lại tĩnh lặng và đượm buồn. Không gian trong bài thơ mang chút se lạnh của mùa thu với rất ít sự xuất hiện của con người, chỉ có sự vận động rất khẽ khàng của thiên nhiên như sóng gợn, lá khẽ đưa, tiếng cá đớp... tất cả những sự vận động này không làm cho không gian trở nên sôi động hơn mà nó càng gợi thêm vẻ tĩnh lặng bao trùm lên cả không gian và con người trong bài thơ. Có lẽ phải rất yêu quê hương Nguyễn Khuyến mới có thể tái hiện được một cách tài tình vẻ đẹp bình dị mà nên thơ của mùa thu làng quê Việt Nam.
2. Đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Mùa thu là một đề tài bất tận trong thi ca. Đã có rất nhiều những nhà văn chọn đề tài này để viết nên những thi phẩm cho mình. Trong đó có Nguyễn Khuyến với chùm thơ thu nổi tiếng. Bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp và tâm trạng của mình được tác giả gửi gắm qua bài thơ câu cá mùa thu. Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao,... Điều này đã góp phần làm cho cảnh đẹp của mùa thu sinh động hơn. Tất cả mọi cảnh vật như được nhuốm một màu thu, từ ao thu, bầu trời thu rồi đến đường thôn ngõ xóm cũng thu. Hồn thu, cảnh thu đã bao trùm lên khắp ngôi làng ở vùng quê đồng bằng Bắc bộ. Giữa cảnh đất trời như vậy, hiện lên một hình ảnh khác biệt, đó chính là cảnh câu cá. Cảnh câu cá này chính là một bức tranh chấm phá giữa nền của đất trời. Nhưng bức tranh này lại đượm buồn, khi không có con người, sự vật cũng tĩnh lặng. Không chỉ có cảnh vật, chính con người trong bức tranh thu ấy cũng rơi vào trạng thái im ắng đến lạ thường. Qua bài thơ ta có thể thấy tình yêu thiên nhiên và một tâm hồn nhạy cảm góp phân xây nên những hồn thơ đậm chất Việt Nam.
3. Đoạn văn ngắn cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu siêu ngắn
Đối với các nhà thơ xưa thì mùa thu luôn là đề tài được yêu thích nhất. Trong đó, Nguyễn Khuyến đã vẽ ra một bức tranh mùa thu thật đẹp và thật nên thơ. Bức tranh mở ra là hình ảnh ao thu với dòng nước trôi veo. Bầu trời thu trong xanh và cao hơn bình thường với những tầng mây “lơ lửng” trôi theo chiều gió nhẹ. Trời thu không mây, mà xanh ngắt một màu thăm thẳm. Xanh ngắt đã gợi ra cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ, của ông lão đang câu cá. Qua việc miêu tả bức tranh thu thấy được Nguyễn Khuyến là người yêu thiên nhiên, yêu cảnh làng quê Việt Nam vô cùng.
4. Đoạn văn cảm nhận bức tranh thiên nhiên trong Câu cá mùa thu hay
Bức tranh thiên nhiên mùa thu tuyệt đẹp và tâm trạng của mình được tác giả gửi gắm qua bài thơ câu cá mùa thu. Cảnh thu trong bài thơ là cảnh đẹp được tác giả cảm nhận từ nhiều góc nhìn khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên cao,... Chiếc ao thu nước trong veo đến mức có thể nhìn xuống được tận đáy và lạnh lẽo vô cùng,cái lạnh nó ôm trọn toàn bộ không gian, và giữa ao thu lại xuất hiện một chiếc thuyền, một chiếc gợi sự cô đơn, mà lại còn bé tẻo teo, thật nhỏ bé giữa không gian thu rộng lớn. Cơn gió thu nhẹ nhàng làm khuấy động mặt nước hơi gợn tí, làm chiếc lá trên cành khẽ khàng rơi. Bầu trời thu trong xanh, nhưng ẩn chứa một nỗi buồn khó tả. Không có một bóng người qua lại trên con đường làng, không một tiếng nói, một âm thanh, không gian yên tĩnh như muốn bóp nghẹt tất cả. Cảnh làng quê trong trẻo nhưng tĩnh lặng bởi cảm nhận của một con người đang đầy những suy tư trăn trở. Không gian được mở rộng, bức tranh thu có chiều cao của bầu trời xanh ngắt với những đám mây lơ lửng bay. Xanh ngắt gợi cho ta cái sâu, cái lắng của không gian, cái nhìn vời vợi của nhà thơ.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Dàn ý cảm nhận về bức tranh thu trong Câu cá mùa thu
Top 3 bài phân tích hình ảnh ông Tú trong bài Thương vợ siêu hay
Top 6 bài cảm nhận hình ảnh bà Tú trong bài Thương vợ siêu hay
Soạn bài Câu cá mùa thu ngắn gọn
Top 15 bài phân tích Thương vợ của Tú Xương hay nhất
Top 7 bài cảm nhận về bài thơ Thương vợ sâu sắc nhất
Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú
Phân tích Câu cá mùa thu (Thu điếu)
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27
Bài viết hay Ngữ văn 11
Đọc hiểu Xó bếp - Nguyễn Duy (có đáp án)
15 chuyên đề lí luận Văn học lớp 11 sách mới
Đoạn văn bày tỏ sự tâm đắc của bạn về một phương diện nổi bật của bài thơ Tràng Giang siêu hay
Đoạn văn Con người Việt Nam là những người giàu lòng nhân ái lớp 11
Suy nghĩ của em về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du qua bài Đọc “Tiểu Thanh kí”
Củng cố mở rộng lớp 11 trang 73 Kết nối tri thức tập 1