Em hiểu ý nghĩa của từ vi hành trong tác phẩm Vi hành năm 1923 của Nguyễn Ái Quốc như thế nào?

Em hiểu ý nghĩa của từ vi hành trong tác phẩm Vi hành năm 1923 của Nguyễn Ái Quốc như thế nào? Vi hành là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp và đăng trên báo Nhân Đạo năm 1923 của tác giả Nguyễn Ái Quốc. Đây là tác phẩm có tình huống truyện độc đáo tố cáo bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước. Sau đây là một số thông tin về ý nghĩa của từ vi hành trong tác phẩm cũng như giá trị nội dung của tác phẩm Vi hành, mời các bạn cùng tham khảo.

Mời các bạn cùng tham gia group Bạn Đã Học Bài Chưa để cập nhật các kiến thức mới bổ ích về học tập cùng với Hoatieu nhé.

Tìm hiểu ý nghĩa từ vi hành trong tác phẩm Vi hành

1. Ý nghĩa từ vi hành

Vi hành là cải trang đi ra khỏi nơi ở, không cho ai biết (nói về nhân vật quan trọng). Nhà vua vi hành quan sát dân tình".

Như vậy là đã rõ. "Vi hành chính là giấu mặt", giấu thận phận cao sang, quyền quý của mình trà trộn vào dân chúng mà không ai phát hiện ra để được tận “mắt thấy, tai nghe” mọi điều, mọi việc đáo mọi đúng như nó đang diễn ra trong cuộc sống mà không bị nhiễu, bị khúc xạ qua lăng kính tâu bẩm, tấu trình của các quan lại, bộ phận giúp việc ở dưới mà nay ta gọi là báo cáo.

2. Ý nghĩa từ vi hành trong tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

Ngay từ nhan đề, người đọc đã nhận ra giọng mỉa mai, châm biếm rất sâu cay. “Vi hành” được hiểu là hành vi đi du ngoạn để quan sát tình hình dân chúng một cách bí mật, không công khai nhưng vua Khải Định lại làm trò lố, lợi dụng việc chung để làm việc cá nhân của mình. Giọng văn nhẹ nhàng nhưng đầy hàm ý đã khiến cho người đọc hình dung được sự thối nát của một ông vua.

Ý nghĩa của truyện Vi hành

Là truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi của Nguyễn Ái Quốc.

Thể hiện tài châm biếm sắc sảo của tác giả về hoàng đế An Nam và triều đình nhà Nguyễn, về thái độ của người dân và chính phủ bảo hộ đối với An Nam và Khải Định.

Thể hiện bản lĩnh kiên cường, tinh thần chiến đấu không khoan nhượng trước kẻ thù, tinh thần yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 5.615
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi