(Có đáp án) Về giữa khu vườn của mẹ đọc hiểu

Đọc hiểu văn bản Về giữa khu vườn của mẹ

Về giữa khu vườn của mẹ là một bài tản văn nhẹ nhàng, sâu lắng của tác giả Trịnh Bích Thùy (Nguyên giáo viên Trường Cao đẳng Quảng Ngãi) vẽ nên bức tranh sinh động về khu vườn của mẹ và tình cảm thiêng liêng của tác giả dành cho mẹ. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ mẫu đề đọc hiểu văn bản Về giữa khu vườn của mẹ có đáp án giúp các em hiểu rõ hơn Về giữa khu vườn của mẹ thể loại gì, cảm xúc chủ đạo Về giữa khu vườn của mẹ...

Đọc hiểu Về giữa khu vườn của mẹ

Đọc hiểu Về giữa khu vườn của mẹ có đáp án

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Vườn của mẹ nhỏ nhưng đẹp lắm. Con cái lớn lên đứa nào cũng đi xa. Bao thương nhớ mẹ lại gửi vào khu vườn. Sáng mẹ ra vườn làm cỏ, chiều mẹ lại ra vườn tưới nước, bón phân. Cây trong vườn không phụ công mẹ cứ lớn lên tươi tốt, từng chiếc lá nụ hoa như cũng biết reo cười, trò chuyện. Giàn bầu, giàn mướp trái sai lúc lỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh. Những khóm hoa mẹ trồng quanh vườn lúc nào cũng thắm tươi rạng rỡ. Mẹ vui, cười thật hiền niềm hạnh phúc đơn sơ và lòng lại trông ngóng con cháu về chơi.

[...]

Tôi thích về với khu vườn của mẹ, múc gàu nước giếng rửa mặt, nghe cái mát lạnh lan đi khắp người, xua đi tức khắc cái nắng nóng, bụi bặm ngoài kia. Rồi ngồi xuống bên mẹ, dưới bóng râm và hương thoang thoảng đưa của giàn hoa thiên lý, tặng mẹ chiếc áo mới, kể mẹ nghe những vui buồn nơi phố thị ồn ào...

Dù ngoài kia có sóng gió bao nhiêu thì với tôi, vườn của mẹ vẫn là nơi bình yên nhất. Ở nơi ấy tôi đã đi qua tuổi thơ êm đềm bên mẹ và những loài cây hiền lành. Ấy cũng là nơi tôi biết mình luôn có mẹ chờ đợi để trở về sau những lo toan tất bật, ngồi bên mẹ ăn bữa cơm quê chan chứa ân tình.

Những vạt rau vẫn cứ xanh. Giàn bí giàn bầu quanh năm cho trái. Và những khóm hoa vẫn thơm ngát, lung linh. Như vườn mẹ vẫn luôn đong đầy yêu thương chờ đợi đàn con cháu ở xa trở về...

(Trịnh Bích Thuỳ, Về giữa khu vườn của mẹ, Theo https://giaoducthoidai.vn, ngày 02/08/2023.)

Câu 1: Xác định ngôi kể của văn bản trên.

Ngôi thứ nhất

Câu 2: Nhân vật chính trong văn bản trên là ai?

Nhân vật chính là người con của mẹ.

Câu 3: Trong đoạn văn thứ nhất, những câu văn nào miêu tả “vườn của mẹ”?

Các chi tiết miêu tả khu vườn: " Cây trong vườn không phụ công mẹ cứ lớn lên tươi tốt, từng chiếc đá nụ hoa như cũng biết reo cười, trò chuyện. Giàn bầu, giàn mướp trái sai đúc đỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cả hoa đung tinh trong nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà đớn nhanh. Những khóm hoa mẹ trồng quanh vườn đúc nào cũng thắm tươi rạng rỡ."

Câu 4: Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn sau: Giàn bầu, giàn mướp trái sai lúc lỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh.

Biện pháp liệt kê, nhân hóa.

Tác dụng: miêu tả vẻ đẹp của vườn cây nhà mẹ một cách sinh động, chân thực và giàu cảm xúc. Qua đó, người đọc cũng cảm nhận được tình yêu thương, sự gắn bó của mẹ dành cho vườn cây, cũng như tình yêu thương, sự trân trọng của người con dành cho mẹ.

Câu 5: Phân tích các thành phần cấu tạo của câu: “Ở nơi ấy tôi đã đi qua tuổi thơ êm đềm bên mẹ và những loài cây hiền lành”.

Ở nơi ấy (TN)/ tôi (CN)/ đã đi qua tuổi thơ êm đềm bên mẹ và những loài cây hiền lành.

Câu 6: Điểm nhìn chủ đạo trong văn bản trên là của ai? Phân tích hiệu quả của việc sử dụng điểm nhìn ấy?

Điểm nhìn chủ đạo trong văn bản trên là của người viết (người con). Việc sử dụng điểm nhìn này giúp tạo ra sự chân thực và chân thành khi miêu tả khu vườn của mẹ cũng như tình cảm yêu thương, kính trọng của con dành cho mẹ.

Câu 7: Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ văn bản trên.

- Yêu thương, hoà hợp với thiên nhiên, với những cảnh vật thân thuộc, gần gũi.

- Trân trọng những điều bình dị xung quanh.

- Sau những lo toan, bộn bề, áp lực của cuộc sống thì gia đình, đặc biệt là mẹ luôn là người luôn trông mong và dang rộng vòng tay đón ta trở về…

Câu 8. Viết một đoạn văn (5 – 7 câu), trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của người mẹ trong gia đình.

“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con. Mẹ đã phải dành rất nhiều thời gian luôn bên con để cùng con đọc sách, nói chuyện, cười đùa, mẹ dạy con học chữ, dạy con học hát, dạy con đạo lí làm người. Với tâm tình dịu hiền, đảm đang, người mẹ dạy con mình nên người, biết sống theo đạo lí với bản chất lương thiện. Niềm hạnh phúc của người mẹ là mong muốn được nhìn thấy con mình trở thành những người hữu ích cho gia đình, quê hương và xã hội. Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao, sẵn sàng hi sinh vì con và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Khi con bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con ,quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể sẽ mất con. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao. Cha thương con nhưng nghiêm khắc, mẹ thương con bằng tấm lòng hiền dịu và bao dung vì vậy mà người con thường gắn bó với mẹ hơn, tháng ngày mẹ chắt chiu từng dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, bằng lời ru ngọt ngào mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những chưa hè oi ả hay những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông xâu, biển rộng. Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, khôn lớn trong vòng tay yêu thương của mẹ. Mẹ là người che trở, đùm bọc là chỗ dựa đáng tin cậy nhất của con trong mọi thành công hay thất bại trên đường đời mà con bước đi.

Trắc nghiệm Về giữa khu vườn của mẹ

Đọc văn bản sau:

Vườn của mẹ nhỏ nhưng đẹp lắm. Con cái lớn lên đứa nào cũng đi xa. Bao thương nhớ mẹ lại gửi vào khu vườn. Sáng mẹ ra vườn làm cỏ, chiều mẹ lại ra vườn tưới nước, bón phân. Cây trong vườn không phụ công mẹ cứ lớn lên tươi tốt, từng chiếc lá nụ hoa như cũng biết reo cười, trò chuyện. Giàn bầu, giàn mướp trái sai lúc lỉu1. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um.

Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh. Những khóm hoa mẹ trồng quanh vườn lúc nào cũng thắm tươi rạng rỡ. Mẹ vui, cười thật hiền niềm hạnh phúc đơn sơ và lòng lại trông ngóng con cháu về chơi. […..]

Tôi thích về với khu vườn của mẹ, múc gàu nước giếng rửa mặt, nghe cái mát lạnh lan đi khắp người, xua đi tức khắc cái nắng nóng, bụi bặm ngoài kia. Rồi ngồi xuống bên mẹ, dưới bóng râm và hương thoang thoảng đưa của giàn hoa thiên lý, tặng mẹ chiếc áo mới, kể mẹ nghe những vui buồn nơi phố thị ồn ào…

Dù ngoài kia có sóng gió bao nhiêu thì với tôi, vườn của mẹ vẫn là nơi bình yên nhất. Ở nơi ấy tôi đã đi qua tuổi thơ êm đềm bên mẹ và những loài cây hiền lành. Ấy cũng là nơi tôi biết mình luôn có mẹ chờ đợi để trở về sau những lo toan tất bật, ngồi bên mẹ ăn bữa cơm quê chan chứa ân tình. Những vạt rau vẫn cứ xanh. Giàn bí giàn bầu quanh năm cho trái. Và những khóm hoa vẫn thơm ngát, lung linh. Như vườn mẹ vẫn luôn đong đầy yêu thương chờ đợi đàn con cháu ở xa trở về…

(Trịnh Bích Thùy, Về giữa khu vườn của mẹ, Theo https://giaoducthoidai.vn, ngày 02/08/2023)

1 lúc lỉu: cây có nhiều quả trên cành

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Văn bản trên viết theo thể loại nào?

A. Tản văn

B. Nghị luận xã hội

C. Tùy bút

D.  Truyện ngắn

Câu 2. Xác định cách giải thích nghĩa của từ “lúc lỉu” trong văn bản (xem phần chú thích cuối trang 1)

A. Giải thích từng thành tố cấu tạo nên từ

B. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích

C. Phân tích nội dung nghĩa của từ

D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích

Câu 3. Đối tượng chính được nói đến trong văn bản là đối tượng nào?

A. Người mẹ

B. Khu vườn của mẹ

C. Đàn con cháu

D. Bữa cơm quê

Câu 4. Trong văn bản, công việc mà người mẹ thường làm mỗi ngày là gì?

A. Làm cỏ, tưới nước, bón phân cho khu vườn.

B. Trồng những cây hoa mới.

C. Trông ngóng con cháu trở về.

D. Ngắm nhìn và trò chuyện cùng cây cối.

Câu 5. Vì sao đối với người viết, vườn của mẹ vẫn là nơi bình yên nhất?

A. Khu vườn chứa đầy kỉ niệm tuổi thơ, chứng kiến sự lớn lên của người viết.

B. Khu vườn ấy là nơi người viết đã đi qua tuổi thơ êm đềm bên mẹ và những loài cây hiền lành, luôn có mẹ chờ đợi để trở về ngồi bên mẹ ăn bữa cơm quê chan chứa ân tình.

C. Khu vườn ấy có nhiều loại hoa trái xanh tươi mang đến cảm giác thanh bình, yên ả.

D. Khu vườn ấy luôn có mẹ trông mong con cháu trở về.

Câu 6. Nội dung đoạn văn bản trên được tổ chức theo trình tự nào?

A. Từ quá khứ đến hiện tại

B. Theo mạch cảm xúc

C. Từ hiện tại ngược về quá khứ

D. Không có trình tự

Câu 7. Cảm xúc chủ đạo người viết thể hiện qua văn bản là?

A. Sự ngạc nhiên khi thấy khu vườn thay đổi nhờ bàn tay chăm sóc của mẹ.

B. Niềm hạnh phúc khi được trở về bên mẹ, bên khu vườn bình yên.

C. Hoài niệm, tiếc nuối về những kỉ niệm tuổi thơ đã qua.

D. Sợ hãi, muốn xa rời phố thị ồn ào trở về với khu vườn của mẹ.

Trả lời các câu hỏi:

Câu 8. Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong đoạn văn sau:

Giàn bầu, giàn mướp trái sai lúc lỉu. Mấy vạt cải, rau húng cứ xanh um. Hàng ớt, hàng cà hoa lung linh trong nắng. Mấy cây chanh, gốc chuối, bụi gừng cuối vườn cũng thương mẹ mà lớn nhanh”.

Câu 9. Nhan đề “Về giữa khu vườn của mẹ” gợi ra cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 10. Anh/chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa từ văn bản trên.

Đáp án

Câu 1 A

Câu 2 C

Câu 3 B

Câu 4 A

Câu 5 B

Câu 6 B

Câu 7 B

Câu 8. Hiệu quả:

- Làm cho đoạn văn thêm sinh động, giàu hình ảnh

- Nhấn mạnh sự tươi tốt, mỡ màng, tràn đầy sức sống của khu vườn.

Câu 9. Nhan đề “Về giữa khu vườn của mẹ” gợi ra không gian khoáng đạt, thanh bình, gần gũi, nơi lưu giữ những kỉ niệm, nơi giúp tâm hồn con người bình yên sau những ồn ào của phố thị, những lo toan của cuộc sống. Nơi đó có mẹ, có yêu thương…

Câu 10. Thông điệp:

- Yêu thương, hoà hợp với thiên nhiên, với những cảnh vật thân thuộc, gần gũi.

- Trân trọng những điều bình dị xung quanh.

- Sau những lo toan, bộn bề, áp lực của cuộc sống thì gia đình, đặc biệt là mẹ luôn là người luôn trông mong và dang rộng vòng tay đón ta trở về…

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 11 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 877
0 Bình luận
Sắp xếp theo