(Cực hay) Đọc hiểu Những ngày mới của Thạch Lam

Những ngày mới là một truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Truyện "Những ngày mới" có chủ đề xoay quanh cuộc sống của một gia đình thường dân trong những ngày mới của đất nước Việt Nam sau khi đổi mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc đề đọc hiểu văn bản Những ngày mới của Thạch Lam có đáp án chi tiết giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như các biện pháp nghệ thuật.

1. Tóm tắt truyện Những ngày mới của Thạch Lam

Những ngày mới của Thạch Lam là câu chuyện kể về nhân vật Tân. Sinh ra trong một gia đình có của ăn của để ở làng, Tân sớm được ba mẹ gửi lên tỉnh ở với ông chú để đi học với mong muốn Tân thành đạt. Và đúng như mong đợi của bố mẹ, năm 18 tuổi Tân đã đạt được cái hy vọng của gia đình. Tuy nhiên, khi có nạn kinh tế xảy ra, Tân bị mất việc và chàng nảy ra ý định trở về quê nhà, sống một cuộc sống gần gũi với đồng áng thôn quê. Kể từ khi trở về quê, Tân nhận ra cuộc sống xưa kia của mình thật nhạt nhẽo vô vị, những vui chơi lạc thú chỉ trong chốc lát để mua lấy cái chán nản về sau. Cuộc sống nơi thôn quê, tiếp xúc với những con người chất phác hồn hậu khiến Tân có cảm giác như mình được sống. Không khí sôi nổi ngày mùa nơi thôn dã khiến Tân sung sướng khi nghĩ đến một cuộc sống mới đang chờ đón mình ở phía trước.

2. Những ngày mới trắc nghiệm

Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ, vì trong lúc ấy ở nhà quê có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, và giá thóc hơn, nên không có tiền gửi cho chàng.

Nhưng một hôm rét mướt, một ý nghĩ bỗng nảy ra trong trí, nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộng?

Thế là hôm sau, Tân xách khăn gói về. Rồi từ đấy chàng hoàn toàn là một người nhà quê dễ dãi. Mới đầu Tân cũng thấy nhiều sự thiếu thốn khổ sở. Nhưng dần dần chàng nghiệm ra rằng những cái thiếu thốn đó, không phải là những cái cần dùng cho cuộc đời, mà là những cái thừa. Sự cần dùng là ăn với mặc, chàng đã có đủ. Dần dần chàng mới thấy cái đời chàng sống trước ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì. Chỉ việc có ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát trong những cuộc hành lạc để mua lấy cái chán nản về sau.

Tân tiếc hồi thủa nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng.

Tân không dửng dưng như trước với những cái chung quanh mình. Tâm hồn chàng có liên lạc và rung động cùng với cảnh vật. Chàng có cái cảm giác rằng mình sống...

Buổi chiều, thửa ruộng của Tân đã gặt xong. Cả một cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ. Bọn thợ gặt đều thu xếp liềm hái để trở về. Trên con đường vào làng, các lực điền gánh những gánh lúa vàng nặng trĩu. Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cỏ bên đường đi đã ướt. "Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cái thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.

Khi vào đến con đường khuất khúc trong làng, trời nhá nhem tối. Qua hàng rào cây, Tân thấy lấp lánh đèn ở sân các nhà, tiếng néo đập lúa trên cối đá, tiếng hạt thóc bắn vào nia cót như mưa rào. Đâu đâu cũng thấy tiếng cười nói vui vẻ, cảnh đêm trong làng thôn quê vẫn yên lặng âm thầm thì chiều nay hoạt động vô cùng. Mùi lúa thơm vương lại trong các bụi cây hòa lẫn với mùi đầm ấm của phân cỏ, bốc lên khắp cả.

Về đến sân nhà, mọi người ăn xong lại bắt đầu làm việc. Đàn bà vừa đập lúa vừa hát, còn bọn thợ hái ngồi quây quần bên chiếc đèn con nói chuyện. Ai cũng cười đùa tự nhiên. Họ đã tận tâm làm việc suốt ngày. Những lượm lúa vàng sẫm đem đến cho họ cái vui của ngày được mùa, cái hình ảnh của sự no ấm trong đời.

Tân thấy mình cũng sung sướng như họ, chàng thấy tấm lòng mình rộng rãi ra, tâm hồn thân thiết, và yêu mến với cả mọi người.

Sau khi hẹn thưởng cho bọn thợ nồi cơm nếp mới, Tân bước ra ngõ, nhìn xuống dưới đồi. Trên trời, ngàn sao lấp lánh. Gió dưới ruộng đưa lên mùi rạ ướt và hơi sương lạnh. Cả một vùng đêm rộng rãi và bình tĩnh trên cánh đồng yên lặng.

Tân chợt thấy ở chân phía trời xa, cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội...

Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...

(Trích truyện ngắn Những ngày mới, Thạch Lam, Dẫn theo Tuyển tập Thạch Lam)

Câu 1: Đoạn trích trên chủ yếu kể về sự kiện gì?

A. Quyết định của Tân khi trở về sống ở thôn quê

B. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng khi ở Hà Nội

C. Sự thiếu thốn, khổ sở của Tân khi về sống ở thôn quê

D. Sự thay đổi của Tân khi rời Hà Nội trở về sống ở thôn quêĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

Câu 2: Câu chuyện được kể trong đoạn trích diễn ra chủ yếu trong không gian nào?

A. Nơi thôn quê thanh bình, yên tĩnhĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

B. Nơi ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội

C. Nơi đồng bằng yên tĩnh, phù sa

D. Nơi cao nguyên hùng vĩ, lộng gió

Câu 3: Ý nghĩ nào thúc đẩy để Tân quyết định trở về thôn quê sống?

A. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ

B. Trong lúc ấy ở nhà quê, có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, giá thóc lại kém, nên không có tiền gửi cho chàng

C. Nếu ở đây không đủ sống, tại sao không trở về quê sống cái đời giản dị của người làm ruộngĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

D. Chàng sung sướng nghĩ đến những ngày đầy đủ của mình ở chốn thôn quê này. Một cuộc đời mới đương chờ đợi chàng...

Câu 4: Vì sao Tân lại nghĩ: quãng đời chàng sống trước kia ở tỉnh thành là một cuộc đời phức tạp và vô vị?

A. Vì đó là một cuộc sống chỉ có việc ăn ở theo mọi người, nghĩ ngợi theo mọi người, và đi tìm cái vui chốc lát.Đề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

B. Vì đó là một cuộc sống đầy thị phi, bon chen, đua đòi, vô cùng phức tạp và và đi tìm cái vui chốc lát.

C. Vì đó là một cuộc sống quá khó khăn, vất vả vì phải bon chen và đi tìm cái vui chốc lát.

D. Vì đó là một cuộc sống ngột ngạt, bon chen vì danh vọng, địa vị và đi tìm cái vui chốc lát.

Câu 5: Dòng nào nói lên sự thay đổi của Tân khi trở về thôn quê sống so với cuộc sống trước đây ở Hà Nội:

A. Nhận ra cuộc sống ở quê thật phức tạp và vô vị, không có nghĩa lý gì

B. Nhận ra cái chán nản của mình và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm

C. Nhận ra điều cần của cuộc sống, không dửng dưng với cuộc sống, biết rung động với cảnh vậtĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

D. Nhận ra cái khoảng ánh sáng mờ của tỉnh thành Hà Nội luôn ẩn hiện ở phía trời xa

Câu 6: …"Khi có nạn kinh tế, chàng mất việc. Cái chán nản của Tân và của cha mẹ chàng lúc bấy giờ thực đến cực điểm. Cha chàng buồn rầu từ trần. Còn chàng cứ lang thang ở Hà Nội mấy tháng trời, sống cái đời vất vưởng của anh thất nghiệp. Chàng đã biết cái thất vọng của những lúc đợi chờ, cái khổ sở của những đêm không có chỗ trọ. Trong lúc ấy ở nhà quê, có mình bà mẹ trông nom ruộng nương không xuể, giá thóc lại kém, nên không có tiền gửi cho chàng”...

Điểm nhìn người kể chuyện trong đoạn trích trên là:

A. Điểm nhìn bên trong: kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức nhân vật

B. Điểm nhìn bên ngoài: miêu tả con người, sự vật, kể về những điều nhân vật chưa biếtĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

C. Điểm nhìn không gian: nhìn và miêu tả con người, sự vật từ xa, gần

D. Từ nhiều điểm nhìn khác nhau: gắn với nhiều quan điểm, cách đánh giá về con người, sự vật

Câu 7: … “Tân tiếc hồi thuở nhỏ không sống ở thôn quê để được gần gũi với cảnh vật. Chàng thích sống bên cạnh những người nhà quê chất phác và mộc mạc. Bấy giờ chàng mới biết đến trời đất, đến thời tiết, đến sự thay đổi của mùa nọ sang mùa kia. Một cơn gió hay một cái mầm cỏ non, đối với chàng đều có ý nghĩa riêng”...
Lời người kể chuyện và lời nhân vật trong đoạn trích trên là:

A. Lời gián tiếp: lời thuật lại lời nói hay nêu lại ý nghĩ của người hoặc nhân vậtĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

B. Lời nửa trực tiếp: lời người kể chuyện nhưng tái hiện ý thức, giọng điệu của nhân vật

C. Lời độc thoại nội tâm: tái hiện tiếng nói bên trong của nhân vật

D. Lời nhại: mô phỏng quan điểm, ý thức của nhân vật với chủ ý mỉa mai hay bông đùa

Câu 8: Nhận định nào nói lên giọng điệu của người kể chuyện trong đoạn trích:

A. Từ tốn, dân dã, suy tư

B. Chân thực, tự nhiên, hóm hỉnh

C. Bình dị, dí dỏm, buồn bã

D. Cảm xúc, nhẹ nhàng, điềm tĩnhĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

Câu 9: Theo anh/chị cuộc đời mới đang chờ đợi Tân trong câu kết của truyện là gì?

A. Cuộc đời đầy hi vọng, nhưng dự báo nhiều trắc trở, chông gai

B. Cuộc đời đầy hi vọng, sẵn sàng đối mặt với sóng gió chốn thôn quê

C. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra một tương lai tươi sáng tốt đẹpĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

D. Cuộc đời đầy hi vọng, mở ra cuộc sống thanh nhàn, chỉ có hưởng thụ

Câu 10: Theo anh/chị, bài học có ý nghĩa nhất đối với thế hệ trẻ hôm nay được rút ra từ câu chuyện trên là:

A. Muốn có một tương lai tươi sáng, cần biết thay đổi và nỗ lực không ngừngĐề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

B. Tránh xa cuộc sống ồn ào, náo nhiệt, tận hưởng cuộc sống bình dị, an nhàn

C. Muốn có một tương lai tươi sáng, cần phải tránh xa cuộc sống ồn ào

D. Tận hưởng cuộc sống thanh nhàn nơi thôn quê, đừng ra khỏi vùng an toàn

3. Đề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

Đề đọc hiểu văn bản Những ngày mới

Những bông lúa vàng mới cắt xong đều xếp rải rác từng hàng trên bờ ruộng, trong đám cỏ xanh mọc dầy. Mỗi khi gặt được vài lượm lúa người thợ hải ôm sát bỏ lúa thơm vào người, đem ra xếp vào chỗ lúa trước. Rồi họ lại trở vào ruộng, đứng theo hàng những người bạn gặt. Tiếng hải đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ. Chăm chú vào công việc làm, Tân không để ý gì đến cảnh vật chung quanh. Chàng cũng không thấy mệt nữa, tuy ánh nắng chiếu trên lưng nóng rát, và mồ hôi từng giọt rõ ở trên trán xuống. Tân chú ý đưa cái hái cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu. [.] Mặt trời đã xế phía bên kia đồi. Ở dưới thung lũng, sương mù lạnh trắng xóa lan ra lẫn với làn khói tỏa ở xung quanh các làng. Cô bên đường đi đã ướt. Về phía xa, có ngọn lửa của ai đốt trên sườn rặng núi mờ ở chân trời. Tân với bọn thợ bước đều trở về nhà, ai nấy yên lặng không nói gì, như cùng kính trọng cải thời khắc của một ngày tàn. Trong cái thời khắc này, Tân như thấy cảnh vật đều có một tâm hồn, mà lớp sương mù kia là tâm hồn của đất màu, đã nuôi hạt thóc cần cho sự sống của loài người.

(Trích truyện ngắn Những ngày mới — Thạch Lam)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích.

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 4. Anh/ chị hãy nhận xét về nghệ thuật tả cảnh của nhà văn Thạch Lam trong đoạn trích.

Câu 5 . Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: "Tiếng hải đưa vào gốc lúa xoàn xoạt như tiếng trâu bò ăn cỏ." .

Câu 6 . Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 7: Nhận xét tâm trạng của Tân trong đoạn sau: "Tân chú ý đưa cái hải cho nhanh nhẹn, mỗi lần bông lúa rung động chạm vào mặt, vào người, mùi lúa chín thơm lại phảng phất lẫn với mùi rạ ướt mới cắt. Mùi thơm đó làm cho chàng say sưa như men rượu."

Câu 8: Cảm nhận về khung cảnh hoàng hôn trong đoạn trích.

Gợi ý đáp án:

Câu 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: tự sự, miêu tả, biểu cảm .

Câu 2. Nội dung: Đoạn trích miêu tả cảnh cắt lúa của Tân cùng những người thợ hái từ trưa đến xế chiều, và cảm xúc của Tân trước khung cảnh ngày mùa của làng quê.

Câu 3.

Các từ láy có trong đoạn trích: rải rác, xoàn xoạt, nhanh nhẹn, phảng phất, say sưa

- Tác dụng:

+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo sự sinh động cho câu văn.

+ Giúp miêu tả chân thực, sinh động vẻ đẹp của khung cảnh mùa gặt ở làng quê và khắc họa cảm xúc, tâm trạng của nhân vật Tân.

Câu 4. Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giàu sức gợi, Thạch Lam đã miêu tả cảnh tượng gặt lúa đầy sinh động; giọng điệu nhẹ nhàng, giàu chất trữ tình.

Câu 5.

- Biện pháp tu từ: So sánh tiếng lưỡi hái cắt lúa như tiếng trâu ăn cỏ.

- Tác dụng:

+ Về hình thức: Tăng sức biểu đạt, sự sinh động, gợi hình gợi cảm cho câu văn

+ Về nội dung: Nhấn mạnh âm thanh đặc trưng của mùa gặt, cho thấy được sự khung cảnh nhộn nhịp, vội vã trên đồng lúa chín.

Câu 6. Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích:

- Phép nối: Mỗi khi, rồi, trong c trưng của mùa gái thời khắc này..

- Phép lặp: Tân, lúa..

- Phép thế: Họ, mùi thơm đó, thời khắc này, lớp sương mù kia..

- Phép liên tưởng: Bông lúa, bó lúa, lượm lúa, mùi lứa chín, gặt, hái, gốc lúa, rơm rạ, ruộng..

Câu 7: Tân đắm mình trong lao động dưới ánh nắng mặt trời nên chàng ngửi thấy mùi hương của lúa chín, của rơm rạ quyện vào nhau, chính mùi hương đặc trưng của mùa gặt đã khiến Tân say sưa trong niềm vui, sự hân hoan khi tham gia vào quá trình lao động ở quê hương, chất men say của cuộc sống thường nhật như thấm đẫm trong từng bông lúa chín mà chẳng gặt hái.

Câu 8: Hoàng hôn buông xuống nơi làng quê được miêu tả qua những hình ảnh rất đặc trưng: Mặt trời ngả bóng về tây, sương bắt đầu ngưng đọng trên cỏ, tạo ra cái không khí lành lạnh nơi thung lũng. Đây là thời khắc quây quần bên gia đình sau 1 ngày lao động vất vả nên những tia khói bếp bắt đầu xuất hiện. Cảnh hoàng hôn đẹp, ấm áp và sâu lắng. Đoàn người lẳng lặng ra về, dường như cảm xúc hăng hái của ban ngày đang đọng lại trong tâm trí họ. Trong giờ phút này Tân dường như cảm nhận được tâm hồn của đất, đó chính là chất nhựa nuôi sống nơi này.

4. Nhận xét vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện Những ngày mới

Cả bài hầu như là việc đan xen giữa miêu tả và biểu cảm. Trong đó, yếu tố miêu tả đóng một vai trò rất cố định và mang lại cho bài thêm hay. Nếu không có yếu tố miêu tả, đọc giả sẽ không tài nào hiểu được cảnh sắc mây trời, cảnh đồng quê dân dã. Nếu ko có yếu tố miêu tả, người đọc sẽ chẳng cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh vật, nếu không có, tác phẩm này sec trở nên vô vị, không cảm nhận đc hết sức sống mãnh liệt từ ngọn cỏ xanh cho đến tấm lòng của Tân trong cho nơi này. Vai trò của nó rất lớn, nó mang lại cho bài đọc thêm sự mới mẻ; muôn màu sắc. Làm ta cảnm thấy bài trở nên đậm chất dân dã cùng với tấm lòng của nhân vật Tân.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
29 45.277
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi