Đọc hiểu Đây mùa thu tới siêu hay (5 đề)
Bộ đề đọc hiểu Đây mùa thu tới có đáp án
Đây mùa thu tới in trong tập “Thơ thơ” (1938) một trong những tác phẩm nổi tiếng của Xuân Diệu trước cách mạng. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ một số mẫu đề đọc hiểu Đây mùa thu tới giúp các em xác định thể thơ của văn bản Đây mùa thu tới, nội dung bài Đây mùa thu tới... Sau đây là nội dung chi tiết Đây mùa thu tới trắc nghiệm cùng với các câu hỏi tự luận bài Đây mùa thu tới có đáp án chi tiết, mời các em cùng tham khảo.
Đọc hiểu Đây mùa thu tới trắc nghiệm
Đọc văn bản:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ...
Non xa khởi sự nhạt sương mờ...
Đã nghe rét mướt luồn trong gió...
Đã vắng người sang những chuyến đò...
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
(Đây mùa thu tới – Xuân Diệu)
Chọn đáp án đúng:
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
B. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
C. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
D. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:
A. Nghị luận.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm
D. Miêu tả.
Câu 3. Xác định thể thơ của văn bản trên?
A. Lục bát
B. Song thất lục bát
C. Bảy chữ
D. Thất ngôn
Câu 4. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ sau:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
A. Từ láy
B. Hoán dụ
C. Nhân hóa
D. Cả A,B,C đều đúng
Câu 5. Anh/chị hiểu như thế nào về câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng".
A. Sắc vàng của lá thu nhuộm vàng cả không gian thu , bầu trời thu
B. Cảnh sắc thiên nhiên mùa thu.
C. Thể hiện tình yêu thiên nhiên
D. Nắng vàng mùa thu.
Câu 6. Chọn câu đúng nhất về tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu thơ sau:
Những luồng run rẩy rung rinh lá...
A. Gợi tả sự vắng vẻ của buổi chiều thu
B. Gợi sự chuyển động của cảnh, vừa gợi cảm giác của thi nhân trước mùa thu
C. Gợi sự bâng khuâng của nhân vật trữ tình
D. Gợi hình ảnh sinh động về cây lá
Câu 7. Ý nào sau đây khái quát nội dung chính của văn bản?
A. Khung cảnh đất trời với nỗi buồn man mác, bâng khuâng của người thiếu nữ khi mùa thu về.
B. Bức tranh thiên nhiên mùa thu
C.Nỗi buồn bâng khuâng trước mùa thu.
D. Bức tranh phong cảnh mùa thu.
Trả lời câu hỏi/thực hiện yêu cầu:
Câu 8. Những dấu ba chấm (….) ở khổ thơ thứ ba có tác dụng gì?
Những dấu ba chấm (….) ở khổ thơ thứ ba có tác dụng làm chậm lại nhịp điệu của các câu thơ. Qua đó, giúp câu thơ thể hiện được sự bâng khuâng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 9. Cảm nhận của anh chị về câu thơ
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Qua hai câu thơ trên, ta có thể cảm nhận được sự tinh tế của nhà thơ trong việc miêu tả sự biến chuyển của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu, mùa thu chuẩn bị cho sự tàn lụi, sự tàn rụng của hoa và sự chuyển biến của sắc lá.
Câu 10. Cảm nhận tâm hồn Xuân Diệu qua bài thơ “Đây mùa thu tới”?
Đây mùa thu tới là một bài thơ thể hiện sự nhạy cảm và mới mẻ của hồn thơ Xuân Diệu. Bài thơ buồn nhưng có nhiều sự sống. Thiên nhiên đẹp và có hồn qua cảm nhận của thi sĩ.
Đây mùa thu tới đọc hiểu - đề 1
Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới :
ĐÂY MÙA THU TỚI
“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang ,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đó rĩa màu xanh.
Những luồng run rẩy rung rinh lá …
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh…
Thỉnh thoảng nàng trặng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ …
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vằn người sang những chuyến đò.
Mây vẩn từng không, chim bay đi.
Khi trời u uất hận chia ly
Mây vẩn từng không, chim bay đi .
Khi trời u uất hận chia ly
It nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì”
Câu 1. Anh chị hãy nêu khái quát nội dung của bài thơ trên.
Câu 2. Bức tranh mùa thu hiện lên qua những hình ảnh nào ? Những hình ảnh ấy có gì đặc biệt
Câu 3. Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ “Với áo mơ phai dệt lá vàng”.
Câu 4. Bài thơ cho ta thấy tâm sự gì của thi nhân?
Gợi ý
Câu 1. Khái quát nội dung bài thơ Đây mùa thu tới
Bài thơ là 1 bức tranh thu buồn nhưng đẹp . Đằng sau bức tranh ấy , ta thấy được tâm hồn nhạy cảm , tinh tế của tác giả trước sự chuyển đổi của trời đất
Câu 2. Bức tranh thu hiện lên qua những hình ảnh :
+ Rặng liễu.
+ Vườn thu : trăng thu , gió thu , những vòm mây, cánh chim trời . không gian thu.
+ Bến đò, hình ảnh người thiếu nữ.
Bao trùm bức tranh thu đó là 1 màu buồn và lạnh . Với những hình ảnh có đường nét, màu sắc. Nghệ thuật nhân hóa , ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm cho bức tranh trở nên có hồn hơn. Rặng liễu như một người con gái với những nét vẽ mềm mại nhưng đượm buồn; đứng đìu hiu, tóc buồn buông, lệ ngàn hàng ,,,….. Những đường nét gầy guộc của những cành cây khô, nhưng chòm cây, Cánh chim, ánh trăng in hình trên nền trời “u uất”. Hình ảnh người thiếu nữ xuất hiện ngỡ tưởng làm cho bức tranh thu trở nên buồn và lạnh lẽo hơn,…
Câu 3. Với áo mơ phai dệt lá vàng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác. Có 2 cách hiểu:
Cách 1: áo mơ phai: màu nắng nhạt trải rộng và dài khắp không gian nhuộm màu lá, khiến lá xanh thành lá vàng ( sắc nắng nhuộm vàng lá cây )
Cách 2: hiểu ngược lại: sắc vàng của lá thu nhuộm vàng cả không gian thu, bầu trời thu ,…
Dù hiểu theo cách nào cũng đều cho thấy sự chảy trôi của thời gian. Màu vàng là màu đặc sắc trong cảnh thu. Khi lá chuyển sang màu vàng mọi vật nhưu khoác lên mình chiếc áp màu vàng tức là dấu hiệu báo mùa thu tới ,…
Câu 4. Bài thơ là 1 bức tranh giao mùa từ hạ sang thu . Với những cảnh vật xuất hiện từ gần tới xa , từ thấp tới cao rồi lại chuyển điểm nhìn 1 cách linh hoạt cho thấy sự cảm nhận tinh tế của nhà thớ về thời khắc giao mùa . Thu sang , nhà thơ dường như tiếc nuối về quá khứ , thấy buồn trước sự chảy trôi của thời gian , sự thay đổi của vạn vật.
Đây mùa thu tới đọc hiểu - đề 2
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
Đây mùa thu tới - mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành,
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh.
Những luồng run rẩy rung rinh lá
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
(Đây mùa thu tới - Xuân Diệu)
1. Khái quát cảm nhận của Xuân Diệu về mùa thu qua hai khổ thơ trên.
2. Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất nhà thơ sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? Phân tích những đặc sắc của hai câu thơ này.
3. Nêu cảm nhận của anh/chị về câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” và vai trò của câu thơ này trong khổ thơ.
4. Đặc điểm thiên nhiên mùa thu ở khổ thơ thứ hai là gì? Nêu cảm nhận của anh/chị về đặc sắc của câu thơ “Những luồng run rẩy rung rinh lá”.
Gợi ý
Câu 1. Bức tranh thu qua cảm nhận của Xuân Diệu bao trùm vẻ ảm đạm, lạnh lẽo, từ đó toát lên vẻ đẹp hiu hắt của sự tàn lụi, chia li.
Câu 2. Hai câu đầu của khổ thơ thứ nhất đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân cách hoá. Hình ảnh thơ vừa mang tính tạo hình vừa giàu tính biểu cảm... Lá liễu buông dài vừa được cảm nhận như tóc buồn vừa được ví như ngàn hàng lệ. Xuân Diệu vừa dựng tả dáng vóc vừa diễn tả chiều sâu tâm trạng của rặng liễu cuối thu.,.
Phân tích đặc sắc của hai câu thơ này, có thể chú ý thêm từ láy âm “đìu hiu”, cách gieo vần lưng liên tiếp (buông xuống), vần chân (tang, hảng)...
Câu 3. Câu “Đây mùa thu tới - mùa thu tới” cất lời nhắc báo nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình. Lời reo vui khe khẽ hay cũng là tiếng thảng thốt giật mình. Câu thơ chứa nhiều tâm trạng: vừa vui trước mùa thu tới (với những vẻ sắc gợi cảm riêng) lại, vừa buồn, sợ bởi mùa thu sẽ qua, thời gian một đi không trở lại.
Nhân vật trữ tình gọi nhắc tới hai lần, chứng tỏ rất thiết tha, ấn tượng trước việc mùa thu tới.
Câu thơ này có vai trò như bản lề trong khổ thơ. Nó nối kết hai câu thơ trên với câu thơ dưới - những tín hiệu báo mùa thu tới.
Câu 4. Khổ thơ miêu tả thiên nhiên vào thời gian cuối thu. Đặc điểm bao trùm cảnh vật ở đây là tàn lụi, lạnh lẽo. cần chú ý hình ảnh hoa, lá, sự biến chuyển sắc màu, cái lạnh ngấm vào tận xương của cành nhánh khô gầy...
Phân tích câu thơ “Nhũng luồng run rẩy rung rinh lá” cần chú ý thủ pháp đảo ngữ (khác với “Những luồng lá run rẩy rung rinh” như thế nào?)! Nhà thơ không chỉ miêu tả phiến lá run rẩy rung rinh trong gió lạnh mà còn cảm nhận nỗi run rẩy rung rinh của gió cuối thu trên mặt lá... Câu thơ còn thể hiện nét đặc sắc ở nghệ thuật láy phụ âm “r” như truyền cảm giác cho người đọc.
Đọc hiểu Đây mùa thu tới - đề 3
Đọc đoạn thơ:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
(Trích Đây mùa thu tới- Xuân Diệu )
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định đề tài được đề cập tới trong đoạn thơ?
Câu 2: Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những hình ảnh nào?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào, về câu"Với áo mơ phai dệt lá vàng" !
Câu 4: Nêu nhận xét của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ?
Gợi ý
Câu 1: Đề tài được đề cập đến trong đoạn thơ trên là đề tài về mùa thu
Câu 2: Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những hình ảnh đó là: rặng liễu đìu hiu, áo mơ phai dệt lá vàng, sắc đỏ rũa màu xanh, nhánh khô gầy.
Câu 3: Em hiểu câu thơ trên như sau: Câu thơ "Với áo mơ phai dệt lá vàng" là một câu thơ nhiều thi vị, nói lên cái hồn thu với sắc lá, gợi lên cảm giác thanh nhẹ, tươi sáng về mùa thu đáng yêu vô cùng.
Câu 4: Tâm trạng của nhân vật trữ tình có chút buồn man mác, xao xuyến và pha chút cô đơn trước sắc thu.
Đọc hiểu Đây mùa thu tới - đề 4
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Đây mùa thu tới
(Xuân Diệu)
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
Non xa khởi sự nhạt sương mờ…
Đã nghe rét mướt luồn trong gió…
Đã vắng người sang những chuyến đò…
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
Khí trời u uất hận chia ly.
Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa, nghĩ ngợi gì.
(Tuyển tập Xuân Diệu, tập I: Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)
Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong bài thơ?
Câu 3: Bài thơ viết về đề tài nào?
Câu 4: Bức tranh mùa thu hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
Câu 5: Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 6: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong 2 câu thơ: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.
Câu 7: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Với áo mơ phai dệt lá vàng”.
Câu 8: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc bài thơ. (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).
Đáp án
Câu 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: Thể thơ thất ngôn.
Câu 2: Chỉ ra các từ láy có trong bài thơ: đìu hiu, rung rinh, mỏng manh, ngẩn ngơ.
Câu 3: Bài thơ viết về đề tài: Đề tài mùa thu.
Câu 4: Bức tranh mùa thu hiện lên qua những từ ngữ, hình ảnh: Rặng liễu, hoa, nàng trăng, non xa, chuyến đò, mây , chim, trời, thiếu nữ…
Câu 5: Nêu nội dung chính của bài thơ.
- Bài thơ miêu tả được một bức tranh mùa thu rộng lớn, đẹp, đầy màu sắc, âm thanh dịu nhẹ gợi buồn.
- Tái hiện được tâm trạng bâng khuâng, xao xuyến của nhân vật trữ tình trước những chuyển biến của đất trời lúc sang thu.
- Thông qua bài thơ, chúng ta thấy được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tình yêu của thi nhân đối với thiên nhiên, đất trời.
Câu 6: Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sử dụng trong 2 câu thơ: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang/ Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”.
- Biện pháp tu từ: Nhân hoá: Rặng liễu đứng chịu tang. Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng.
- Tác dụng:
+ Giúp cho câu thơ hay hơn, sinh động hơn, giàu hình ảnh, giàu giá trị biểu cảm.
+ Nhấn mạnh hình ảnh rặng liễu được miêu tả mang dáng dấp cũng như tâm trạng giống người thiếu nữ.
Câu 7: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ: “Với áo mơ phai dệt lá vàng”.
Câu thơ: “Với áo mơ phai dệt lá vàng” cho thấy sự kết hợp từ độc đáo của Xuân Diệu. Lá vàng là hình ảnh luôn gắn với mùa thu, lá vàng dệt nên áo mơ phai. Nhưng ở đây, tác giả để áo mơ phai dệt nên lá vàng. Dụng ý nhà thơ muốn nhấn mạnh đến màu mơ phai của tất cả các loài cây trong khu vườn mùa thu.
Câu 8: Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với em sau khi đọc bài thơ. (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 đến 7 dòng).
Gợi ý
- Tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước
- Sự gắn bó, hoà hợp giữa con người với con người, con người với vạn vật xung quanh
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
- Huỳnh. T. HàoThích · Phản hồi · 0 · 06/11/23
Gợi ý cho bạn
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Hướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Mẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Top 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Thực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Bộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Mẫu nhận xét các môn học theo Thông tư 22, Thông tư 27