So sánh đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang

So sánh Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu) và Tràng giang (Huy Cận)

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ có cùng hoặc không cùng phong cách sáng tác là một trong những dạng bài viết trong chương trình Ngữ văn lớp 12 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ dàn ý so sánh 2 bài thơ Hoàng hạc lâu và Tràng giang chi tiết sẽ là gợi ý giúp các em nắm được cách làm đề bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Hoàng hạc lâu (Thôi Hiệu) và Tràng giang (Huy Cận).

Dàn ý nghị luận so sánh Hoàng hạc lâu và Tràng giang

I. MỞ BÀI

II.THÂN BÀI

1/ Phân tích, so sánh điểm tương đồng của hai tác phẩm
a. Những điểm tương đồng về nội dung:

· Đề tài: Cả hai đều xoay quanh nỗi buồn trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, con người cô đơn giữa trời đất mênh mông.

· Chủ đề: Thể hiện nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn sâu lắng trước sự hữu hạn của đời người và sự vô hạn của thiên nhiên, thời gian, vũ trụ.

· Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng vũ trụ, khơi gợi sự lạc lõng và bất lực của con người.

· Hình ảnh: Hình ảnh thiên nhiên rộng lớn và tĩnh lặng.

· Nhân vật trữ tình với tâm trạng cô đơn, lạc lõng, không tìm được đồng điệu với thiên nhiên.

· Thông điệp: Tác phẩm truyền tải thông điệp về sự hữu hạn của con người trước vũ trụ.

b. Những điểm tương đồng về nghệ thuật:

· Chủ thể trữ tình: Dạng thức ẩn, thể hiện nỗi buồn man mác và nỗi sầu nhân thế của người lữ khách tha hương.

· Thủ pháp nghệ thuật:

-Tả cảnh ngụ tình:cảnh thiên nhiên rộng lớn ẩn chứa nỗi lòng nhân vật trữ tình.

- Biện pháp tu từ:

Nhiều biện pháp tu từ đặc sắc:(HS tự làm).

· Âm điệu: Trầm lắng, chậm rãi, nhịp thơ đều đặn, gợi nỗi buồn sâu lắng, suy tư, hoài niệm.

· Ngôn ngữ: Cô đọng, hàm súc, giàu giá trị tạo hình, biểu cảm.

· Cảm hứng lãng mạn: cảm hứng lãng mạn kết hợp với nỗi buồn cô đơn trước thiên nhiên, tạo vật

2/ Phân tích, so sánh điểm khác biệt của hai tác phẩm
a. Những điểm khác biệt về nội dung:

· Đề tài: "Hoàng Hạc Lâu" thể hiện nỗi buồn trước sự chia ly và vô thường, trong khi "Tràng Giang" là nỗi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn.

· Chủ đề: "Hoàng Hạc Lâu" gắn với sự tiếc nuối về thời gian còn "Tràng Giang" khắc họa nỗi buồn vũ trụ.

· Cảm hứng chủ đạo: "Hoàng Hạc Lâu" bắt nguồn từ nỗi nhớ quê hương và cảm giác mất mát của nhân thế còn "Tràng Giang" bắt nguồn từ cảnh sông nước mênh mang và tình yêu quê hương, đất nước.

· Hình ảnh: "Hoàng Hạc Lâu" tập trung vào hình ảnh tháp Hoàng Hạc còn "Tràng Giang" nhấn mạnh dòng sông, bầu trời.

· Nhân vật trữ tình: "Hoàng Hạc Lâu" là người lữ khách nhớ quê còn "Tràng Giang" là con người cô độc trước vũ trụ.

· Thông điệp từ tác phẩm: "Hoàng Hạc Lâu" nói về sự vô thường của đời người còn "Tràng Giang" nhấn mạnh nỗi cô đơn của con người.

b. Những điểm khác biệt về nghệ thuật:

· Thể thơ: "Hoàng Hạc Lâu" theo thể Đường luật thất ngôn bát cú, "Tràng Giang" sử dụng thể bảy chữ tự do, mang âm hưởng cổ điển.

· Thủ pháp nghệ thuật: "Hoàng Hạc Lâu" đậm chất cổ điển, trong khi "Tràng Giang" giao thoa giữa hiện đại và cổ điển.

· Âm điệu: "Hoàng Hạc Lâu" có âm điệu trầm buồn, nhịp thơ chậm rãi, âm hưởng hoài cổ còn "Tràng Giang" âm điệu da diết , nhịp thơ sâu lắng, âm hưởng hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.

· Ngôn ngữ: "Hoàng Hạc Lâu" súc tích, cổ điển; "Tràng Giang" giàu tính gợi hình, hiện đại.

· Thi liệu: "Hoàng Hạc Lâu" dùng điển tích, điển cố còn "Tràng Giang" dùng thi liệu đời thường.

3/ Đánh giá phong cách sáng tác của các tác giả và lí giải:

· Phong cách của Thôi Hiệu: Cổ điển, khuôn mẫu, bút pháp tả cảnh ngụ tình chuẩn mực Đường thi, thể hiện nỗi buồn trước sự trôi chảy của thời gian.

· Phong cách của Huy Cận: Lãng mạn, hiện đại, đề cao cái tôi cá nhân, chịu ảnh hưởng của Thơ mới, thể hiện sự cô đơn và nỗi buồn của con người trước vũ trụ.

III. KẾT BÀI

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1 161
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm