So sánh Đây mùa thu tới và Tràng giang

So sánh, đánh giá hai tác phẩm Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) và Tràng giang (Huy Cận)

Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là một trong những dạng bài viết trong chương trình Ngữ văn lớp 12 sách mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc mẫu dàn ý so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) và Tràng giang (Huy Cận) sẽ giúp các em nắm được các ý chính cần triển khai khi làm dạng đề này.

Dàn ý so sánh Đây mùa thu tới và Tràng giang

I. MỞ BÀI

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

II. THÂN BÀI

1. Phân tích, so sánh điểm tương đồng của hai tác phẩm

a. Những điểm tương đồng về nội dung:

· Đề tài: Cả hai bài thơ khai thác nỗi buồn sâu lắng trước thiên nhiên.

· Chủ đề: Sự trôi chảy của thời gian và sự hữu hạn của đời người.

· Cảm hứng chủ đạo: Lãng mạn, thể hiện sự cô đơn và lạc lõng trước thiên nhiên.

· Hình ảnh: Xuân Diệu dùng hình ảnh mùa thu, Huy Cận dùng hình ảnh sông nước, cả hai đều gợi sự mênh mông của cảnh vật thiên nhiên và sự cô liêu trong lòng người.

· Nhân vật trữ tình: Đều thể hiện nỗi buồn sâu sắc, khao khát hòa nhập với thiên nhiên nhưng bất lực.

· Thông điệp: Cả hai tác phẩm đều truyền tải thông điệp về sự cô đơn của con người trước vũ trụ rộng lớn. Họ khao khát đồng điệu nhưng không thể hòa nhập. Đây chính là suy tư sâu sắc của các thi nhân về mối quan hệ giữa con người và vũ trụ.

b. Điểm giống nhau về nghệ thuật:

· Thể thơ: Cả hai đều sử dụng thể thơ tự do, linh hoạt trong biểu đạt cảm xúc.

· Thủ pháp nghệ thuật: Bút pháp đối lập giữa sự sống và sự tàn phai, sự nhỏ bé của con người với vũ trụ.

· Biện pháp tu từ:

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ đặc sắc:

+ Nhân hóa: “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang / Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng”

+ Liệt kê: “hoa”, “lá”, “trăng”, “dòng sông”, “con thuyền”, “cánh chim”…

+ Từ láy: “đìu hiu”, “mỏng manh”, “lơ thơ”, “mênh mông”…

· Bút pháp tả cảnh ngụ tình: Thiên nhiên phản chiếu nỗi buồn riêng của thi nhân và nỗi buồn chung của thời đại.

· Âm điệu: Nhạc điệu nhẹ nhàng, nhịp 4/3 tạo sự suy tư, trầm lắng.

· Ngôn ngữ: Giàu giá trị tạo hình và giá trị biểu cảm góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình.

2. Phân tích, so sánh điểm khác biệt của hai tác phẩm

a. Những điểm khác biệt về nội dung:

· Đề tài: "Đây mùa thu tới" tập trung vào nỗi buồn trước sự tàn phai của mùa thu và sự trôi chảy của dòng thời gian , "Tràng giang" nhấn mạnh nỗi cô đơn trước thiên nhiên và sự hữu hạn của đời người.

· Chủ đề: Xuân Diệu suy tư về tuổi trẻ , đời người Huy Cận tập trung vào sự cô đơn, lạc lõng trong cuộc sống. Đó chính là sự bế tắc của một bộ phận tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời à nỗi đau nhân thế, nỗi buồn thế hệ.

· Cảm hứng: Xuân Diệu thể hiện cảm hứng về thời gian, tuổi trẻ, sự sống Huy Cận nhấn mạnh cảm hứng triết lí về vũ trụ, vô hạn, hữu hạn .

· Hình ảnh:

+ "Đây mùa thu tới" sử dụng hình ảnh lá vàng, liễu rủ, hoa rụng, trăng tự ngẫn ngơ, áng mây, cánh chim….

+  "Tràng giang" sử dụng hình ảnh sông nước, con thuyền, cành củi khô, bầu trời, cánh chim….

· Thiên nhiên: "Đây mùa thu tới" thiên về sự tàn phai, trôi chảy; "Tràng giang" là thiên nhiên bao la, tĩnh lặng.

· Nhân vật trữ tình: Xuân Diệu mang tâm trạng lo âu, tiếc nuối; Huy Cận có tâm trạng cô đơn, lạc lõng.

· Thông điệp: Xuân Diệu khuyên chúng ta nên trân trọng tuổi trẻ, trân quí cuộc đời còn Huy Cận nhấn mạnh sự cô đơn để khát khao hòa nhập à tạo ra một cuộc đời có giá trị, có ý nghĩa.

b. Những điểm khác biệt về nghệ thuật:

· Thể thơ: tự do giúp Xuân Diệu tạo nhịp thơ uyển chuyển, Huy Cận tạo nhịp thơ chậm rãi.

· Nhân vật trữ tình: Xuân Diệu mang tâm trạng buồn để hướng tới khát vọng sống mãnh liệt, Huy Cận có tâm trạng cô đơn để hướng đến khát vọng hòa nhập vào cuộc đời.

· Cảm hứng chủ đạo : Xuân Diệu cảm hứng về thời gian, Huy Cận cảm hứng về vũ trụ .

· Hình ảnh: Xuân Diệu tả sự tàn phai của thiên nhiên, Huy Cận tả sự bao la của tạo hóa.

· Thi liệu: Xuân Diệu dùng hình ảnh mùa thu tàn úa, Huy Cận dùng hình ảnh thiên nhiên rộng lớn.

· Ngôn ngữ: Xuân Diệu dùng ngôn ngữ giàu cảm xúc, Huy Cận dùng ngôn ngữ sâu lắng.

3. Đánh giá phong cách sáng tác của mỗi tác phẩm

· Xuân Diệu: Lãng mạn, cảm xúc mãnh liệt, tinh tế trong suy tư về tuổi trẻ và thời gian.

· Huy Cận: Lãng mạn, cảm xúc trầm lắng, tinh tế trong triết lí về con người, vũ trụ.

*Nguyên nhân của sự khác biệt:

· Tư duy nghệ thuật: Xuân Diệu chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa lãng mạn phương Tây, yêu cuộc sống, yêu tuổi trẻ; Huy Cận chịu ảnh hưởng tư tưởng phương Đông, trầm tư về kiếp người, vũ trụ.

· Bối cảnh thời đại: Xuân Diệu thể hiện khát khao sống mãnh liệt trong xã hội đang biến đổi, Huy Cận phản ánh cảm giác cô đơn trước thiên nhiên bao la.

III. KẾT BÀI

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
1
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi