Những lỗi mất điểm khi làm bài thi Ngữ văn THPT quốc gia 2024
Những lỗi cần tránh khi đi thi Ngữ văn THPT quốc gia
Thi tốt nghiệp là một trong số các kì thi vô cùng quan trọng đối với em học sinh. Chính vì vậy làm thế nào để đạt điểm cao khi thi tốt nghiệp là câu hỏi được rất nhiều các sĩ tử quan tâm. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ các lỗi sai cần tranh khi làm bài thi Ngữ văn THPT cũng như một số bí quyết đạt điểm cao môn Văn thi tốt nghiệp cực hay, mời các em cùng tham khảo.
- Các tác phẩm đã thi THPT Quốc gia môn Văn các năm (Tham khảo)
- Kiến thức trọng tâm Lịch sử lớp 12 thi tốt nghiệp THPT 2024
Bí quyết làm bài thi Ngữ văn THPT đạt điểm cao
Ngoài việc tránh mắc các lỗi sai khi làm bài thi môn Ngữ văn THPT quốc gia, nếu các em vận dụng thêm được những bí quyết làm bài môn Văn tốt nghiệp được Hoatieu chia sẻ dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng đạt điểm cao cũng như gây ấn tượng với người chấm bài.
Cách làm bài thi Ngữ văn THPT quốc gia
Dưới đây là một số lỗi sai thường gặp trong bài thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT quốc gia các em cần tránh để không bị mất điểm.
Xác định sai vấn đề cần nghị luận dẫn đến viết lạc đề, có thể bị 0 điểm, là lỗi thường gặp khi học sinh làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT.
Thạc sĩ Phan Thế Hoài, giáo viên Ngữ văn trường THCS-THPT Hoa Lư, TP HCM, chia sẻ lỗi học sinh thường mắc khi làm bài thi tốt nghiệp THPT.
Phần Đọc hiểu, câu nhận biết (câu 1), học sinh thường nhầm lẫn giữa phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ. Cần nhớ phương thức biểu đạt là cách thức, phong cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu... để thể hiện thái độ, tình cảm và ý nghĩa nào đó. Còn phong cách ngôn ngữ là toàn bộ đặc điểm về cách thức diễn đạt tạo thành kiểu diễn đạt trong mỗi loại văn bản nhất định.
Vậy nên học sinh cần nắm vững và phân biệt 6 loại phong cách ngôn ngữ: sinh hoạt, khoa học, chính luận, hành chính, nghệ thuật, báo chí. Tương tự, có 6 phương thức biểu đạt, đó là tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính - công vụ.
Câu nhận biết cũng có thể hỏi về thể thơ, nếu không đọc kỹ ngữ liệu, học sinh sẽ trả lời sai. Một số thể thơ thường gặp là lục bát; bốn chữ; năm chữ; bảy chữ; tám chữ (còn gọi là thể thơ tự do). Trừ thể thơ lục bát (cặp câu 6 chữ và 8 chữ luân phiên theo quy luật), cách nhận biết đơn giản là dựa vào số chữ trong một dòng thơ để trả lời cho chính xác. Học sinh trả lời sai câu nhận biết sẽ bị điểm 0.
Câu thông hiểu (câu 2), thường có dạng như: Theo đoạn trích, tác giả nói đến điều gì. Học sinh phải dựa vào nội dung của văn bản để trả lời, chứ không phải nói theo quan điểm của mình. Hoặc đề yêu cầu chỉ ra các hình ảnh đề cập đến nội dung nào đó của văn bản. Hình ảnh được thể hiện qua các từ, ngữ (đơn vị lớn hơn từ), chứ không phải chép nguyên cả câu văn, câu thơ. Học sinh trả lời sai câu nhận biết sẽ bị điểm 0.
Câu vận dụng thấp (câu 3), thường kiểm tra việc đọc hiểu một nội dung có sẵn trong ngữ liệu. Câu hỏi rất tường minh nên học sinh cần trả lời ngắn gọn, đầy đủ. Ví dụ, đề tham khảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2021 hỏi: "Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mảnh đất và con người miền Trung: Miền Trung/Eo đất này thắt đáy lưng ong/Cho tình người đọng mật?".
Câu hỏi có 2 ý "mảnh đất" và "con người miền Trung". Học sinh có thể trả lời: Những dòng thơ tái hiện hình ảnh mảnh đất miền Trung: một vùng đất hẹp với thời tiết vô cùng khắc nghiệt, thiên tai triền miên. Nhưng đối lập với sự chật hẹp của mảnh đất là con người miền Trung với tấm lòng rộng mở, ngọt ngào, chan chứa yêu thương, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống. Câu 3, nếu trả lời thiếu ý sẽ bị trừ ít nhất 0,25 điểm.
Câu hỏi vận dụng thấp (câu 4) thường gặp là, bản thân có đồng tình với ý kiến nào đó trong ngữ liệu hay không. Học sinh có thể trả lời đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình một phần. Tuy nhiên, phải đưa ra được chính kiến của mình, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, thuần phong mỹ tục, không vi phạm pháp luật. Có thể trả lời từ 3 đến 5 câu là đầy đủ ý, tránh viết dài dòng, lan man.
Hoặc đề yêu cầu nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản. Học sinh cần đọc kỹ ngữ liệu để khái quát nội dung chính mà tác giả gửi gắm. Chẳng hạn đề minh họa hỏi: "Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích".
Học sinh tham khảo cách trả lời: Thông qua đoạn trích, tình cảm của tác giả được thể hiện thật chân thành, xúc động. Đó là tình thương yêu vô bờ dành cho mảnh đất miền Trung khắc nghiệt, con người miền Trung chịu nhiều khó khăn, thiệt thòi. Cùng với đó là sự cảm phục sức vươn dậy của con người miền Trung và niềm tin sâu sắc vào vẻ đẹp của tình người miền Trung. Câu 4, nếu trả lời sơ sài sẽ bị trừ ít nhất 0,25 điểm.
Phần Làm văn, học sinh cần chú ý về hình thức và nội dung của câu nghị luận xã hội. Câu này yêu cầu viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày một khía cạnh của nội dung được nói đến ở phần Đọc hiểu.
Về hình thức, học sinh viết khoảng 2/3 hoặc một mặt giấy thi là đạt yêu cầu. Đoạn văn cần lùi vào đầu dòng và không xuống dòng cho đến khi kết thúc. Nếu học sinh viết đoạn văn quá ngắn hoặc viết xuống dòng thì sẽ bị trừ ít nhất 0,25 điểm.
Về nội dung, lỗi xác định sai vấn đề cần nghị luận dẫn đến viết lạc đề, có thể bị 0 điểm. Học sinh nên viết đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp, là sự phối hợp diễn dịch với quy nạp. Nếu không chú ý về mặt nội dung, học sinh thường chỉ đạt số điểm dao động từ 1 đến 1,25/2 điểm.
Riêng câu Nghị luận văn học chiếm số điểm cao nhất trong toàn bài văn - 5 điểm. Không đảm bảo đúng hình thức và cấu trúc của bài nghị luận văn học, học sinh bị trừ ít nhất 0,5 điểm. Lỗi xác định sai vấn đề cần nghị luận dẫn đến viết lạc đề, có thể bị 0 điểm.
Cần lưu ý đến câu hỏi phụ, nếu bỏ sót sẽ bị trừ 0,5 điểm. Ví như, đề minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo có ý phụ "nhận xét về tính trữ tình của bút ký Hoàng Phủ Phủ Ngọc Tường". Bên cạnh đó, học sinh mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, tẩy xóa... cũng bị trừ ít nhất 0,5 điểm.
Ngoài ra, giám khảo rất thiếu thiện cảm khi học sinh làm bài lộn xộn. Một số kiểu bài bị trừ điểm như làm 4 câu hỏi phần Đọc hiểu không theo thứ tự; khi làm xong bài mới bổ sung câu hỏi chưa làm, phần làm bài bị thiếu. Đặc biệt, bài viết tẩy xóa, sử dụng ký hiệu riêng, viết hơn hai màu mực... sẽ bị đem ra chấm hội đồng, cũng rất bất lợi về điểm số cho học sinh.
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Đọc hiểu Bay xuyên những tầng mây có đáp án
Phân tích quan điểm sống của Trương Ba và Đế Thích
Đề thi thử môn Toán tốt nghiệp THPT 2023 Hải Phòng
Đề thi thử THPT Hải Phòng 2023 môn Văn
Đọc hiểu bình yên bên mẹ
(Có đáp án) Đọc hiểu Không có gì tự đến đâu con
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp đọc hiểu
Gợi ý cho bạn
-
Top 27 mẫu Mở bài Tây Tiến siêu hay
-
Trình bày về so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện trang 41
-
Anh chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thay đổi bản thân
-
Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về giá trị của thời gian
-
Phân tích Vợ nhặt đoạn cuối ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công