Đề thi thử THPT Hải Phòng 2023 môn Văn
Đề Văn sở Hải Phòng 2023
Đề thi thử THPT Hải Phòng 2023 môn Văn - Ngày 20-21/4/2023 vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã tổ chức thi khảo sát chất lượng học sinh lớp 12 toàn thành phố năm học 2022 - 2023 lần thứ nhất. Các đề khảo sát đều bám sát cấu trúc, mức độ Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 và Đề thi tham khảo năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ Đề thi thử Văn 2023 sở GD Hải Phòng, mời các bạn cùng tham khảo.
Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2023 môn Văn Hải Phòng
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Háo danh là từ có ý nghĩa tiêu cực. Đầu tiên là anh coi trọng danh tiếng trên mức cần thiết. Thứ hai là anh coi trọng danh tiếng trên mức mà anh có. Có lẽ, háo danh phản ánh cả hai khía cạnh đó", TS. Nguyễn Sĩ Dũng – Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ.
Xét trên nghĩa tích cực, ai cũng có nhu cầu trở thành một người có giá trị, có đóng góp cho cộng đồng, xã hội. Lập danh là một khát vọng chính đáng nếu khẳng định bằng chính năng lực của mình và được xã hội công nhận. Ngược lại, cái danh trở thành phương tiện thay vì mục tiêu, nó trở thành một thứ hàng hóa, từ đó lệch lạc giá trị đích thực.
"Công danh không phải cho cá nhân mà là hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị. Giá trị của một doanh nghiệp, một con người, cộng đồng được xác định một cách chính xác, nhân văn, chứ không phải là đi quảng bá, tuyên truyền rầm rộ. Điều đó không được", PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học – nghệ thuật trung ương cho biết.
Hội nghị văn hóa toàn quốc đã xác định giá trị của con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, cần có giá trị cốt lõi là yêu nước, đoàn kết, tự cường, nghĩa tình, trung thực, trách nhiệm, kỷ cương và sáng tạo. Trung thực là một phẩm chất quan trọng. Muốn xây dựng nó phải nhận diện và thay đổi thói háo danh. Háo danh không kéo theo thói hư tật xấu mà còn khiến cho những người có năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất y chí phấn đấu. Chúng ta cần phải xứng đáng với nhưng danh hiệu chúng ta có.
(Trích Háo danh nằm sâu trong nguồn gốc của văn hóa người Việt, Báo điện tử vtv.vn ngày 06/4/2023)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, giá trị cốt lõi của con người Việt Nam thời kì đổi mới là gì?
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: thói háo danh trong xã hội khiến cho người có năng lực thực sự sẽ cảm thấy tiêu cực, chán nản và mất ý chí phấn đấu?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm được nêu trong đoạn trích: "Công danh không phải cho cá nhân mà là cống hiến cho tổ quốc, cho cộng đồng thì danh tiếng mới có giá trị"? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viêt một đoạn văn (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi: Tuổi trẻ cần làm gì để lập danh một cách chính đáng?.
Câu 2 (5,0 điểm)
Trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông?, Hoàng Phủ Ngọc Tường viết:
... Từ đây, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tân nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non. Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Và như vậy, giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét; sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố yêu quý của mình; Huế trong tổng thể vẫn giữ nguyên dạng một đô thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông Hương tỏa đi khắp phố thị, với những cây đa, cây cừa cổ thụ tỏa vầng lá u sầm xuống những xóm thuyền xúm xít; từ những nơi ấy, vẫn lập lòe trong đêm những ánh lửa thuyền chài của một linh hồn mô tê xưa cũ mà không một thành phố hiện đại nào còn nhìn thấy được. Những chi lưu ấy, cùng với hai hòn đảo nhỏ trên sông đã làm giảm hẳn lưu tốc của dòng nước, khiến cho sông Hương khi qua thành phố đã trôi đi chậm, thực chậm, cơ đồ chỉ là một mặt hồ yên tĩnh. Tôi đã đến Lê-nin-grát, có lúc đứng nhìn sông Nê-va cuốn trôi những đám băng lô xô, nhấp nháy trăm màu dưới ánh sáng của mặt trời mùa xuân; mỗi phiến băng chở một con hải âu nghịch ngợm đứng co lên một chân, thích thú với chiếc thuyền xinh đẹp của chúng; và đoàn tàu tốc hành lạ lùng ấy với những hành khách tí hon của nó băng băng lướt qua trước cung điện Pê-téc-bua cũ để ra bể Ban-tích.[...] Hai nghìn năm trước, có một người Hi Lạp tên là Hê-ra-clít, đã khóc suốt đời vì những dòng sông trôi đi quá nhanh, thế vậy! Lúc ấy, tôi nhớ lại con sông Hương của tôi, chợt thấy quý điệu chảy lặng lờ của nó khi ngang qua thành phố... Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho huế, có thể cảm nhận được bằng thị giác trăm qua trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh vào những đêm hội rằm tháng Bảy từ điện Hòn Chén trôi về, qua Huế bỗng ngập ngừng như muốn đi muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng.
(Trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ Văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022, tr.199-200)
Cảm nhận về hình tượng sông Hương, từ đó nhận xét về cái nhìn mang tính khám phá, phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong đoạn trích trên.
Tham khảo thêm
- Top 6 bài cảm nhận sông Hương ở thượng nguồn siêu hay
- Cảm nhận sông Hương ở ngoại vi thành phố
- Vẻ đẹp sông Hương ở trong lòng thành phố Huế (8 mẫu)
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trong nhóm Lớp 12 thuộc chuyên mục Học tập của HoaTieu.vn.
- Chia sẻ:Trần Thu Trang
- Ngày:
Tham khảo thêm
Muối của rừng đọc hiểu (2 đề)
(Nhanh nhất) Đáp án đề thi Văn THPT quốc gia 2024
Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về lí tưởng sống của thanh niên ngày nay
Cách chấm điểm Văn THPT quốc gia 2024
Quán hàng phù thủy đọc hiểu
Gió lào cát trắng đọc hiểu có đáp án
(Cực hay) Đọc hiểu Những ngày mới của Thạch Lam
Đề thi Văn THPT quốc gia các năm từ 2012 đến nay
Gợi ý cho bạn
-
So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ Tống biệt (Tản Đà) và Tống biệt hành (Thâm Tâm)
-
Gió lào cát trắng đọc hiểu có đáp án
-
Cảm nhận về hình ảnh người lính trong bài thơ Dáng đứng Việt Nam
-
So sánh cảm hứng về đất nước trong Đất nước và Việt Bắc
-
So sánh 2 tác phẩm truyện Tư cách mõ và Đêm làng Trọng Nhân
Có thể bạn cần
Top 8 mẫu phân tích khổ cuối bài Tràng giang hay chọn lọc
Phân tích khổ 4 bài Tràng giangHướng dẫn khai Phiếu đảng viên (mẫu 2-HSĐV)
Cách viết Phiếu đảng viênMẫu Bài thu hoạch nghị quyết trung ương 4 khóa 12 cho Đảng viên
Bài thu hoạch học tập nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của ĐảngBiên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viên
Mẫu biên bản họp chi bộ đề nghị kết nạp Đảng viênTop 4 mẫu Cảm nhận bài thơ Sóng hay chọn lọc
Cảm nhận về bài thơ Sóng - Xuân QuỳnhThực hành theo hướng dẫn để tạo ra 02 sản phẩm hỗ trợ việc giảng dạy môn Toán cấp tiểu học
Đáp án bài tập cuối khóa module 9 môn ToánBài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên module GVMN 3 năm 2024 mới cập nhật
Module rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người GVMNBộ tranh thiếu nhi về chào mừng Đại hội Đoàn 2024
Lịch thi vẽ tranh Thiếu nhi Việt Nam mừng đại hội Đoàn 2024Công văn xin hủy tờ khai Thuế GTGT do kê khai sai 2024
Cách hủy tờ khai thuế giá trị gia tăngMẫu tờ trình xin kinh phí hoạt động 2024 mới nhất
Cách viết tờ trình xin kinh phí hoạt độngSuy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến
Suy nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ NươngTờ khai thuế thu nhập cá nhân Mẫu 05/KK-TNCN, 05-DK-TCT 2024
Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công