(Nhanh nhất) Đáp án đề thi Văn THPT quốc gia 2024

Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2024 - Ngày 27/6/2024 các thí sinh lớp 12 trên toàn quốc sẽ bước vào môn thi đầu tiên của kì thi tốt nghiệp THPT 2024 là môn Ngữ văn. Theo đó, thời gian làm bài thi Ngữ văn THPT 2024 là 120 phút, bắt đầu từ 7h30. 

Trong bài viết này Hoatieu sẽ chia sẻ đề thi tốt nghiệp THPT 2024 môn Ngữ văn mới nhất cùng với đáp án văn THPT Quốc gia 2024 để các em có thêm tài liệu tham khảo, so sánh đối chiếu sau khi hết giờ làm bài.

1. Đáp án Văn thpt 2024

Đáp án Văn thpt 2024

Đáp án Văn thpt 2024

2. (Gợi ý) Đáp án Văn THPT quốc gia 2024

Hướng dẫn giải đề thi THPT quốc gia môn Văn 2024 mẫu 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Điều tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại: thế hệ nghệ sỹ này tiếp nối thế hệ nghệ sỹ khác.

Câu 2.

Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của các thế hệ tiếp theo sẽ: không có nguồn lực lực để sáng tạo và khai phá.

Câu 3.

Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật có tác dụng:

Giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, người đọc dễ hình dung.

Tạo sự liên tưởng độc đáo, nhấn mạnh tính liên tục trong sáng tạo nghệ thuật.

Qua đó tác giả khẳng định, sáng tạo nghệ thuật là một quá trình diễn ra liên tục, có sự kế thừa, tiếp nối từ thế này sang thế hệ khác. Thế hệ sau không chỉ phát huy những giá trị hế hệ trước để lại mà còn phải khai phá, sáng tạo để dòng chảy nghệ thuật luôn luôn phát triển

Câu 4.

HS dựa vào câu nói được trích dẫn đưa ra suy nghĩ phù hợp.

- Bài học về sự đoàn kết.

.....

II. Làm văn

Câu 1.

1. Mở đoạn

Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính

2. Thân đoạn

a. Giải thích

- Cá tính là những đặc điểm, suy nghĩ, tính cách riêng biệt và độc đáo của một người.

- Tôn trọng cá tính là chấp nhận, ghi nhận và đánh giá cao những đặc điểm, tính cách riêng biệt của mỗi cá nhân; tôn trọng quan điểm, giá trị và cách tiếp cận cuộc sống.

→ Điều này mang ý nghĩa to lớn góp phần tạo ra một sự đa dạng phong phú trong xã hội.

b. Phân tích

- Tôn trọng sự khác biệt là việc hiểu và đánh giá cao những đặc điểm đó, không phải chỉ riêng về bản thân mình mà còn về những người xung quanh. Việc lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác không chỉ là một dấu hiệu của sự tôn trọng mà còn là cơ hội để mở rộng tầm nhìn và hiểu biết.

- Ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính góp một phần không nhỏ trong cuộc sống của mỗi người:

+ Giúp con người phát triển bản thân: Khi được tôn trọng, cá nhân cảm thấy được thấu hiểu, từ đó có động lực để phát triển bản thân một cách toàn diện.

+ Nâng cao chất lượng mối quan hệ: Khi tôn trọng cá tính của nhau, mọi người có thể dễ dàng kết nối, thấu hiểu và đồng cảm với nhau hơn.

+ Tạo dựng môi trường sống tích cực: Cộng đồng và xã hội tôn trọng cá tính sẽ đa dạng, phong phú và thú vị hơn.

+ Thúc đẩy sự phát triển chung của xã hội: Khi mỗi cá nhân được tôn trọng cá tính, họ sẽ có ý thức trách nhiệm và cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

- Minh chứng: Các ví dụ cụ thể về những người biết tôn trọng sự khác biệt, như các nhà lãnh đạo có khả năng lắng nghe ý kiến của mọi người và xây dựng các quyết định dựa trên sự đa dạng này.

c. Phản đề

Tuy nhiên, vẫn còn những người không thể chấp nhận sự khác biệt và luôn cố gắng áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Họ không nhận ra rằng sự đa dạng là điều tốt đẹp và cần thiết cho sự phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.

d. Liên hệ bản thân: Tôn trọng sự khác biệt là một sự lựa chọn, và điều này bắt đầu từ chính bản thân mỗi người. Chúng ta cần nhận ra giá trị của sự đa dạng và hãy là những người mở cửa cho sự đổi mới và sự hòa hợp.

3. Kết đoạn

Trong một thế giới đa dạng như ngày nay, việc tôn trọng sự khác biệt không chỉ là một nguyên tắc mà còn là một bài học quý giá. Chúng ta cần nhận thức rằng sự đa dạng là nguồn lợi thế và cơ hội, và chỉ khi biết tôn trọng sự khác biệt, chúng ta mới có thể xây dựng được một xã hội bình đẳng và hòa bình.

Câu 2. 

Tham khảo

1. Mở bài

- Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông chứa đựng sự suy tư và đậm chất triết lí.

- Bài thơ Đất Nước được trích từ trường ca Mặt đường khát vọng. Đây là một trong những thi phẩm tiêu biểu của nhà thơ với tư tưởng bao trùm tác phẩm: “Đất Nước của nhân dân”.

- Khái quát vấn đề: Đoạn thơ nằm ở phần đầu. Từ đó nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.

2. Thân bài

2.1. Cảm nhận đoạn trích

a. Thời điểm sinh thành nên Đất Nước

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể.

- Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu không phải bằng triều đại, con số mà bằng cách nói giản dị, gần gũi, nhà thơ đã hình dung về Đất Nước:

+ Khi “ta” biết nhận thức, đã đủ hiểu biết… ta đã thấy Đất Nước tồn tại, thành hình, thành dạng. Cách nói “Đất Nước đã có rồi”: là cách nói phỏng đoán, nhưng diễn đạt một điều chân lý: Đất Nước có trước tất cả mỗi chúng ta.

+ Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa mẹ thường hay kể”, “ngày xửa ngày xưa” cụm từ ấy dẫn lối vào những câu chuyện rất xa xưa, rất xa với thời điểm hiện tại, nơi đó có thế giới của cổ tích, của những buổi khai thiên lập địa. Và từ những cái xa xưa ấy, thế giới của những câu chuyện cổ tích, Đất nước đã tồn tại. Hay nói cách khác, khi ta truy về từ tận thủa hồng hoang, nhưng vẫn không thể trả lời thật chính xác thời điểm ra đời Đất nước.

b. Quá trình hình thành và phát triển của Đất nước

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn.

- Chúng ta chú ý vào hai tiếng “bắt đầu”, điều nhà thơ muốn diễn đạt ở đây giản dị mà thật sâu sắc: Không gian Đất nước đã được hình thành từ rất lâu, đó là cái nôi bao bọc con dân đất Việt. Nhưng không gian ấy chỉ được gọi là Đất nước khi nó bắt đầu có văn hoá, phong tục. Hình ảnh Đất nước bắt đầu bằng miếng trầu chính là cách nói dung dị mà triết lý đó. Và như vậy, ta hiểu rằng Đất nước có quá trình hình thành song hành với quá trình xuất hiện văn hoá, phong tục.

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

- Cụm từ “biết trồng tre mà đánh giặc” gợi cho người đọc nhớ tới truyền thuyết Thánh Gióng. Cậu bé vươn vai trở thành tráng sĩ, nhổ tre đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. Từ đây ta có thể hiểu ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở hai chữ “lớn lên”. Tác giả đã diễn tả hình ảnh Đất Nước vươn mình qua đấu tranh, qua xây dựng, gìn giữ

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn


- Ý thơ gợi lên hình ảnh, một thói quen mà mang cả văn hoá gợi lên cả một nền văn minh lúa nước, khi những người nông dân lao động: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

- “Gừng cay muối mặn” đó là những gia vị đậm đà, không thể thiếu trong bữa ăn người Việt. Qua thời gian, gừng càng thêm cay, muối càng thêm mặn. Đó là tình nghĩa, là ân tình thuỷ chung trong đời sống tình cảm, đặc biệt là tình cảm vợ chồng.

Cái kèo cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Ý thơ cho ta hiểu, những thân cây, khúc gỗ vô tri trên rừng, bỗng có tên, hoá tuổi, khi chúng gắn bó với đời sống con người, ngôn ngữ cũng phong phú từ đó. Cách hiểu thứ hai, gắn với quan niệm tâm linh tín ngưỡng, và cách hiểu thứ 3 để nói về nếp dựng nhà cửa, để phòng tránh thú dữ, an cư lạc nghiệp.

- Nhân dân ta đã sáng tạo ra nền văn minh lúa nước, nhưng nhọc công thay, hạt gạo được tạo ra từ biết bao công đoạn: xay, giã, giần, sàng. Cho nên, ý thơ gợi cho ta bài ca dao: “Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”.

c. Định nghĩa Đất Nước qua không gian địa lý – cội nguồn hình thành nên bản sắc văn hoá Việt

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

- Đất nước không phải là cái gì cao siêu xa vời mà nó là không gian nơi ta lớn lên, gắn với ta từ thủa nằm nôi. Khi “Đất” – “Nước” đứng cạnh nhau, cũng đồng thời ghi dấu nơi đôi ta hò hẹn. Đất nước hợp hoà, thống nhất, cũng như tình yêu đôi lứa hoà quyện. Như vậy, Đất nước là sự thống nhất, gắn bó chặt chẽ giữa các yếu tố: “Đất” và “Nước”, không thể tách rời. Cũng như tình yêu, không thể thiếu hoặc anh, hoặc em.

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

- Câu thơ như cây cầu dẫn về lời ca dao: “Khăn thương nhớ ai!”. Nơi em đánh rơi chiếc khăn là không gian Đất nước, nỗi nhớ thầm người yêu cũng hoà trong Đất nước. Trong tình yêu của em, trong nơi em hò hẹn, có Đất nước. Như vậy, Đất nước có trong nỗi nhớ của em, có trong tình yêu của em, của đôi ta.

Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi.

- Từ những câu ca dao miền Trung đẹp huyền thoại đã được nhà thơ đưa vào hai câu thơ trên gợi ra một Đất nước giàu đẹp với muôn trùng núi bạc bát ngát biển khơi.

Đất là nơi Chim về

Nước là nơi Rồng ở.

- Đất nước là không gian linh thiêng, nơi chim tìm về, nơi rồng ẩn ngụ. Gợi về hai tiếng đồng bào giản dị mà cao quý, tự hào. Đồng thời đánh thức tình cảm tổ tiên, tình cảm cội nguồn trong đầy tâm linh người Việt. Dù là sống ở miền ngược, miền xuôi, trong Nam hay ngoài Bắc đều là con cháu một nhà của tổ tiên Lạc Long Quân, u Cơ.

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

- Đất nước là nơi đoàn tụ của lớp lớp bao thế hệ con dân đất Việt, là nơi đến trường của bao chàng trai, nơi hẹn hò của bao đôi lứa. Là nơi trở về của bao người con làm ăn xa, là nơi đoàn tụ của con cháu với cha ông, người già khuất núi về đoàn tụ với tiên tổ. Đất nước là nguồn cội, là nơi chôn nhau cắt rốn, gần gũi mà thiêng liêng.

2.2. Nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ

- Đoạn thơ thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm độc đáo, sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về nguồn gốc của Đất Nước bằng những câu thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình; thể thơ tự do, chất liệu văn học dân gian, giọng thơ trữ tình ngọt ngào như lời thủ thỉ, tâm tình, trò chuyện,... góp phần thể hiện gắn kết mạch cảm xúc và suy tư trong mỗi dòng thơ và trong cả đoạn thơ.

- Sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng chính là một trong những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Khoa Điềm.

3. Kết bài: Tổng kết vấn đề nghị luận.

Hướng dẫn giải đề thi THPT quốc gia môn Văn 2024 mẫu 2

Giải đề thi THPT quốc gia môn Văn 2024

Giải đề thi THPT quốc gia môn Văn 2024

Đáp án Văn THPT quốc gia 2024

Giải trực tiếp đề Văn THPT 2024

Đề thi môn văn sáng nay

Đề thi môn văn sáng nay

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024

Bài thi: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích:

Tôi từng đứng trước dòng sông và nhìn nước chảy. Chảy trong ban mai, chảy trong hoàng hôn và chảy trong bóng tối. Và tôi nghĩ về lịch sử của sự sáng tạo. Lịch sử của sáng tạo nghệ thuật trên thế gian này giống như sự chảy của dòng sông. Không bao giờ ngưng nghị. Thế hệ nước này tiếp thế hệ nước trước đó để tạo ra vẻ đẹp huy hoàng của những dòng sông. Cũng như thế hệ nghệ sỹ này tiếp thế hệ nghệ sỹ khác tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại. Các thế hệ nghệ sỹ luôn mang lại một sức sống mới cho nghệ thuật. Họ tiếp nhận sự truyền cảm của thế hệ trước Nếu không có những thế hệ nghệ sỹ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ không có nguồn lực để sáng tạo và khai phải Nhưng nếu không có những nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo thì nghệ thuật bắt đầu rơi vào bất động và đi tới hủy diệt. Tất cả giống như nước chuyển động trong một dòng sông. Sự mới mẻ trong nhịp chảy của nước chính là sự sống của dòng sông. Việc các nghệ sỹ thế hệ tiếp theo chỉ sao chép nghệ thuật của các nghệ sỹ đi trước chính là sự ngưng chảy" của con sông nghệ thuật. Và đấy là cái chết.

Đừng bao giờ tách rời con nước hôm qua với con nước hốm nay. Đừng tách rời các thế hệ nước ra khỏi con sông, cũng như đừng tách rời các thế hệ nghệ sỹ ra khỏi dòng chảy của nghệ thuật. Đại dương mênh mông không phải là một khối bất động. Nó chứa đựng những giọt nước trong sự thống nhất thẳm sâu và cao cả của nó. Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất Khi tôi chạm tay vào con sông, tôi thấy sự tinh khiết và sức chảy của nước. Trong sự tinh khiết và sức chảy của nước hôm nay chứa đựng sự tinh khiết và sức chảy của nước từ ngàn năm trước.

(Trích Dòng sông và những thế hệ của nước, Nguyễn Quang Thiều, Viết & đọc - Chuyên đề mùa thu 2023, Nhiều tác giả, NXB Hội Nhà văn, 2023, tr. 8)

Trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Theo đoạn trích, điều gì tạo nên lịch sử nghệ thuật của nhân loại?

Câu 2. Trong đoạn trích, nếu không có những thế hệ nghệ sĩ trước đó thì các nghệ sỹ của thế hệ tiếp theo sẽ như thế nào?

Câu 3. Việc liên tưởng dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích có tác dụng gì?

Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả "Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chi nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất”, anh/chị rút ra bài học gì về lối sống cho bản thân?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong đoạn trích Đất Nước (trích trưởng ca Mặt đường khát vọng), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa... " mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

'Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bởi sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

* Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"

Nước là nơi "con cả ngư ông móng nước biển khơi"

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 118-119)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ trên; từ đó, nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện trong đoạn thơ.

3. Đáp án Văn THPT quốc gia 2023

Đáp án chính thức của Bộ môn Ngữ văn THPT 2023

Đáp án chính thức của Bộ môn Ngữ văn THPT 2023

Đáp án chính thức của Bộ môn Ngữ văn THPT 2023

4. Các đề thi Ngữ văn THPT quốc gia

Đề thi TN THPT môn Văn 2023

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2023

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Khúc nhạc đầu tiên của mùa hè

Tiếng sấm gõ trên bầu trời thật thấp

Gió từ đất thổi lên rất mặt

Cát bay, lá bay, đá bay

Mưa ròng ròng như triệu ngón tay

Lùa vào trong cổ

Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ

Những giọt mưa nhảy múa trước hiên nhà

Không phải của riêng ai

Cái êm ả lọc từ dữ dội

Mưa ơi mưa cho mặt người trẻ lại

Ai cũng đi qua con giống của riêng mình

Những lạch nước hiên nhà bằng sống lại mông mênh.

(Trích Đi qua cơn giông, Anh Ngọc, 30 năm Thơ - Tuyển tập tác phẩm văn học in trên Nhân Dân cuối tuần 1989 - 2019, NXB Văn học, 2019, tr. 74-75)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra những từ ngữ, hình ảnh miêu tả cơn giông mùa hè trong những dòng thơ sau:

Tiếng sấm gõ trên bầu trời thật thấp

Gió từ đất thổi lên rất mặt

Cát bay, lá bay, đá bay

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong những dòng thơ sau.

Mưa ròng ròng như triệu ngón tay

Lùa vào trong cổ

Ngỡ như hành quân trở về tuổi nhỏ

Những giọt mưa nhảy múa trước hiện nhà

Câu 4. Từ suy ngẫm của tác giả trong dòng thơ Ai cũng đi qua cơn giông của riêng mình, anh/chị hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết phải biết cân bằng cảm xúc trong cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân viết:

Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống, dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót với ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám bay vẫn trên nền trời như những đám mây đen. Người con dâu khẽ thở dài, thị nói lí nhí trong miệng:

- Trống gì đấy, u nhỉ

- Trống thúc thuế đấy. Đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ...

- Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc. Người con dâu có vẻ lạ lắm, thị lẩm bẩm:

- Ở đây vẫn phải đóng thuế cơ à?

Im lặng một lúc thị lại tiếp:

Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc của Nhật, chia cho người đói nữa đấy.

Tràng thần mặt ra nghĩ ngợi. Cái mặt to lớn bặm lại, khó đăm đăm. Miếng cám ngậm trong miệng hắn đã bã ra chất xít... Hắn đang nghĩ đến những người phá kho thóc Nhật.

Tràng hỏi vội trong miếng ăn:

- Việt Minh phải không?

- Ừ, sao nhà biết?

Tràng không trả lời. Trong ý nghĩ của hắn vụt hiện ra cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm.

Hôm ấy hắn láng máng nghe người ta nói họ là Việt Minh đấy. Họ đi cướp thóc đấy. Tràng không hiểu gì sợ quá, kéo vội xe thóc của Liên đoàn tất cánh đồng đi lối khác.

À ra họ đi phá kho thóc chia cho người đói. Tự dưng hắn thấy ân hận, tiếc rẻ vẫn vơ, khó hiểu. Ngoài đình tiếng trống thúc thuế vẫn dồn dập. Mẹ và vợ Tràng đã buông đũa đứng dậy. Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 32)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của nhà văn Kim Lân được thể hiện trong đoạn trích.

 Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2023

Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2022

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2022

Bài thi: NGỮ VĂN

I. ĐỌC HIÈU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích: Tuổi trẻ của tôi

Tuổi trẻ của tôi
mười tám, hai mươi
trong và tinh khiết như nước suối đá
khỏe và mơn mởn như mầm lá
rộng và dài như mơ ước, yêu thương
vươn lên và bền vững như con đường
gắn vào đất, tạc vào mặt đất
Tuổi trẻ như sao trời mát mắt
khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên
và cháy bùng như lửa thiêng liêng
khi giặc giã đụng vào bờ cõi
dẫu rụng xuống, vẫn chói lên lần cuối
gọi dậy những lớp người
dẫu rụng xuống, bầu trời không trống trải
trong mắt người sao vẫn mọc khôn nguôi…

(Trích Con đường của những vì sao, Nguyễn Trọng Tạo, Nga và Trọng Tạo 1 vến tập - Thơ và nhạc, Tập một, NXB Văn học, 2019, tr. 59-220)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định thê thơ của đoạn trích.

Câu 2. Chỉ ra những tính từ miêu tả vẻ đẹp của tuổi trẻ trong đoạn thơ,

Tuổi trẻ của tôi

mười tám, hai mươi

trong và tinh khiết như nước suối đá

khỏe và mơn mởn như mầm lá

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn thơ

Tuổi trẻ như sao trời mát mắt

khi yên bình hạnh phúc ngước nhìn lên

và chảy dùng như lửa thiêng liêng

khi giặc giã đụng vào bờ cõi

Câu 4. Nhận xét những suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa sự hi sinh của tuổi trẻ được thể hiện trong đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc tiếp bước Các thế hệ đi trước.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu viết:

“Lúc bấy giờ trời đầy mù từ ngoài biển bay vào. Lại lác đác mấy hạt mưa. Tôi rúc vào bên bánh xích của một chiếc xe tăng để tránh mưa, đang lúi húi thay phim lúc ngẩng lên thấy một chuyện hơi lạ: một chiếc thuyền lưới vó mà tôi đoán là trong nhóm đánh cá ban nãy đang chèo thẳng vào trước mặt tôi.

Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh chưa bao giờ tôi được thấy một cảnh “đắt” trời cho như vậy: trước mặt tôi là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Tất cả khung cảnh ấy nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh một con dơi, toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹp thực đơn giản và toàn bích khiến đứng trước nó tôi trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào? Chẳng biết ai đó lần đầu đã phát hiện ra bản thân cái đẹp chính là đạo đức? Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong gần tâm hồn”.

Chẳng phải lựa chọn xê dịch gì nữa, tôi gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca* cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại.

*Chiếc máy ảnh hiệu Pra-ti-ca.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 70-71)

Anh/Chị hãy phân tích đoạn trích trên; từ đó, liên hệ hình ảnh chiếc thuyền trong đoạn trích với hình ảnh chiếc thuyền đang chống chọi với sóng gió giữa phá được miêu tả trong truyện để rút ra thông điệp về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

Đề văn THPT 2022

Đáp án đề thi THPT 2022 môn Văn

Đáp án đề thi THPT 2022 môn Văn

Đề thi Ngữ văn THPT quốc gia 2021

Đề thi Văn THPT quốc gia 2021

 Đáp án môn Văn THPT 2021 chính thức

 Đáp án môn Văn THPT 2021 chính thức

Đề thi THPT quốc gia 2020 môn Văn

Đề thi THPT quốc gia 2020 môn Văn

Đề thi THPT quốc gia 2019 môn Văn

Đề thi THPT quốc gia 2019 môn Văn

Đề thi THPT quốc gia 2018 môn Văn

Đề thi THPT quốc gia 2018 môn văn

4. Tra cứu điểm thi THPT 2024 môn Văn

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
42 40.248
0 Bình luận
Sắp xếp theo
⚛
Xóa Đăng nhập để Gửi
    Chỉ thành viên Hoatieu Pro tải được nội dung này! Hoatieu Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm