14 Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án

Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 8 được Hoatieu chia sẻ trong bài viết dưới đây bao gồm ma trận và bảng đặc tả đề thi Ngữ văn lớp 8 học kì 2 sách KNTT cùng với đề thi trắc nghiệm Văn 8 cuối kì 2 có gợi ý đáp án chi tiết sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các em học sinh cũng như các thầy cô giáo trong môn Ngữ văn 8 chương trình giáo dục phổ thông mới.

Đề thi học kì 2 lớp 8 môn Văn sách Kết nối

Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc tổng hợp 14 đề thi cuối học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức có ma trận và gợi ý đáp án. Các đề thi Ngữ văn 8 cuối kì 2 được các thầy cô giáo biên soạn bám sát nội dung chương trình học với các ngữ liệu văn học trong và ngoài sách giáo khoa sẽ giúp các em củng cố và nâng cao kiến thức.

Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức

1. Ma trận đề thi học kì 2 Văn 8 KNTT

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

1

Đọc hiểu

- truyện

5

0

3

1

0

1

0

60

- Nghị luận

2

Viết

- Nghị luận thuyết minh

0

1*

0

1*

0

1*

0

1*

40

Tổng số câu

5

1*

3

1*

0

1*

0

1*

11

Tổng điểm

2,5

0.5

1.5

2.0

0

2.5

0

1.0

10

Tỉ lệ %

30%

35%

25%

10%

100

Bản đặc tả ma trận đề thi mời các bạn xem trong file tải về.

2. Đề thi cuối kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức - đề 1

I. ĐỌC HIỂU (5,5 điểm)

Đọc văn bản sau:

BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cả, khôn chài cá,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Cải chửa ra cây, cà mới nụ,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta.

(Nguyễn Khuyến)

Lựa chọn và ghi ra đáp án đúng:

Câu 1: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường Luật

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Lục bát

Câu 2: Từ “chửa”, trong câu thơ: “Cải chửa ra cây, cà mới nụ” là loại từ nào?

A. Từ toàn dân

B. Biệt ngữ xã hội

C. Từ địa phương

D. Từ tượng thanh

Câu 3: Trong các dòng sau, dòng nào là thành ngữ?

A. Ao sâu nước cả

B. Cải chửa ra cây

C. Bầu vừa rụng rốn

D. Đầu trò tiếp khách

Câu 4: Tác dụng của nghệ thuật đối trong 2 cặp câu: 3-4; 5-6 của bài thơ là gì?

A. Tạo ra tình huống dí dỏm, đùa vui của tác giả khi có bạn đến thăm nhà

B. Nhấn mạnh sự mong ước được tiếp đãi bạn một cách chu đáo cả vật chất lẫn tinh thần khi có bạn đến thăm nhà

C. Nhấn mạnh sự chân thành của tình bạn sẽ đủ để bù đắp những thiếu hụt vật chất trong buổi tiếp đón bạn

D. Tạo ra tình huống dí dỏm mà ý thơ, tình thơ chặt chẽ, sâu sắc nhằm nhấn mạnh sự chân thành của tình bạn sẽ đủ để bù đắp những thiếu hụt vật chất trong buổi tiếp đón bạn

Câu 5: Ngôn ngữ trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” có đặc điểm nào dưới đây?

A. Ngôn ngữ cô đọng, hàm súc.

B. Ngôn ngữ thuần Việt giản dị, dí dỏm, hài hước.

C. Dùng từ Hán Việt trang trọng, hàm súc.

D. Kết hợp từ thuần Việt và Hán Việt giản dị, dễ hiểu.

Câu 6: Chủ đề của bài thơ trên là gì?

A. Ca ngợi tình anh em ruột thịt, chân thành, thắm thiết.

B. Ca ngợi tình thầy trò sâu sắc, bền chặt.

C. Ca ngợi tình cảm gia đình máu thịt thiêng liêng.

D. Ca ngợi tình bạn bè chân thành, thắm thiết.

Thực hiện yêu cầu/ Trả lời câu hỏi:

Câu 7 (0,5 điểm): Cụm từ ta với ta trong câu thơ cuối cùng của bài thơ: “Bác đến chơi đây, ta với ta.” chỉ ai với ai?

Câu 8 (1,0 điểm): Qua nội dung của bài thơ Bạn đến chơi nhà, em thấy nhà thơ Nguyễn Khuyến có quan niệm như thế nào về tình bạn?

Câu 9 (1,0 điểm): Em sẽ làm gì để xây dựng một tình bạn đẹp trong cuộc sống hiện đại ngày nay?

II. Viết (4,5 điểm)

Viết bài văn phân tích câu chuyện sau:

“HOA HỒNG TẶNG MẸ”

Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi cháu bé sao lại khóc.

– Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – cô bé nức nở – nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 đô la.

Anh mỉm cười và nói:

– Đến đây chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Cô bé vui mừng nhìn anh trả lời:

– Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Cô bé chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Cô bé chỉ vào ngôi mộ và nói:

– Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong, cô bé ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Đáp án

Phần

Câu

Yêu cầu

Điểm

I

5,5

1

A

0,5

2

C

0,5

3

A

0,5

4

D

0,5

5

B

0,5

6

D

0,5

7

- Học sinh trình bày được:

+ Ta với ta: chỉ hai người: tác giả và người bạn tâm giao;

0,5

8

Nguyễn Khuyến có quan niệm về tình bạn:

+ Tình bạn là tình cảm chân thành, đáng quý, đáng trân trọng trong cuộc đời mỗi người.

+ Tình bạn giản dị, chân thành sẽ cao hơn mọi của cải, vật chất và không thể dùng bất cứ vật chất nào để so sánh, đổi chác được...

Chú ý: HS đưa ra những ý kiến khác, nhưng phù hợp, GV vẫn linh hoạt cho điểm.

- HS không làm hoặc làm không chính xác.

1,0

0

9

Học sinh trình bày theo ý kiến cá nhân nhưng cần đảm bảo phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật.

Gợi ý:

- Để có một tình bạn đẹp, mỗi chúng ta cần:

+ Biết "chọn bạn" mà chơi một cách khôn ngoan.

+ Hãy lắng nghe, tôn trọng những bí mật của bạn.

+ Luôn trung thực, thẳng thắn với bạn.

+ Trân trọng những tình bạn trong sáng mà mỗi người đang có.

+ Biết hiểu, đồng cảm giúp đỡ, quan tâm lẫn nhau khi gặp khó khăn mà không tính toán vụ lợi và sẵn sàng tha thứ, ... biết nói lời xin lỗi với bạn khi cần.

...

-HS không làm hoặc làm không chính xác.

1,0

0

II

4,5

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn phân tích tác phẩm truyện: Mở bài, thân bài, kết bài.

0,25

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: Phân tích nội dung, nghệ thuật của truyện

0,5

c. HS triển khai theo trình tự hợp lí:

* Mở bài (0,5đ)

Giới thiệu truyện “Hoa hồng tặng mẹ”

* Thân bài (2,0đ)

- Phân tích nội dung:

+ Phân tích cốt truyện/ tình huống truyện

+ Phân tích nhân vật:

Nhân vật cô bé: dù nhỏ tuổi nhưng có tình yêu thương mẹ vô bờ bến... (dẫn chứng, lí lẽ)...

Nhân vật anh chàng (chàng trai) cũng là người yêu thương mẹ nhưng chưa nhận ra được sự thiêng liêng, quý giá của tình mẫu tử. Nhờ hành động của cô bé mà anh ta thấy được sự thiêng liêng, quý giá của tình mẫu tử không gì sánh được...( dẫn chứng, lí lẽ)...

- Phân tích nghệ thuật: Câu chuyện ngắn gọn, giản đơn, dễ hiểu nhưng truyền tại một thông điệp vô cùng sâu sắc về tình mẫu tử trong cuộc sống hiện đại của chúng ta...

* Kết bài (0,5đ)

- Cảm nghĩ về câu chuyện, đưa ra bài học nhận thức cho riêng mình

- Bài học rút ra từ câu chuyện…

3,0

d. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo.

0,5

e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

0,25

Tổng điểm

10,0

3. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 KNTT - đề 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

HOA ĐÀO NỞ TRÊN VAI

[…] Vậy là Lụm trở thành con cháu nhà này cũng đã được hơn ba tháng. Ông vẫn nhớ như in buổi sáng hôm ấy. Lúc trở về từ nơi tránh lũ ông thất thần nhìn nhà cửa tan hoang. Lúc đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu, xoong chảo ông giật mình nhìn thấy trên bụi tre bị bão quật nằm rạp xuống bám đầy bùn đất sau cơn lũ có hình hài một con người. Nói đúng hơn đó là một đứa trẻ, quần áo nhuốm màu bùn, tay cố ôm lấy thân cây. Xứ này đâu lạ gì cảnh sau mỗi trận bão lũ lại thấy đồ đạc nhà mình trôi đi, đồ đạc nhà người ta trôi đến. Khi thì xoong nồi, khi thì cây cối, gà, vịt, khi thì quần áo, búp bê, cặp sách. Nói chung đủ cả, lẫn lộn trong bùn đất chẳng còn dùng được. Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn.

Sau lũ, nguồn nước cũng ô nhiễm nặng. Những gáo nước đục ngầu không thể gột rửa hết bùn đất trên cơ thể đứa bé tội nghiệp. Ngay cả sau này cũng vậy, dù ông Vại và vợ chồng đứa con trai có yêu thương ra sao cũng không thể nào xóa đi ký ức đau buồn trong nó. Ông từng dắt thằng nhỏ ngược dòng cơn lũ tìm về nhà. Nhưng về đến nơi chỉ thấy cảnh tượng tan hoang. Người ta nói người thân thằng nhỏ đã trôi theo cơn lũ, không về. Kể từ đó thằng nhỏ trở thành con cháu trong nhà. Người làng nói chắc ông trời thương vợ chồng chị Thảo lấy nhau chục năm vẫn chưa có con nên cơn lũ đã đưa thằng nhỏ dừng lại nơi này. Từ khi có nó nhà cửa tự nhiên cứ ấm dần lên. Dù sau lũ, dựng tạm cái lều, ba con người co cụm lại bên mâm cơm đạm bạc và giấc ngủ tứ bề gió thổi. Chồng Thảo đi xuất khẩu lao động đã được gần hai năm. Ở xa, quặn lòng thương quê nhà mưa lũ. Nên Vĩnh nói số tiền anh tiết kiệm được sẽ gửi về xây một căn nhà tử tế, nền cao, móng chắc để những mùa bão sau bớt đi phần thấp thỏm, âu lo. “Hơn nữa, không thể để cho thằng nhỏ sống tạm bợ thế được. Sẽ chỉ càng khiến nó nghĩ về mất mát”. Thế là một ngôi nhà nhỏ được xây lên. Thỉnh thoảng ông Vại ới thằng nhỏ xách hộ cái xô, giữ giùm cái thang, trông giùm mấy mẻ cá đang phơi ngoài sân sợ con mèo ăn mất. Sợ nó ngồi không hay nghĩ ngợi vẩn vơ, lúc giải lao ông thường đạp xe đèo nó đi chơi làng trên xóm dưới. Mấy đứa nhỏ hàng xóm chạy sang kéo thằng Lụm chạy mất tiêu sau rặng cúc tần. Trời tối nhá nhem thằng Lụm trở về với bộ dạng lấm lem, miệng cười hở hàm răng sún chưa thay hết. Thảo vờ mắng nó vài câu chứ bụng dạ thì mừng vui quá chừng. Ít ra cũng thấy Lụm bắt đầu cười trở lại. Nửa đêm cũng ít dần những cơn ác mộng khiến thằng nhỏ bật dậy mếu máo gọi “mẹ ơi”. Nó cũng thôi bám chặt vào cột nhà mỗi khi thấy ngoài trời nổi gió.

[..] Cảnh tát cá đồng mới đông vui làm sao. Bà con ai cũng ghé chọn vài con cá to mua về để ăn Tết. Cá đồng ăn cỏ, nước sạch chảy lưu thông nên thơm thịt ai cũng thích. Lụm bận bịu với chiếc giỏ đựng đầy tôm tép của mình. Cô Thảo nói Lụm bán được bao nhiêu tiền đều được giữ lại để đi chợ Tết. Thằng nhỏ sướng rơn lội cả ngày dưới đồng, bùn bết từ đỉnh đầu xuống chân, chỉ hàm răng trắng thỉnh thoảng thích chí cười khanh khách. Tối về cô Thảo đun sẵn nồi nước lá, lôi Lụm ra kì cọ. Tay Thảo dừng lại bên chiếc bớt đỏ trên vai thằng nhỏ, khẽ cười bảo:

- Con nhìn xem, hoa đào ngoài vườn chưa kịp nở mà hoa đào trên vai con đã nở hoa rồi.

- Hồi trước mẹ con hay nói ai có chiếc bớt đỏ như hoa sau này nhất định sẽ hạnh phúc. Có thật vậy không cô?

- Đúng thế. Cô cũng tin sau này Lụm nhất định sẽ trở thành một chàng trai tươi vui, hạnh phúc. Bởi con mang cả mùa xuân đang nở thắm trên vai.

Lụm nhắm mắt, ngửa cổ cảm nhận sự ấm áp của từng gáo nước lá dội xuống người mình và những cánh hoa đào chầm chậm nở trên vai...

(Vũ Thị Huyền Trang)

1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi (từ câu 1 đến câu 8) (2,0 điểm)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A. Miêu tả

B. Nghị luận

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất

C. Ngôi thứ hai

B. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Truyện được kể theo trình tự nào?

A. Trình tự thời gian

C. Trình tự tương phản, đối lập

B. Trình tự không gian

D. Trình tự không gian kết hợp thời gian

Câu 4. Ông Vại nhặt được Lụm trong hoàn cảnh nào?

A. Ông đi bắt cá và thấy Lụm bên bờ suối

B. Ông đi rừng và thấy Lụm ở bìa rừng

C. Ông vừa trở về sau cơn lũ và thấy Lụm lẫn trong đống đổ nát

D. Ông đi ra đồng và thấy lụm bên bờ ruộng

Câu 5. Câu “Có thật vậy không cô?” trong đoạn trích dùng để làm gì?

A. Dùng để hỏi

B. Dùng để cầu khiến

C. Dùng để bộc lộc cảm xúc

D. Dùng để bày tỏ quan điểm

Câu 6. Câu “Nhưng chưa bao giờ ông nghĩ thứ trôi đến sau cơn lũ lại là một thằng bé sáu tuổi, người ngợm đặc như một khối bùn” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nhân hoá

C. Hoán dụ

B. Điệp ngữ

D. So sánh

Câu 7. Ông Vại và cô Thảo đối xử với Lụm như thế nào?

A. Xa lánh, ghét bỏ

B. Ân cần, chu đáo, yêu thương như con cháu trong nhà

C. Hắt hủi, lạnh nhạt

D. Thờ ơ, vô cảm

Câu 8. Từ khi có Lụm về ở cùng, không khí gia đình ông Lụm như thế nào?

A. Ấm cúng hẳn lên

C. Càng trở nên lục đục

B. Buồn bã hơn

D. Bí bách, khó chịu

2. Trả lời câu hỏi (4,0 điểm)

Câu 9. Thông điệp sâu sắc nhất mà văn bản gửi tới bạn đọc là gì? (1,5 điểm)

Câu 10. Viết đoạn văn (khoảng từ 8 – 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống? (2,5 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (4,0 điểm)

Phân tích đoạn trích truyện “Hoa đào nở trên vai” của tác giả Vũ Thị Huyền Trang (Đoạn trích ở phần đọc – hiểu)?

*Chú thích:

1. Tác giả: Vũ Thị Huyền Trang sinh năm 1987, tốt nghiệp Khóa 9 Khoa Viết văn và Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Hội viên Hội VHNT tỉnh Phú Thọ.

- Vũ Thị Huyền Trang là tác giả của 14 đầu sách văn học đã xuất bản, sở hữu một bộ sưu tập khá lớn các giải thưởng lớn nhỏ trong các cuộc thi sáng tác văn xuôi, truyện ngắn. Các sáng tác chủ yếu viết về đề tài gia đình và người phụ nữ. Ở chị luôn có sự yêu thương day dứt cho những số phận, những bi kịch của con người nhất là người phụ nữ và trẻ em.

2. Truyện “Hoa đào nở trên vai”: là câu chuyện cảm động, giàu giá trị nhân văn, để lại trong tâm hồn bạn đọc những ấn tượng tốt đẹp về tình cảm của con người sau mùa lũ. Đọc truyện, chắc hắn trong trái tim ta cảm thấy vô cùng ấm áp bởi tình cảm của bố con ông Vại dành cho Lụm - cậu bé bị trôi dạt theo dòng nước lũ may mắn được ông Vại cứu sống và cưu mang.

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Đọc

hiểu

1

C. Tự sự

0.25

2

B. Ngôi thứ ba

0.25

3

A. Trình tự thời gian

0.25

4

C. Ông vừa trở về sau cơn lũ và thấy Lụm lẫn trong đống đổ nát

0.25

5

A. Dùng để hỏi

0.25

6

D. So sánh

0.25

7

B.Ân cần, chu đáo, yêu thương như con cháu trong nhà

0.25

8

B. Ấm cúng hẳn lên

9

Thông điệp sâu sắc nhất mà văn bản gửi tới bạn đọc:

- “Hoa đào nở trên vai” của Vũ Thị Huyền Trang gửi đến bạn đọc thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, sự ấm áp trong cách ứng xử giữa con người với con người trong những cảnh huống ngặt nghèo của cuộc sống. Đó là đạo lý “Thương người như thể thương thân” xuyên suốt chảy trong huyết quản bao đời nay của nhân dân ta.

1,5

10

Đoạn văn từ 8 – 10 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình yêu thương trong cuộc sống.

1. Yêu cầu hình thức: Viết đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu quy định, không sai lỗi chính tả và diễn đạt.

2. Yêu cầu nội dung:

- Giải thích: Tình yêu thương là đồng cảm và sẻ chia xuất phát từ trái tim, tấm lòng, tình cảm. Đó là lòng nhân ái, vị tha, đức hi sinh, sẵn sàng cho đi một cách tự nguyện.

- Bàn luận: Tình yêu thương trong cuộc sống có vai trò là:

+ Tình yêu thương xoa dịu những nỗi đau, làm vơi đi bớt khó khăn, nhọc nhằn trong đời sống của mỗi con người

+ Tình yêu thương có sức mạnh cảm hoá, khiến cho con người ngày càng trở nên hướng thiện, tốt đẹp hơn.

+ Tình yêu thương con người giúp gắn kết người với người. Là nền tảng là cơ sở để xây dựng xã hội nhân văn tiến bộ

(HS lấy dẫn chứng phù hợp).

- Mở rộng phê phán:

Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và giúp đỡ người khác…

- Bài học nhận thức và hành động. + Nhận thức được ý nghĩa của tình yêu thương + Biết mở rộng tấm lòng, lan toả những điều tốt đẹp tới mọi người xung quanh

2,5

0,25

0.25

1,0

0,5

0,5

Phần

Viết

a.Yêu cầu về hình thức:

- Bài viết có bố cục rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, văn phong trong sáng, có cảm xúc, đảm bảo đúng thể loại phân tích tác phẩm văn học.

b. Yêu cầu nội dung: HS có nhiều cách cảm nhận, phân tích tuy nhiên phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một số gợi ý:

- Lần lượt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong đoạn trích.

LĐ 1: Tóm tắt ngắn gọn tác phẩm

LĐ 2: Nêu chủ đề của tác phẩm “Hoa đào nở trên vai” của Vũ Thị Huyền Trang là câu chuyện cảm động, ấm áp, nhiều yêu thương, giàu giá trị nhân văn để lại trong tâm hồn người đọc những ấn tượng tốt đẹp về tình cảm ấm nồng của con người sau mùa lũ.

LĐ 3: Nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

* Nhân vật cậu bé Lụm

- Câu chuyện “Hoa đào nở trên vai” của Vũ Thị Huyền Trang còn giúp cho người đọc cảm thấu hơn hoàn cảnh bất hạnh của cậu bé Lụm và thương yêu em nhiều hơn.

+ Em mất cả cha và mẹ sau cơn lũ càn quét nên trong ánh mắt em luôn chứa chất nỗi đau buồn:

+ Dù còn nhỏ nhưng Lụm là đứa bé nhạy cảm, thông minh, có đời sống nội tâm vô cùng phong phú. Lụm cảm thấu được tình yêu thương mà ông Vại và cô Thảo dành cho em

=> Hoàn cảnh mất cha mẹ sau bão lũ không phải chỉ có mình Lụm chịu đựng, đó là nỗi đau của nhiều đứa trẻ khi đối mặt với lũ quét trên quê hương mình nhưng em rất may mắn được sống trong tình yêu thương của gia đình ông Vại.

* Tình cảm ông Vại dành cho Lụm - Đứa trẻ tội nghiệp:

+ Ông Vại nhìn thấy Lụm khi đang bới trong đống đổ nát tìm nồi niêu, xoong. Nhìn đứa trẻ đáng thương, ông Vại mủi lòng, đưa nó về nhà.

+ Ông Vại đã yêu thương Lụm bằng tình yêu của một người ông đối với cháu. Bởi ông thấu hiểu hơn ai hết cảnh một đứa bé bị mất cả cha và mẹ trong bão lũ thì luôn có cảm giác đau đớn, cô đơn đến dường nào

+ Ông Vại dành nhiều thời gian ở bên Lụm, yêu thương, an ủi, động viên nó để nó nguôi ngoai nỗi nhớ cha mẹ, người thân.

=> Ông Vại là người ông giàu lòng trắc ẩn, giàu tình yêu thương, biết cảm thông, sẻ chia với những mảnh đời bất hạnh. Ông nhân hậu, đáng kính, đáng trọng biết bao.

* Tình cảm vợ chồng chị Thảo dành cho Lụm

+ Thương Lụm như con đẻ:

- Đi làm xa nhưng muốn xây nhà cho Lụm ở cho Lụm khỏi sợ mỗi bão về

- Luôn hỏi han, quan tâm đến Lụm

+Thảo thương Lụm theo cách riêng của mình:

- Đun nước cho Lụm đi chơi về tắm

- Có những lời mắng yêu với Lụm

- Động viên Lụm, quan tâm đến Lụm

“Cô cũng tin sau này Lụm nhất định sẽ trở thành một chàng trai tươi vui, hạnh phúc. Bởi con mang cả mùa xuân đang nở thắm trên vai”.

=> Câu chuyện ánh lên tình người nồng hậu với một cậu bé mồ côi.

- Những đặc sắc nghệ thuật khác:

- Câu chuyện tạo dựng được tình huống độc đáo: Tình huống ông Vại “nhặt” được Lụm sau cơn lũ

- Lối kể chuyện giản dị, chân chất, mộc mạc, ngôn ngữ trong sáng, hình ảnh rất đời thường

- Bên cạnh đó, cách đặt nhan đề của tác giả rất thú vị, gợi nhiều ý nghĩa sâu xa: “Hoa đào nở trên vai”. Hoa đào – chiếc bớt đỏ như hoa trên vai của Lụm sẽ đem lại nhiều may mắn, hạnh phúc. Mùa xuân tươi đẹp, tương lai tươi sáng chắc chắn sẽ đến với Lụm, bởi em có được một gia đình mới sau lũ giàu tình yêu thương.

- Khẳng định lại vấn đề và bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý nghĩa đoạn trích.

0.5

3.0

0,5

0,5

2,0

0,5

0.5

0.5

0.5

c- Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

- Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, sáng tạo.

0.5

4. Đề thi văn 8 Kết nối tri thức HK 2 - đề 3

Xem trong file tải về.

5. Đề thi văn 8 Kết nối tri thức HK 2 - đề 4

Xem trong file tải về.

6. Đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 KNTT - đề 5

Xem trong file tải về.

.........................

Mời các bạn sử dụng file tải về để xem toàn bộ 14 mẫu đề thi học kì 2 Ngữ văn 8 sách mới KNTT.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Lớp 8 của HoaTieu.vn.

Đánh giá bài viết
6 10.586
0 Bình luận
Sắp xếp theo
    Trải nghiệm Hoatieu.vn không quảng cáotải toàn bộ tài liệu trên Hoatieu.vn với tốc độ cao. Tìm hiểu thêm
    Hoặc không cần đăng nhập và tải nhanh tài liệu 14 Đề thi học kì 2 Văn 8 Kết nối tri thức có đáp án